Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phải chăng LS Nguyễn Văn Đài gieo nhân nào gặt quả ấy

Phải chăng LS Nguyễn Văn Đài gieo nhân nào gặt quả ấy
Sự việc Tuần lễ vận động trả tự do cho Nguyễn Văn Đài thất bại thê thảm, không một chính khách Mỹ, phương Tây có ảnh hưởng nào chịu lên tiếng, dù đã được vận động trực tiếp. Ngay đến cuộc ký tên ảo vào cái Kiến nghị vô thưởng vô phạt tạo dư luận ủng hộ Nguyễn Văn Đài cũng chỉ được chưa đầy 2200 người dù bậu xậu già trẻ lớn bé Việt tân đến thân hữu đều nài nỉ hết sức mình.
4528707 Có nội gián trogn Hội anh em dân chủ, Danchuonline

Hiếm có một “nhà đấu tranh dân chủ” nào bị chính “chiến hữu” và dư luận lề trái quay lưng, dửng dưng như với Nguyễn Văn Đài.

Hầu hết, bất cứ ai trong những ngày mới bị bắt đều được lên tiếng, phản ứng nọ kia rầm rộ không chỉ từ báo chí, tổ chức nhân quyền và chính khách Mỹ, phương Tây như chỉ dấu thể hiện sự đoàn kết, chia sẻ, yểm trợ với nhau trong một phe cánh, thế lực cùng chí hướng.

Nguyên nhân nào dẫn đến như “khốn nạn” này theo như lời than thở của ông Nguyễn Trung Tôn sau một tuần mất ăn mất ngủ cho tuần lễ vận động trả tự do cho Nguyễn Văn Đài.

Là người ngoài nên khó có thể lý giải được. Nhưng tôi còn nhớ đến một trong những nạn nhân “đáng thương” của ông Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thị Phương Anh từng được những fanpage như Đồng hành cùng No-U lên án trong rất nhiều bài, kiểu như bình luận “HAEDC ruồng rẫy người bị nạn”. Sự việc được chủ fanpage này mô tả, Nguyễn Văn Đài kiên quyết không hỗ trợ cho Lê Thị Phương Anh sau khi biết Phương Anh vô tù đã khai tuốt tuồn tuột về Đài và đồng bọn chỉ vì muốn sớm được ra tù về với đàn con, bất chấp Lê Anh Hùng, chồng của Lê Thị Phương Anh phải than thở, những kẻ này đối xử bất nhẫn với vợ con mình. Thậm chí có thành viên HAEDC vì bất mãn với hành xử này của Nguyễn Văn Đài đã tuyên bố rút ra khỏi tổ chức.

Lê Thị Phương Anh tuyệt vọngVợ chồng Phương Anh Lê Anh HÙng ly hôn bỏ con

Đây có thể là nguyên nhân chính khiến Lê Thị Phương Anh ra tù với bộ mặt u sầu, mấy hôm sau khi ra tù bị stress đến mức muốn tự tử, bỏ nhà ra đi, sớm sau đó là ly hôn với Lê Anh Hùng – hiện vẫn đang là thành viên Hội Anh em dân chủ! Với mức cạn tàu ráo máng, tệ bạc với một người mẹ ba con nhỏ cùng quẫn như thế đủ biết Nguyễn Văn Đài thuộc loại sát thủ máu lạnh đến cỡ nào!

Từ đó đến nay, không ai còn nghe tin, đưa tin hay quan tâm gì đến sự sống chết của Lê Thị Phương Anh và đàn con thơ của cô này, cho dù Lê Anh Hùng vẫn là “nhà đấu tranh dân chủ” nhiệt huyết!
Phật đã dạy, đời có nhân có quả, nay hẳn Nguyễn Văn Đài đã thấu rằng, đời có vay có trả!
GĐTQT

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Đừng đánh đồng hậu hiện đại với tuyên truyền dân chủ


Inrasara là một nhà thơ, nhà phê bình người Chăm hiếm hoi trong nền văn học Việt Nam, một người luôn tỏ ra cấp tiến và cách tân. Nhưng mới đây, khi Inrasara đăng một bài “Rốt cùng, phê bình văn học làm gì?”, tôi thấy thật sự thất vọng về Inrasara. Với tư cách một nhà phê bình, có nghĩa là một người đọc cao cấp, có chuẩn mực, có lý luận thì “nói phải có sách, mách phải có chứng”, nhưng Inrasara đã viết những điều theo một kiểu chém gió vô trách nhiệm, không có căn cứ. Đã thế, đến cuối bài viết, Inrasara lại còn lồng ghép một chủ nghĩa mới trong nghệ thuật với lý thuyết dân chủ. Tôi cho rằng, với tư cách của một người cầm bút, bẻ cong nghệ thuật theo hướng tuyên truyền chính trị, thật sự khiến người đọc thất vọng. (Xem tại đây: http://vandoanviet.blogspot.com/2015/12/rot-cung-phe-binh-van-hoc-lam-gi.html )
 
Ở đoạn đầu, Inrasara đưa ra nhiều lập luận về chức năng của phê bình. Trước tiên, ông phủ nhận vai trò của phê bình như tri âm của tác giả. Coi phê bình như tri âm của tác giả là một quan niệm truyền thống về phê bình. Một nhà phê bình, nếu không phải để phân tích các khía cạnh của tác phẩm, đưa ra các thẩm định về tác phẩm một cách đúng đắn, thì đó quả thực là một nhà phê bình tồi. Đó là chuyện hiển nhiên. Và cho dù nhà văn ( theo như mô tả của Inrasara về thái độ khinh miệt của Nguyễn Tuân về nhà phê bình ) có không coi trọng vai trò của nhà phê bình, không cần một người bạn tri âm, thì vấn đề “tri âm” cái tấc lòng bên trong của nhà văn, nhà thơ, vẫn là nhiệm vụ không thể chối bỏ của phê bình. Ấy vậy mà Inrasara lại gạt phắt nhiệm vụ này.
 
