Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

Không thể lợi dụng tình cảnh khó khăn của một bộ phận công nhân để phủ nhận thành quả cả chế độ

 


Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu thời gian qua khiến đời sống công nhân, người lao động gặp rất nhiều khó khăn như: thất nghiệp, thiếu việc làm, một bộ phận công nhân lao động nghỉ luân phiên không lương hoặc cắt giảm giờ làm với mức thu nhập thấp hơn bình thường… Lợi dụng bối cảnh này, các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong bài viết trên mạng xã hội với cái title: “Đời sống của giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam” của Nguyễn Ngôn Phong, tác giả này vẽ nên bức tranh u ám về cuộc sống của một bộ phận công nhân tại các khu công nghiệp, và từ đó chúng không ngừng suy diễn, quy chụp và công kích chế độ.

Với giọng điệu thương xót giả vờ, Nguyễn Ngôn Phong cho rằng: “Quý vị có thể phản biện rằng làm công nhân cũng có thể vươn lên đổi đời được vậy. Thiếu gì người xuất thân công nhân nhưng đã vừa học vừa làm, học lên đại học, có kiến thức và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn đó thôi? Đúng vậy, nhưng mấy ai? Để làm được điều đó không chỉ cần ý chí và nghị lực hết sức kiên cường, mà còn phải có hậu thuẫn ít nhiều của gia đình. Nếu không, mỗi ngày tan ca về thân xác và trí óc đều đã mệt lử, người công nhân chỉ còn đủ sức tắm táp và ăn tối rồi lăn đùng ra ngủ. Không còn sức đâu để cắp tập đi học ít nhất ba tiếng mỗi tối nữa. Nếu có thì vào lớp cũng phần nhiều ngồi ngủ gật. Không cần phải thực hiện chính sách ngu dân nào cho phức tạp, chúng ta đã có một giai cấp công nhân gồm nhiều thế hệ mà ước mơ lớn nhất chỉ là được no bụng mỗi ngày. Thậm chí không yêu cầu no bụng với thức ăn tươi và lành”.

Nguyễn Ngôn Phong gào lên rằng Đảng và Nhà nước đã làm gì để cho “giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo của Đảng cộng sản” rơi vào những tình cảnh éo le đến như vậy?

Thực ra, những chiêu trò suy diễn để chống phá này của Nguyễn Ngôn Phong không mới. Với tư duy cực đoan, thiển cận một cách cố tình của những kẻ phản động thì bất cứ tiêu cực nào xảy ra trên đất nước này đều là lỗi do Đảng và Nhà nước Việt Nam? Ngay cả việc đời sống một bộ phận công nhân đang cơ cực cũng vậy.

Nên nhớ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn. Theo thống kê,  số lượng công nhân ở nước ta chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước. Xét về vị thế lịch sử, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, lực lượng công nhân luôn có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhận thức được vị trí, vai trò đó nên Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách chăm lo cho người lao động, đặc biệt là công nhân.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên có những cuộc đối thoại với công nhân. Theo đó, có 10 nhóm vấn đề lớn liên quan đến việc giải quyết những khó khăn của công nhân trên cả nước. Đó là: tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới; rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động; công tác chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động; vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám, chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động; công tác đào tạo nghề; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm; giá nhà trọ, giá điện; việc tăng giá sách giáo khoa; tình trạng con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú…

Hiện tại, Đảng và Nhà nước đang xây dựng kế hoạch, lộ trình để giải quyết từng vấn đề, có sản phẩm và kết quả cụ thể giải quyết những khó khăn trong đời sống của người công nhân. “Mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra là đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Khi phát triển công nghiệp hóa, hiện đại có nhiều chủ thể tham gia, trong đó có đội ngũ công nhân, người lao động. Do đó, mong muốn công nhân, người lao động tiếp tục phát huy truyền thống, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cùng giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh, mang lại hiệu quả chung cho đất nước, trong đó có công nhân”,(trích phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc đối thoại với công nhân năm 2022).