“Thế nhưng, giải thích tác phẩm chỉ là một trong vài chức năng của phê bình. Mà giải thích kia cũng không cần phải trúng ý tác giả nữa. Trước tác phẩm, mỗi độc giả đọc, thả hồn mơ màng, hiểu và giải thích theo cách của mình. Cách đọc của nhà phê bình chuyên nghiệp hơn, nhưng dẫu sao họ cũng đọc theo cách riêng của họ. Họ viết cách hiểu đó ra, kẻ sáng tác thấy sai/ lệch ý mình, và… ghét!”
 
Thật là một lối bao biện! Không cần hiểu đúng tác phẩm mà vẫn được gọi là nhà phê bình? Nếu không thể hiểu đúng tác phẩm thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Mở rộng cách hiểu về một tác phẩm, không có nghĩa là được quyền hiểu sai về tác phẩm ấy. Đừng nhầm lẫn, cũng đừng đánh đồng về điều này. Quan niệm về phê bình của Inrasara là mở đường cho một lớp nhà phê bình không có khả năng thẩm định nhạy cảm, chỉ biết chém gió theo cảm tính và phơi bày cái tôi.
 
Ở phần sau, Inrasara đưa ra ba xu hướng phê bình. Tôi đồng ý với hai xu hướng đầu tiên mà Inrasara đưa ra là thủ kho và tìm tòi cái mới. Nhưng xu hướng thứ ba mà Inrasara đưa ra, tôi không thể gọi đó là phê bình: tinh thần khai phóng: “Cuối cùng là xu hướng phê bình mang tính khai phóng. Ở đây nhà phê bình đồng thời là một nhà tư tưởng”. Tôi không hiểu giữa phê bình và khai phóng có gì liên quan đến nhau. Có phải ông muốn nói: nhà phê bình sẽ khai sáng cho người đọc, chỉ con đường cho người đọc đến với tự do như một đấng cứu độ. Thật nực cười! Sao ông không nói thẳng ra, ông muốn phê bình làm nhiệm vụ định hướng chính trị, hướng mọi tác phẩm đến cái lý tưởng dân chủ mà các ông vẫn đắm đuối. Nếu muốn làm vậy, tôi khuyên ông nên làm phê bình chính trị, đừng làm phê bình nghệ thuật. Vì nếu ông muốn làm phê bình nghệ thuật thì xin ông hãy chỉ ra tính khai phóng trong bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến hay bức tượng Venus ở Milo. Có lẽ, với tinh thần khai phóng, không có tính chất khai phóng trong đó, ông cũng biến nó thành khai phóng.
 
Nực cười hơn, Inrasara gắn chủ nghĩa hậu hiện đại với dân chủ và khai phóng. Trong khi ấy, chủ nghĩa hậu hiện đại không đề cập một chữ nào đến dân chủ và khai phóng. Dân chủ và khai phóng là sản phẩm của thế kỷ 18,19 và đầu 20, của văn học Hiện đại. Văn học Hiện đại với các tác phẩm như “Chàng si ngây”, “Những người khốn khổ”, “Ruồi trâu”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Sông Đông êm đềm”… mới là thời của dân chủ và khai phóng. Hậu hiện đại tập trung vào tính cá nhân. Các cá nhân không tìm phán xét bên ngoài nữa, mà đi sâu vào bên trong của chính mình, vượt thoát khỏi mọi lề luật, ràng buộc và công thức. Hậu hiện đại là một thứ văn chương phi chính trị, phi hàn lâm, chứ không phải là đại diện cho khai phóng và dân chủ như Inrasara đã viết:
 
“Thời đại hậu hiện đại trong xu thể dân chủ hóa toàn cầu, phê bình văn học mang ở tự thân khả tính khai phóng. Nhà phê bình chỉ chú tâm đến tác giả – tác phẩm ca ngợi tinh thần tự do của con người, tập trung vào bộ phận tác giả dám đạp đổ mọi rào cản bất kì làm trở ngại tinh thần đó; nhà phê bình quyết loại bỏ mọi tác phẩm yếu đuối, bạc nhược nô lệ hóa con người. Cái thước đo lường là tác phẩm liên quan đến đời sống, chứ không phải văn chương [thuần túy]. Là tác phẩm họ tác động đến sự khai phóng tinh thần con người, chứ không phải họ “cách tân” đến đâu; là thế đứng, tư cách của nhà văn đối với đời sống, chứ không phải sự nghiệp văn chương họ lớn ra sao. Mà là họ viết và sống thế nào.”
Gán ghép hậu hiện đại với dân chủ, chắc là Inrasara bị ảnh hưởng bởi các nhà thơ hậu hiện đại ở hải ngoại trên trang Tiền Vệ hoặc từ nhóm Mở Miệng. Đây đều là những nhà thơ, nhà văn, ứng dụng hình thức hậu hiện đại để tuyên truyền chính trị, nhưng lại làm sai lệch hết tư tưởng của Hậu hiện đại. Qua cách trích dẫn của Inrasara, có lẽ ông không phải là người đọc các tài liệu lý luận về Hậu hiện đại, cũng chưa đọc hoặc xem các tác phẩm Hậu hiện đại có giá trị trên thế giới. Tôi khuyên ông nên đọc thêm Umberto Eco, Kurt Vonnegut để biết thêm về cách viết hậu hiện đại. Nếu có đủ trình độ hơn, ông hãy đọc các tác phẩm triết học hậu hiện đại của Heidegger hoặc Focault để biết thêm tư tưởng hậu hiện đại thật sự là về cái gì, có phải là dân chủ và khai phóng hay không.
 
Bằng bài viết này, Inrasara đã đánh mất tư cách một nhà phê bình văn học của mình. Ông không làm khoa học, cũng không làm nghệ thuật, mà ông đang làm chính trị, một thứ phê bình chính trị phi khoa học, phi nghệ thuật và không đàng hoàng. Tôi nghĩ bằng bài viết này, ông đã khai tử chính sự nghiệp phê bình và nghiên cứu của mình, đồng thời cũng khiến độc giả mất niềm tin với các tác phẩm thơ văn trước đó.
 
GĐTQT

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Một “Văn Việt” ăn mày dĩ vãng

 
Văn Việt – website chính thức của Văn đoàn độc lập, sau hơn một năm hoạt động với chủ trương xây dựng một nền văn học mới, tự do hơn, mang tính Việt hơn. Nhưng sự thực, tất cả những gì “Ăn mày dĩ vãng” (Tên một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai. Nhưng tâm lý “ăn mày dĩ vãng” này, không phải là ca ngợi quá khứ, mà là sự khinh miệt quá khứ, và họ câu view từ sự khinh miệt ấy. Mới đây, biểu hiện cho tâm lý “ăn mày dĩ vãng” này chính là việc họ làm chương trình Audio, với tiểu thuyết khai trương “Hậu chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
 
Một Văn Việt ăn mày dĩ vãng, Danchuonline
 
Bản thân “Hậu chuyện kể năm 2000” đã là một thứ “ăn mày dĩ vãng”, giống tập truyện trước đó của ông có tên “Chuyện kể năm 2000”. Qua hai tập chuyện kể, ta thấy cuộc đời của Bùi Ngọc Tấn không có viễn kiến gì mới mẻ, chỉ là những lời kể lể về những quá khứ đen tối, được nhớ lại với sự thù hận. Dưới con mắt thù hận ấy, Bùi Ngọc Tấn chỉ thấy tất cả đều là kẻ thù. Cái tư thế của ông ta trong bối cảnh ấy, cũng suy thoái, cũng đớn hèn. Theo như “Hậu chuyện kể năm 2000” thì Bùi Ngọc Tấn còn tham nhũng cả cá khi còn đang Xí nghiệp đánh cá. Một người như thế, đâu có cao hơn những người khác. Vậy mà nhìn thấy trong đó, ông ta luôn tự cho mình hơn người, như một nhà văn vĩ đại bị rơi vào địa ngục! Những bạn viết của Bùi Ngọc Tấn luôn tâng ông lên hàng cây bút vĩ đại (mà không rõ là bạn viết thật lòng hay chỉ khen cho sướng nhau thôi. Ông khen tôi, tôi khen ông, đó là tình trạng thường thấy ở các nhà văn Việt Nam. Cái việc khen đó là biểu hiện của bè cánh).
 
Nhưng thôi, Bùi Ngọc Tấn đã mất. Phê phán Bùi Ngọc Tấn như vậy có phần không được tử tế cho lắm. Nhưng khai thác cơn hoảng loạn của một người đã mất là Bùi Ngọc Tấn, như Văn Việt đã và đang làm thì cũng chẳng tử tế gì hơn. Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn có tài, điều này không thể không thừa nhận. Dù cho tư tưởng có vấn đề, thì vẫn là một nhà văn có tài. Trong Văn Việt không có những cây viết như thế, và cũng không thể đào tạo dược những cây viết tài năng như thế. Thế là họ phải đảo mò từ Bùi Ngọc Tấn. Chừng nào ở Việt Nam, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn còn không được đăc, thì chừng ấy Văn Việt còn có truyện để đăng, còn có các bài ca ngợi ông Tấn, còn có dẫn chứng để miệt thị chính quyền mà cụ thể là các cơ quan an ninh (Trong “Hậu chuyện kể năm 2000”, Bùi Ngọc Tấn cho rằng công an chính là những người đã đứng sau đẩy ông vào cuộc đời đen tôi).
 
Văn đoàn độc lập, Danchuonline
Đại diện Văn đoàn độc lâp
 
Bùi Ngọc Tấn được Văn Việt dựng nên như một tượng đài, đại diện cho tinh thần bài trừ Đảng Cộng Sản, cho một ngòi bút sẵn sàng châm chích vào chính quyền mà không sợ hãi. Từ Bùi Ngọc Tấn, Văn Việt cổ vũ những thứ văn chương như vậy. Tôi e rằng, sau này, Văn Việt cũng không thoát khỏi thứ văn chương này. Từ Văn Việt sẽ ra lò một lớp những nhà văn ôn nghèo kể khổ, ít đọc sách, ít tìm tòi, chỉ biết lấy thù hận làm kim chỉ nam cho ngòi viết. Và Văn Việt sẽ trao giải cho họ, gọi họ là những nhà văn dân chủ, những nhà văn đại diện cho một cuộc Cách mạng mới trong văn học Việt Nam.
 