Có thể nói những luận điệu lợi dụng tình cảnh khó khăn của một bộ phận công nhân để phê phán, chỉ trích Đảng và Nhà nước là hoàn toàn sai lệch so với những gì thực tế đang diễn ra. Những kẻ chống phá mà điển hình là Nguyễn Ngôn Phong chỉ biết dựa vào một vài trường hợp cụ thể để lớn tiếng kêu gào những điều không có thật. Đó là những kẻ đang tâm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và phủ nhận vai trò, vị trí của giai cấp công nhân. Mọi người hãy cảnh giác trước những thông tin trong bài viết của một kẻ cơ hội chính trị bày trò xuyên tạc chính sách của nhà nước có tênNguyễn Ngôn Phong nhé.

 

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2023

Kêu oan cho tử tù bằng cô vẽ hình tượng và tung tin giả

 


Tô vẽ hình tượng, tung tin giả để bẻ lái vụ án, kêu oan cho các đối tượng phạm tội bị xử lý trước pháp luật đã trở thành chiêu trò quen thuộc của các “nhà dân chủ” giá hiệu và số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng quá trình xét xử và thi hành án nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ. Thủ đoạn này được các đối tượng xưng danh dân chủ diễn đi diễn lại nhiều lần giống như một cái máy rập khuôn cùng chung kịch bản. Thế nhưng, dù các đối tượng đã giở đủ trò, rêu rao khắp các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng vớt vát, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận, song không đem lại kết quả, rốt cuộc chỉ là những màn tấu hài, tung hứng kệch cỡm. Vừa qua, RFA đăng tải bài viết: “Trong lá thư cuối cùng trước khi bị thi hành án, tử tù Lê Văn Mạnh vẫn khẳng định bị oan” và được các mạng xã hội đăng tải, RFA cho rằng: “Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án “hiếp dâm và giết” một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá năm 2005 cho dù ông liên tục kêu oan và việc kết tội ông không có bằng chứng thuyết phục cũng như có nhiều thiếu sót trong quá trình điều tra”. Rồi còn viện dẫn rất ngông rằng: “tử tù Lê Văn Mạnh khuyên gia đình không nên đau buồn vì bản thân xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”, cùng với đó RFA bịa ra một “bức thư” được cho là của Lê Văn Mạnh, theo đó RFA trích dẫn “tâm thư” của kẻ tử tù rằng: “Con không làm gì nên tội cả nên con không có gì phải hổ thẹn với lương tâm cả. Con chết rồi bố mẹ và các em, các con vẫn phải tiếp tục giúp con kêu nỗi oan này lên các cơ quan pháp luật của nhà nước cho đến khi nào con được minh oan thì thôi vì con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ”, nhằm kích động gia đình Mạnh nói riêng và người dân nói chung trước vụ việc đã được xử lý theo pháp luật

Chưa hết, trước thông tin tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án từ hình vào sáng ngày 22/9/2023 sau hơn 18 năm bị giam giữ, các tổ chức chống phá, phản động ngay lập tức sử dụng sự việc này để reo rắc mối hoài nghi, kích động phản đối chính quyền, hệ thống pháp luật của Việt Nam. Khôi hài hơn, nhiều kẻ khoác áo nhà “dân chủ tự phong” cũng lớn tiếng khóc thuê, mượn danh kêu oan để đánh bóng tên tuổi. RFA cũng nhân cơ hội này tung ngay lên mạng xã hội bài viết: “Ân xá Quốc tế: “Thật kinh tởm” khi chính quyền Việt Nam thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh!” và “Tử hình Lê Văn Mạnh: Đảng muốn chứng minh quyền lực tuyệt đối?” trong đó viện dẫn phát ngôn của một số nhân vật bày trò “té nước theo mưa” để đưa ra những nhận định hết sức chủ quan, sai lệch sự thật nhằm công kích, vu khống pháp luật, thể chế Việt Nam. Trong đó có bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của cái gọi là tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng: “Vụ án này thật đau lòng và phẫn nộ, đồng thời là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy Việt Nam sẵn sàng coi thường hoàn toàn các biện pháp bảo vệ cơ bản nhất của thủ tục tố tụng hợp pháp, ngay cả khi mạng sống bị đe dọa” và đưa ra yêu cầu rất vô lối: “Chúng tôi phản đối án tử hình trong mọi trường hợp. Việt Nam phải dừng tất cả các vụ hành quyết như một bước quan trọng đầu tiên trước khi thiết lập lệnh cấm và tiến tới bãi bỏ như hơn 2/3 số quốc gia trên thế giới đã làm. Các quốc gia không được giết người nhân danh an toàn xã hội và án tử hình không bao giờ là giải pháp cho tội phạm”. Còn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW – một thành phần xảo quyệt chuyên dùng lá bài nhân quyền hết sức tinh vi để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam đã xuyên tạc trắng trợn: “Việt Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất ở châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam…”. Những luận điệu mà RFA, HRW, Việt Tân… đưa ra hoàn toàn không có chứng cứ, lập luận đủ sức thuyết phục, thực chất cái mà chúng quan tâm không phải là tính mạng tử tù, bản chất vụ án mà là vì những toan tính thấp hèn, bỉ ổi với tâm địa reo rắc mối hoài nghi, kích động người dân phản đối chính quyền, hệ thống pháp luật của Việt Nam để làm mất ổn định chính trị của Việt Nam.

Để rộng đường dư luận và độc giả hiểu thêm về vụ việc Lê Văn Mạnh cùng với quá trình thi hành án của cơ quan chức năng, xin tóm tắt diễn biến vụ việc như sau: 

Ngày 20/04/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt tại nhà (thôn 4, xã Yên Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa) theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/04/2005 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn (không liên quan vụ án trên). Ngày 23/04/2005, Lê Văn Mạnh từ trong trại giam gửi một bức thư cho bố, có nội dung nhận tội mình là người đã hiếp, giết cháu Loan. Cơ quan Công an đã thu giữ bức thư này và tiến hành điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã có đủ cơ sở kết luận Lê Văn Mạnh có hành vi giết người, hiếp dâm và cướp tài sản đối với nạn nhân Hoàng Thị Loan. Ngày 29/07/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, ra bản án kết án tử hình Lê Văn Mạnh với 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”. Ngày 27/10/2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm hủy bỏ bản án sơ thẩm về tội danh “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” với Lê Văn Mạnh, giao Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hóa tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra. Ngày 29/7/2008, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa vẫn kết án tử hình đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”. Và ngày 25/11/2008, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình. Vụ án đã trải qua 6 phiên tòa xét xử và một phiên giám đốc thẩm. Tất cả các phiên tòa đều xét xử công khai, đúng quy trình và tuân thủ đúng pháp luật. Vắn tắt như vậy để thấy vụ án hình sự do Lê Văn Mạnh bị cáo buộc là chủ mưu đã trải qua đầy đủ các phiên toà theo luật định xét sử đúng người đúng tội, đúng với pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, từ đó đến nay, và gia đình Lê Văn Mạnh vẫn nghe theo sự xúi giục của các thế lực thù địch, các con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền liên tục kêu oan, mặc dù không đưa ra được các chứng cớ, tình tiết mới có sức thuyết phục, làm thay đổi bản chất sự việc

Cần khẳng định, việc áp dụng án tử hình thuộc về chủ quyền quốc gia về tư pháp hình sự, hiện vẫn là thực tiễn trong áp dụng pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc dừng hay bỏ án tử hình cũng được quy định trong các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Ở Việt Nam, việc tuyên phạt và thi hành án tử hình chỉ áp dụng với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự, chính trị. Gần đây nhất, bộ luật Hình sự 2015 đã tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh và quy định người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người trên 75 tuổi khi phạm tội sẽ không bị áp dụng mức án này. Vì vậy không thể lợi dụng việc tử hình đối với một số kẻ phạm những tội ác nghiêm trọng để xuyên tạc, chống phá nhà nước Việt Nam như những gì mà RFA đang rêu rao trong bài viết trên. Cũng từ những luận điệu thương xót giả tạo của RFA trong bài viết này đặt ra cho mỗi cư dân mạng hãy luôn tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, kích động, chống phá của RFA hiện nay, không để chúng lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết dân tộc, tạo dư luận, hoài nghi dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Mọi người cần tỉnh táo và đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của RFA và các thế lực phản động, không để chúng có cơ hội dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo.