Nếu mà Văn Việt ngày càng phát triển như vậy thì văn học Việt Nam thật đáng buồn. Trên thực tế sẽ không có sự đổi mới nào! Lại là những định hướng và những bức tượng đài. Những cây bút mới sẽ bị gạt ra khỏi đó nếu không phù hợp với chủ trương và bức tượng đài họ dựng nên. Rốt cuộc, Văn Việt liệu có phải thúc đẩy sự phát triển của văn học Việt Nam không, hay vẫn chỉ là một Hội nhà văn thứ 2 để đối chọi lại với Hội nhà văn Việt Nam?
GĐTQT

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Mỹ và Châu Âu với cuộc chạy đua thống lĩnh hoạt động nhân quyền

“Chính phủ nào đang là nhà vô địch nhân quyền của hôm nay?” Đây là một câu hỏi được đưa ra và trả lời bởi Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Human Right Watch, trong bài giảng của ông ta tại Carnegie Council. Roth đã tóm tắt bài báo cáo Human Right Watch năm 2007 trong bài giảng này. Ông ta nói rằng Hoa Kỳ không còn thực sự ủng hộ nhân quyền mạnh mẽ như có vẻ nữa, và thế giới phải tìm một nhà vô địch nhân quyền mới.

Mỹ và Châu Âu với cuộc chạy đua thống lĩnh hoạt động nhân quyền

Ý kiến cho rằng thái độ của Hoa Kỳ đã giảm mạnh kể từ năm 2001, thậm chí trước đó, được đưa ra bởi Philippe Sands trong cuốn sách của ông ta Lawless World. Trong cuốn sách này, Sands cho rằng trật tự thế giới hậu chiến tranh, đầu tiên được Roosevelt và Churchil mô tả trong Atlantic Charter 1941, một sắc lệnh được dựa trên ba nguyên tắc (không có chiến tranh giữa các quốc gia, tôn trọng nhân phẩm, hợp tác kinh tế và xã hội), không hề được ủng hộ một cách nhiệt tình bởi Hoa Kỳ như trước đây nữa. Một người có thể đặt ra nghi vấn liệu Hoa Kỳ (và châu Âu) có thực sự bảo vệ những nguyên lý này một cách nhiệt tình như trong quá khứ nữa hay không, nhưng có vẻ khá rõ ràng rằng Sand và Roth đang đúng khi nói rằng một sự thay đổi tồi tệ đã diễn ra gần đây.

Tất nhiên, Roth cho hay, Hoa Kỳ không bôi bác tất cả nhân quyền. Nước này không thực hiện diệt chủng, và do đó nước này có thể gây áp lực lên chính quyền Sudan nhằm chấm dứt nạn diệt chủng do Darfur gây ra. Và Hoa Kỳ có thể bảo Nga tôn trọng quyền tự do truyền thông và quyền tham gia chính trị cho mọi người, bởi có tự do truyên thông và dân chủ tại Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ không thể trách cứ bất kỳ ai vi phạm tra tấn tù nhân, hay bắt giam mà không xét xử, bởi vì Hoa Kỳ thực hiện các hành vi tra tấn và bắt giam công dân mà không cần xét xử.

Hoa Kỳ tiếp tục tự chỉ ra các sai phạm về nhân quyền của các chính quyền khác và của chính nó. Gần đây Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo với hàng loạt các cáo buộc. Khi Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trình bày bản báo cáo này, bà ta nói với báo chí rằng:

Chúng tôi không xuất bản các bản báo cáo này bởi vì chúng tôi cho rằng chúng tôi hoàn hảo, nhưng chưa hoàn toàn bởi vì chúng tôi biết chúng tôi thực sự chưa hoàn hảo, cũng như mọi con người và các nổ lực mà họ thực hiện. Hệ thống dân chủ cai trị của chúng ta có thể đáng tin, nhưng nó không phải là không có lỗi. Tuy nhiên, chúng ta được dẫn lối bởi những lý tưởng trường tồn: những quyền không thể xâm phạm của toàn bộ nhân loại và nền tảng dân chủ cho tất cả mọi người và tất cả các chính phủ phải tiếp tục cố gắng. Và điều này bao gồm cả Hoa Kỳ của chúng ta.

Tuy vậy, ngoài việc công bố các báo cáo, Hoa Kỳ chẳng làm gì mấy để khuếch trương nhân quyền. Ngược lại, nhân quyền với Mỹ chỉ là một chiêu bài để tận dụng mà thôi. Mỹ không thực sự mong muốn có nhân quyền, ngay cả ở trên chính đất nước của mình chứ đừng nói đến các nước khác. Ví dụ cụ thể là Mỹ cũng là một nước đã từng từ chối gia nhập Hội đồng Nhân quyền Quốc tế vào năm 2006, và chỉ mới tham gia các nhiệm kỳ 2009-2012 và 2012-2015.

Năm 2007, các nước Liên minh EU đã thống nhất là giữ vị trí đầu trong các hoạt động Nhân quyền. Nói là làm, các ngân sách đầu tư ở rất nhiều các quốc gia EU như Pháp, Anh, Thụy Điển…v…v… đều dành một khoản không nhỏ cho các hoạt động Nhân quyền. Tuy nhiên, các nguồn quỹ này cũng không làm được gì nhiều hơn các bản báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền, và những bài viết lên án trên truyền thông.

Nhân quyền đến giờ vẫn là một khái niệm để viện dẫn, nhưng chưa nơi nào trên thế giới thực sự tôn trọng nhân quyền và thật sự mang đến cho người dân các quyền tự nhiên mà bản tuyên ngôn nhân quyền đề cập đến. Ngay tại Mỹ, cảnh sát vẫn bắn người vô tội vạ và Châu Âu sẵn sàng thúc đẩy chiến tranh ở Ukraina hay Trung Đông chỉ để bảo vệ tín ngưỡng Kito của chính mình.

Đây thực sự là một điều đáng buồn, khi các hội nhóm đối lập ở Việt Nam tổ chức đón chào ngày Quốc tế Nhân quyền một cách hình thức, học theo lối làm việc của Mỹ và EU. Vậy mà bao ngân quỹ đổ vào đó, như một hình thức rải ngân để xây dựng bè cánh. Nhân quyền, giờ đây đang biểu hiện tất cả những khía cạnh tiêu cực của nó.
GĐTQT

Kiến nghị Đại hội Đảng hay giãi bày góc nhìn chủ quan?

Đại hội XII đang ngày một tới gần, và ngày càng có nhiều văn bản góp ý Đại hội Đảng đăng trên các trang lề trái như Bauxite Việt Nam hay Dân quyền. Tôi chọn đọc một bài trên trang Dân quyền – website của Diễn đàn Xã hội Dân sự với hi vọng sẽ tìm được những góp ý có giá trị. Trên trang Dân quyền, tôi đọc được bài Kiến nghị của ông Hà Tuấn Trung. Qua giới thiệu, tôi được biết đây là một Đảng viên kỳ cựu lâu năm, hiện đang sống ở trung tâm Hà Nội.
 
Kiến nghị Đại hội Đảng hãy giãi bày ý kiến chủ quan, Danchuonline
Ông Hà Tuấn Trung – nguyên Ủy viên Ủy ban KTTƯ
 
Bản kiến nghị của ông Hà Tuấn Trung tập trung vào mấy điểm sau:
 
1. Ông Trung Việt Nam cho rằng nước ta đang trên đà suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
2. Tất cả sự suy thoái ấy là do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang giữ vai trò chủ chốt và vẫn tôn vinh học thuyết Mác Lênin. Thậm chí, học thuyết Mác Lênin còn là bước cản trong phát triển ở thời bình.
3. Dư luận nhân dân cho rằng chất lượng Đảng viên đang xuống cấp
4. Đảng sử dụng các biện pháp phi dân chủ để trấn áp các tiếng nói phản biện
5. Ông Trung phân tích khái niệm “Thời kỳ Xã hội chủ nghĩa quá độ lên Chủ nghĩa Cộng Sản” là “sai lầm và ảo tưởng”, gây cản trở cho quá trình phát triển và xây dựng đất nước, vì thế cần phải bãi bỏ cụm khái niệm này.
 
Tôi rất trân trọng tâm huyết của ông Hà Tuấn Trung. Nhưng tôi cho rằng những điều ông viết chỉ đang thể hiện cái nhìn chủ quan của ông. Tôi hoàn toàn có thể thông cảm với sự sốt ruột của ông sau khi ông nêu ra các thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay. Nhưng thực trạng mà ông nhìn thấy ấy là những gì được phơi bày trên mặt báo. Mà báo chí thời kinh tế thị trường thì buộc phải đưa các tin tức tiêu cực mới có thể câu view. Đây là thực trạng không chỉ diễn ra ở báo chí ở Việt Nam mà ngay cả báo chí Mỹ cũng khó có thể tránh khỏi. Báo chí không tìm được lượng người đọc nếu đưa ra những ngợi khen đối với các chủ trương và chính sách đúng đắn. Tôi cho rằng, ông Trung, và rất nhiều những ông bà khác đang nhiệt tình góp ý với những lời chê trách, đã đọc quá nhiều RFA, BBC Việt Ngữ, VOA – những trang web sinh sống bằng việc bôi xấu chính quyền Việt Nam đương thời. Từ cách tiếp cận thông tin sai lệch ấy, ông Trung đã đưa ra những góc nhìn lệch lạc. Việt Nam có thật sự đang trên đà suy thoái hay không? Hay thực ra đang ở trong quá trình hội nhập và giao thoa, khiến cho nhiều giá trị cũ bị méo mó trong quá trình thích ứng với thời đại mới, môi trường mới. Nhưng sự méo mó đó sẽ không duy trì mãi, sẽ đến lúc những giá trị mới được hình thành.
 