 

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

Luật về an ninh mạng Việt Nam góp phần bảo vệ nhân quyền tốt hơn

 


Gần đây trên trang Tiếng Dân có bài viết với tiêu đề: “Luật về an ninh mạng của Việt Nam quá khắt khe!” của Trương Nhân Tuấn, với chiêu trò “tự do ngôn luận”, các thế lực thù địch cũng như Tuấn lại tiếp tục sử dụng thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt xàm ngôn về nội dung Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta.

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và đến tháng 8/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. luật có nhiều điểm nổi bật và quy định chặt chẽ trên không gian mạng, nổi bật thể hiện:

Điều 8 của Luật quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi như: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục mua chuộc lừa gạt, lôi kéo người chống phá Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử; Thông tin sai sự thật gây hoang mang; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; Sản xuất, đưa vào sử dụng phần mềm gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet…

Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích  hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng là một hành vi bị nghiêm cấm. Tiếp đó tại Khoản 3 Điều 26 của Luật yêu cầu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Đây là một quy định rất nhân văn của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, Điều 29 quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng…Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát nội dung để không gây nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em…chính điều này cũng phần nào hạn chế sự lộng hành trên môi trường mạng của các thế lực phản động.

Nhờ có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phù hợp với luật pháp quốc tế về an ninh mạng, Việt Nam đã có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia trên không gian mạng. Trương Nhân Tuấn công kích rằng Việt Nam “không có chủ quyền trên không gian mạng”. Mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng về không gian mạng nhưng tất cả đều có chung quan điểm không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. “Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia đối với các vùng thông tin do Nhà nước quản lý, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ phù hợp với luật pháp quốc tế; là một bộ phận quan trọng không thể tách rời với chủ quyền quốc gia (như đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời). Do vậy các quốc gia có quyền tối cao, tuyệt đối với phạm vi không gian mạng thuộc quyền kiểm soát của mình, tức có chủ quyền quốc gia riêng trên không gian mạng. Chính vì thế, xuyên tạc Việt Nam không có chủ quyền trên không gian mạng là phi lý, vô căn cứ. Vậy mà tác giả cho rằng Luật An ninh mạng Việt Nam có điều khoản khắt khe thể hiện góc nhìn sai lệch về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Xin thưa rằng, các nước như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Australia, Israel…quy định còn khắt khe hơn Luật An ninh mạng Việt Nam rất nhiều. Điển hình như Mỹ yêu cầu khai lịch sử mạng xã hội trong 05 năm khi nhập cảnh; Đức yêu cầu Facebook, Google đặt trung tâm dữ liệu và trung tâm xử lý thông tin xấu trong nước. Ở Thái Lan, tội phạm máy tính quy định mức phạt tới 5 năm tù đối với những người đăng tải những thông tin sai lên hệ thống máy tính nhằm phá hoại an ninh quốc gia, an toàn công cộng, sự ổn định kinh tế quốc dân hay hạ tầng cơ sở công cộng hoặc gây hoang mang…

Hơn nữa, Luật An ninh mạng là tất yếu và cần thiết đối với an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những tiện ích cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ và phức tạp mà Internet, mạng xã hội mang lại như tội phạm mạng, lừa đảo, đánh cắp thông tin… Ngoài ra, có rất nhiều đối tượng triệt để sử dụng Facebook, Blog, mạng xã hội tán phát tin, bài, hình ảnh, video sai sự thật, nói xấu đất nước, phỉ báng chế độ. Mục đích của chúng là chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Môi trường Internet, mạng xã hội vô cùng phức tạp, khó lường. Nếu quốc gia để nó “tự do quá trớn” thì những tin xấu độc gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến những người sử dụng. Việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và nhất là Luật An ninh mạng để xử lý những kẻ có ý đồ xấu lợi dụng Internet, mạng xã hội để trục lợi hay chống phá Việt Nam là rất phù hợp với thực tiễn xã hội ngày nay. Thế mà Tuấn còn khẳng định rằng không cần áp dụng Luật An ninh mạng đối với các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Amazon, Google, Microsoft… Việc áp dụng Luật An ninh mạng hoặc các đạo luật tương tự trên thế giới đã góp phần làm cho không gian mạng nói chung và môi trường các mạng xã hội nói riêng không còn bị “vẩn đục”, độc hại. Do đó, các luận điệu xuyên tạc trắng trợn, kích động và tiêu cực liên quan đến Luật An ninh mạng của Việt Nam cần phải kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ.