Từ việc chọn cách nhìn nhận sai lầm ấy, ông Hà Tuấn Trung đã đưa ra những suy luận lệch lạc. Ông cho rằng học thuyết Mác Lênin là bước cản phát triển. Trên thực tế, không học thuyết nào là bước cản phát triển. Sự phát triển của một quốc gia phải đến từ bàn tay và khối óc của từng công dân trong quốc gia ấy. Sự lười biếng, ăn sẵn, chờ thời mới thực sự là bước cản, và người ta rất dễ lấp liếm tất cả những điều ấy bằng việc đổ lỗi cho một học thuyết nào đó. Cho nên, thay vì đổ lỗi cho Đảng và chính quyền, tại sao ông không tự dằn vặt mình rằng: Đáng lẽ ông và những người ở thế hệ của ông phải cố gắng hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa… Khái niệm “Chủ nghĩa xã hội quá độ lên Chủ nghĩa Cộng sản” không phải là một điều sai lầm và ảo tưởng. Qúa độ, chính là giai đoạn chuyển giao, hội nhập và giao thoa mà tôi có đề cập ở trên. Chối bỏ sự quá độ này, chính là chối bỏ sự phát triển.
Còn về việc chất lượng Đảng viên xuống cấp. Tôi muốn hỏi ông rằng, ông nhắc đến “Dư luận nhân dân cho rằng…”, vậy đó là dư luận nào, nhân dân nào? Với một bản góp ý một vấn đề quan trọng như Đại hội Đảng, ông cần có những dẫn chứng cụ thể hơn. Hay là bởi vì Dư luận nhân dân ông nhắc tới chính là những hội nhóm chống chính quyền luôn âm mưu lật đổ, bất chấp đúng sai, họa phúc? Bản thân ông là một Đảng viên, ông nói rằng chất lượng Đảng viên dang xuống cấp, mà không một chút xấu hổ. Liệu ông có thấy chính bản thân mình đang xuống cấp. Hay việc chê bai các Đảng viên khác, nhất là các Đảng viên mới, khiến ông khác biệt và ở tư thế cao hơn tất cả, được quyền phán xét, được quyền góp ý?
 
Ông cho rằng Đảng sử dụng những biện pháp “phi dân chủ” để trấn áp tiếng nói phản biện. Xin mời ông lên báo chí chính thống, lên các tờ báo mạng được nhà nước cho phép hoạt động, lên mạng xã hội facebook… Ông sẽ thấy tràn lan các tiếng nói phản biện, bất kể hay dở. Thứ mà ông nói là “trấn áp tiếng nói phản biện”, thực chất là các hoạt động ngăn ngừa bạo loạn từ phía các phe cực đoan, chống đối luôn sẵn thù ghét với chính quyền. Nếu ông tìm hiểu kỹ hơn về họ, ông sẽ thấy rằng họ là những phe nhóm, tổ chức nhận tiền của nước ngoài, mà chủ yếu là Mỹ, đang tập hợp lực lượng từng ngày, chờ đợi hình thành các cuộc biểu tình lớn như Mùa Xuân Ả Rập hay Cách mạng Cam. Họ không thích Việt Nam bình yên và phát triển, họ muốn bạo loạn và lật đổ, và dân chủ theo kiểu Mỹ.
 
Tôi nghĩ ông Trung đã ra rồi, không còn có thể bắt kịp với những gì đang diễn ra, cảm thấy mình bị gạt ra ngoài lề xã hội. Đây là tâm lý dễ hiểu của những người một thời là cán bộ nhà nước phải về hưu. Góp ý kiến nghị là một cách để ông cảm thấy mình còn có ích, nhưng đó chỉ là một mặc cảm bệnh lý người già. Với nhiệt huyết của ông, nếu ông còn muốn nhập cuộc, tôi mong ông hãy tìm hiểu kỹ hơn, khảo sát kỹ hơn, đừng áp đặt cách hiểu của mình, định kiến của mình và hi vọng của mình lên xã hội, bởi đó cũng là một biểu hiện của sự độc đoán

GĐTQT

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Giáo hoàng Phanxico – vị Giáo Hoàng quỹ dữ vì nhân quyền

Giáo hoàng Phanxico – vị Giáo Hoàng quỹ dữ vì nhân quyền
Trong đợt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Mỹ, cùng lúc ấy giáo hoàng Phanxicô cũng tới thăm, và thu hút hết dư luận mà ông Tập mong đợi. Phanxicô là môt trong số những vị giáo hoàng nhiệt tình với các hoạt động Nhân quyền nhất trong giáo hội Kito giáo. Nếu lên google search về vị giáo hoàng này sẽ thấy ông ta nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo chí Hoa Kỳ. Nhưng ít ai biết rằng, Phanxicô đươc tiên tri là vị giáo hoàng quỷ dữ cuối cùng của Vatican.
 
Một thuật ngữ để gọi những người như giáo hoàng Phanxicô, đó là “Ngôn sứ giả”:
 
“Trong Sách Khải Huyền, Ngôn Sứ Giả được nhắc đến như là Con Thú từ mặt đất “giống như con chiên”, kẻ đứng đầu giáo hội lầm lạc. Ngôn Sứ Giả “lừa gạt những người sống trên mặt đất”. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng Ngôn Sứ Giả sẽ là kẻ lừa gạt khủng khiếp nhất từng sống trên mặt đất, nói ngắn gọn là con sói đội lốt chiên, đóng giả dạng một cách hoàn hảo vai trò không phải là của hắn. Bằng cách này hắn sẽ dẫn đưa nhiều tín hữu vào dị giáo và cuối cùng hắn sẽ khiến cả thế giới phải tôn vinh và thờ phượng tên phản Kitô (Khải Huyền 13,12). Giáo Lý Công Giáo tuyên tín rằng: Trước khi Chúa Kitô quang lâm, thì Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng vốn sẽ làm cho đức tin của nhiều tín hữu dao động… dưới hình thức của một sự lừa gạt về tôn giáo vốn là một trong những tình trạng bội giáo.” – Tiến sĩ Thần học Kelly Bowring
 
Cũng theo lời tiên tri của thánh Malachy ở thế kỷ 12, giáo hoàng Phanxicô chính là ngôn sứ giả cuối cùng. (Đọc thêm tại đây: http://www.sudiepchuaden.com/2015/10/chung-ta-phai-hanh-xu-ra-sao-neu-giao.html?m=1 ). Cũng trong bài viết của mình, ông Bowring cho rằng Phanxicô là người của Hội Tam Điểm, đối với Vatican, Hội Tam Điểm chính là dị giáo. Hội Tam Điểm vốn là một hội kín được thành lập không phải để cứu thế giới, mà để kiểm soát và sắp xếp thế giới theo một trật tự mà những người có chức sắc cao trong hội mong muốn. Ở Việt Nam, Hội Tam Điểm chính là nhân tố chủ chốt thành lập giáo phái Cao Đài, với hi vọng dùng Cao Đài để kiểm soát tâm thức người dân Việt. Ở thời Trung Cổ, hội Tam Điểm bị xếp vào dị giáo và quỷ dữ. Từ khi nhận ngai vị giáo hoàng đến nay, Phanxicô đã có nhiều dấu hiệu đi ngược lại lời Chúa và các quy tắc của giáo hội.
 
Thứ nhất: Ông ta thay đổi lễ phục giáo hoàng của Vatican. Thay vì đeo cây thánh giá vàng với hình chúa Jesus khổ nạn, Phanxicô đã đeo cây thánh giá sắt mạ bạc và không khắc hinh chúa Jesus mà là hình một mục tử với những con chim bồ câu.( http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=437&ArticleID=54236 ) Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện cho sự tiết kiệm của giáo hoàng, nhưng đây là lối suy nghĩ sai lầm. Vì một cây thánh giá bằng vàng chẳng đáng bao nhiêu so với tài sản kếch sù mà Vatican sở hữu. Ngược lại, việc cải tiến cây thánh giá cho thấy ông ta khước từ nhận sứ mệnh từ chúa Jesus. Thêm nữa, ông không mặc quần trắng và đi giầy đỏ như các giáo hoàng khác, mà mặc quần đen và đi giầy đen như các chính khách phương Tây. (Xem tại đây: http://phaolomoi.net/Default.aspx?view_type=bai_viet&&mode=bai_viet_view&id=149 )
 
Thứ hai: Khi ông thả chim bồ câu ở Vatican như biểu tượng của hòa bình, một con chim mòng biển và một con quạ đã bay đến tấn công. (Xem tại đây: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chim-bo-cau-cua-giao-hoang-bi-phuc-kich-20140127102607542.htm ). Nhiều giáo dân cho rằng đó là một điềm xấu. Trong khi ấy, giáo hoàng Phanxicô đang tổ chức những cuộc vận động nhân quyền và xã hội dân sự để xử lý xung đột ở Ukraina. Ai cũng biết hơn nửa số người dân Ukraina theo Chính Thống giáo, một giáo hội đối lập với Vatican và coi Vantican như sự lừa đảo. Việc giáo hoàng Phanxicô dùng nhân quyền để can thiệp vào Ukriana không phải để xoa dịu mâu thuẫn, mà thực ra là muốn chiếm sự ảnh hưởng trên mảnh đất này, gạt bỏ quyền lực của Chính Thống giáo.
 
Thứ ba: Trong lần sang Mỹ mới đây, giáo hoàng Phanxicô đã khuyến khích Mỹ thúc đẩy Nhân quyền trên toàn thế giới. Và ai cũng biết rằng cách Mỹ thúc đẩy Nhân quyền là gì? Là bạo loạn và lật đổ, như ở Ukraina, Mùa xuân Ả Rập, HongKong, Myanmar. Chính phủ Mỹ và Vatican, hai thế lực chính trị lớn nhất trên thế giới bắt tay với nhau, cùng đồng lòng sử dụng Nhân quyền như một công cụ để xâm lược, giống như trước đây giáo hội Công giáo đã bắt tay với các vị vua Châu Âu dùng Jesus như một công cụ để thánh chiến. Lời nói của Phanxicô không còn thể hiện là một ngôn sứ nói lời Chúa, mà giờ đây ăn nói về nhân quyền như một chính trị gia cánh tả. Trong khi ấy, Đức Chúa Jesus không nói gì đến việc các con chiên phải đấu tranh vì Nhân quyền, Jesus cũng chưa bao giờ là nhà đấu tranh Nhân quyền.
 