Thực tế cho thấy, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển của không gian mạng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn đó, không gian mạng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức, tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Có thể khẳng định, sự ra đời của Luật đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng; xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh…/.

 

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2023

Chiêu trò “tẩy trắng” kẻ phạm tội thô thiển của RFA

 


Trước, trong và sau mỗi phiên tòa xét xử các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước thì những màn kịch kêu oan, khóc mướn, “tẩy trắng” tội danh được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị diễn đi diễn lại nhiều lần theo cách rập khuôn cùng chung kịch bản, chỉ khác là thay tên đối tượng, thời điểm cùng những hành vi liên quan.

Người được các đối tượng rêu rao xướng tên lần này là Nguyễn Minh Sơn và Lê Trọng Hùng. Đó cũng là nội dung bài viết đăng trên mạng xã hội: “Tù nhân Nguyễn Minh Sơn không kháng cáo bản án sáu năm tù giam vì không tin vào công lý” của RFA. Theo đó thì: “Anh Sơn nói sẽ không kháng cáo vì anh biết rằng các phiên toà chính trị ở Việt Nam không công bằng và án đã định đoạt từ trước. Anh kiên định, giữ nguyên quan điểm không có tội, mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận”. Còn với cái gọi là “TNLT Lê Trọng Hùng thì:” “Ông Hùng bắt đầu tuyệt thực từ ngày 04/9 với mục đích yêu cầu toà án mở lại phiên phúc thẩm vụ án của ông, do khi tòa xét xử không có luật sư và người nhà cũng không được thông báo.” Và “Ông Hùng có kế hoạch tuyệt thực đến ngày 09/11, tuy nhiên, ông nhận thấy nhà chức trách Việt Nam sẽ không đáp ứng các đề nghị của mình nên ông quyết định dừng tuyệt thực vì không muốn để vợ con cùng thân nhân và bằng hữu phải lo lắng cho sức khoẻ của ông”…Sự thật về những kẻ chống phá, được khoác cho tấm áo mang tên “Tù nhân lương tâm” này và màn kịch kêu oan, khóc mướn, “tẩy trắng” tội danh cho chúng là thế nào?

Trước hết, hãy nói về Nguyễn Minh Sơn kẻ vừa bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kết án 6 năm tù giam về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 29.9.2023. Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Sơn nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) sau khi trở về từ phiên toà: “Ông Sơn khai nhận toàn bộ các hành vi của mình, khai nhận các hành vi mà ông đã thực hiện và ông nói rằng là ông ấy có sai. Người ta cáo buộc có đúng một cái clip thôi, cái clip ông ấy quay trực tiếp và phát tán trên mạng. Việc tàng trữ tài liệu người ta không truy cứu”. Theo Luật sư Tuấn, ông Sơn bị kết tội vì một video phát trực tiếp (live stream) trên trang Facebook cá nhân bên ngoài phiên toà xử nhà báo công dân Lê Trọng Hùng vào cuối năm 2021. Khi đó ông Sơn trong tình trạng say rượu buông lời chửi bới cộng sản và ông Hồ Chí Minh. Luật sư Tuấn cho biết, ông tìm cách giảm nhẹ cho thân chủ bằng cách đề nghị xét xử theo cáo buộc khác nhưng hội đồng xét xử không đồng ý. Còn theo cáo trạng thì bị cáo Sơn có hành vi dùng tài khoản Facebook “Sơn Nguyễn” phát tán video có nội dung xúc phạm lãnh tụ và các danh nhân vào ngày 31/12/2021. Lực lượng chức năng đã khám xét, thu giữ USB chứa video này. Giám định của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội thể hiện, nội dung tố cáo là đúng. Tại tòa, bị cáo Sơn khai nguyên nhân đăng video là do bức xúc việc TAND TP Hà Nội xử phạt 5 năm tù với Lê Trọng Hùng (SN 1979, Hai Bà Trưng) về hành vi chống Nhà nước. Bị cáo Nguyễn Minh Sơn bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quá trình điều tra, lực lượng chức năng thu giữ tại phòng của bị cáo Sơn nhiều tài liệu dạng sách như “Quan phẩm và nhân phẩm”; “Hậu chí phèo và dư luận”… có nội dung bịa đặt, xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc. Như vậy việc Nguyễn Minh Sơn “nhập kho” 6 năm để suy nghĩ, hối cải về những hành vi của mình là cần thiết và qua đó cũng là bài học cảnh tình cho những kẻ ngông cuồng, lộng ngôn, bày trò tung tin công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, cố tình chống phá Đảng, Nhà nước và sự yên bình của người dân. Vậy thử hỏi RFA định “khóc” cho Nguyễn Minh Sơn hay định trấn an, kích động những kẻ khác tiếp tục chống phá đây?