Giáo hoàng Phanxicô đang đi ngược lại ý Chúa, đang dẫn các con chiên Công giáo đi vào con đường sai lạc và bóng tối. Những ai quên Chúa Jesus mà chỉ tin theo Phanxicô tức là đã bắt tay với quỷ dữ. Ở Việt Nam hiện nay, dòng Chúa cứu thế vẫn tiếp tục viện dẫn lời của Phanxicô để biện minh cho các âm mưu lật đổ chính quyền của mình. Hay chính xác hơn, họ đang thực hiện sứ mệnh của giáo hoàng Phanxicô để gây biến động lật đổ tại Việt Nam. Tất cả những âm mưu này núp sau Xã hội dân sự đòi nhân quyền, sau các quỹ từ thiện. Các con chiên của Công giáo hãy nhớ rằng mình là con chiên của chúa, chứ không phải của giáo hoàng.

GĐTQT

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Lại nóng chuyện quyền tự do sex của của giới zận chủ


Việt Vision mới tung ra thông tin hot về thời gian “lãnh nạn”nhân dân Hà Nội do bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Lân Thắng đã tranh thủ “trốn vợ” du hí với cô gái trẻ bị công an bắt được. Thông tin và hình ảnh vụ này chưa được bất cứ ai đưa lên, Nguyễn Lân Thắng tỏ ra lên facebook giả lả “có chi mô”, không đưa ra bất cứ bình luận nào về khoảng thời gian biến mất bí ẩn của mình cũng như lờ tịt đi, không giải thích về thông tin mình bị đồng bọn loan báo bị công an bắt.

Ảnh của Bách Quang Nguyễn.

Dù sao, vụ Nguyễn Lân Thắng lần này không bị biến thành vụ Cù Huy Hà Vũ thứ hai từng khiến Mr Cù bị phơi luôn hoạt động chống Nhà nước sau khi kiểm tra, xử lý về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, công an thu được vật chứng, tang chứng. Việc Nguyễn Lân Thắng giấu giếm, và không bị phanh phui, hẳn còn nhiều “bí ẩn” chưa được giải mã!?!

Thực ra tin này không gây sốc gì nhiều bởi việc các zận chủ gia quan hệ tình dục bừa bãi ngoài hôn nhân, lừa tình lừa tiền của nhau giờ đã trở thành chuyện cơm bữa. Các cô Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Minh Hằng…đều mỗi con một họ gắn với các ông bố khác nhau nên sau đó các cô này đều lùm xùm những chuyện giật chồng, ghen tuông, đem đời tư nhau ra cho thiên hạ chém đã thành nhàm tai thiện hạ. Cô Quỳnh giờ vẫn bị bầy đàn Việt Tân bêu rêu vì không lấy được chàng Việt tân nào đó nên quay sang “hận tình”, đánh phá cả tổ chức này, nay cô vẫn đang chiến đấu với vợ và gia đình của cha đứa con út và công khai khoe khoang, tự hào mỗi lần được anh chồng hờ hạ cố thăm hỏi. Cô Trần Thị Nga thì vừa giải quyết quan hệ với Lương Dân Lý bằng màn đấu tố nhau xong và không biết đã giải quyết xong “cơ chế” nuôi dưỡng hai đứa con chung chưa thì nay đã thấy cô ta cặp kè cùng Nguyễn Thiện Nhân (Lê Hồng Phong) – gã đàn ông vừa phụ tình vợ và cả tá đàn bà.

Những cô chưa chồng chưa con thì thả phanh hơn nhiều. Đoan TRang bị đe dọa tung ảnh sex đã phải chủ động “thú tội trước giao thừa” để đổi vấy cho công an nếu ảnh sex của mình bị lộ. Còn các cô gái khác như Lê Thị Phương Lan, Mai Thanh, Cẩm HƯờng, Nguyễn Thu Trang…đều lần lượt qua tay nhiều zân chủ gia khác nhau, về  cơ bản đã trở thành “hàng dùng chung” trong giới zận chủ với nhau. Nên những cặp đôi như Lã Việt Dũng + Nguyễn Thu Trang, Mai Xuân Dũng + Cẩm Hường, Bùi Thanh Hiếu + Lê Thị Phương Lan, Phan Văn Phong + Trần Thị Nga…đều mang tính “nhất thời”!

Có vẻ như càng “nổi tiếng” trong giới zận chủ thì họ càng nhiều tai tiếng về “phong trào sex” bừa bãi. Bùi Thanh HIếu hầu như đều xài hết các gái zân chủ, nay đến Lã Việt Dũng, Lê Công Định, Nguyễn Lân Thắng, Lê Hoàng, Bạch Hồng Quyền, Lê Hồng Phong,…đều đã đầy “thành tích” cua gái khi đã vợ con đề huề.

Ảnh của Hoàng Lê Vũ.

Cho nên không phải không có lý khi các nhà zân chủ gần đây được gắn với cụm từ nhà dâm chủ. FB Hoàng Lê Vũ ngao ngán bình phẩm, “không phải ngẫu nhiên mà vấn đề tình dục được các nhà dâm chủ coi trọng, thực hiện nhiều đến vậy, có lẽ “tự do ăn nằm với nhau” cũng là một mục tiêu họ đang đấu tranh để đòi quyền thực hiện, chính vì vậy gần đây họ đã thu hút được một số thanh niên, sinh viên tham gia vào hoạt động của họ. Những con người lúc nào cũng tự vỗ ngực cho mình là người “yêu nước”, là những người đang “dấn thân” cho tự do, dân chủ, nhân quyền để xây dựng xã hội VN tốt đẹp hơn xã hội do Cộng sản dựng lên. Những con người này mà lãnh đạo đất nước thì thật…..thảm họa !!!!
GĐTQT