Thứ hai, về cái gọi là “tù nhân lương tâm” Lê Trọng Hùng – kẻ vứt bỏ nghề giáo để đi làm “thầy đồng dân chủ”. Không như nhiều “nhà dân chủ” ít học, kém nhận thức, Lê Trọng Hùng là một trong số ít những đối tượng “hoạt động dân chủ” được ăn học đầy đủ, tử tế. Lớn lên trong một gia đình 5 anh chị em tại Lào Cai, đứa con út Lê Trọng Hùng (sinh ngày 18/3/1979) được cha mẹ yêu thương đặt nhiều kỳ vọng nhất. Những năm tháng tuổi trẻ của Hùng, người ta những tưởng y đã không phụ lòng cha mẹ Hùng, khi trở thành một giáo viên sinh, hóa tại quê nhà. Vài năm sau, Hùng kết hôn rồi chuyển đến Hà Nội tiếp tục dạy học tại trường Phổ thông Cơ sở Xã Đàn. Có một thời, cuộc sống và gia đình Hùng được không ít người kính trọng, nêu gương. Và nếu vẫn giữ trọn đạo đức người thầy, Lê Trọng Hùng đã có thể hoàn thành tâm niệm của những người làm cha, làm mẹ. Thế nhưng, Hùng lại chọn cho mình “ngã rẽ cuộc đời” đầy tăm tối. Những năm 2017, trước sự cám dỗ của đồng tiền chu cấp từ các tổ chức chống phá và những lời hứa hẹn bay bướm của Lê Văn Dũng (tức “Lê Dũng Vova”), Hùng tham gia hội nhóm chống phá “Phong trào Chấn hưng nước Việt” của Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển. Cũng như các thành viên khác, Hùng tự phong mình là “nhà báo độc lập”, tự chế thẻ nhà báo để huyênh hoang trên mạng xã hội dù không hề có kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ báo chí. Dưới sự dẫn dắt của “tiền bối” Dũng Vova, y xây dựng các kênh Youtube, livestream trên mạng xã hội dưới biệt danh “Hùng gàn”. Như để tạo khác biệt với các “đối thủ cạnh tranh” trong một cộng đồng “buôn dân chủ” vốn đầy ganh đua, đố kỵ, Hùng khoác lên các kênh và fanpage của mình một màu sắc xuyên tạc, chống phá Nhà nước kèm những trò huyễn hoặc tâm linh kỳ dị, đồng bóng. Dù xuất thân từ nghề giáo, hiểu rõ tác hại của những chiêu trò mê tín dị đoan, nhưng Hùng “gàn” là một trong những kẻ tận dụng chiêu bài đồng bóng, hoang tưởng kịch liệt nhất trong “làng dân chủ”. Điển hình nhất, chính là bộ áo dài, khăn đống đen với những biểu cảm thô thiển thường xuyên xuất hiện trong các clip của Lê Trọng Hùng. Dù tội lỗi chồng chất, Lê Trọng Hùng chưa hề ngừng lại và quay đầu. Ngược lại, Hùng vẫn tiếp tục điên cuồng khai thác vụ án Đồng Tâm, dù các bị cáo đều đã nhận tội và bị kết án. Thế nhưng, “công cụ kiếm cơm” hữu hiệu đã mất, dù Hùng cố gắng “đào mộ”, hít “dư âm”, thì danh tiếng, lợi lộc trong “giới dân chủ” cũng đã dần bay biến. Song song đó, y cũng “đánh hơi” được rằng mình sẽ sớm bị “sờ gáy” khi chứng cứ phạm tội ngày càng đầy đủ sau vụ án Đồng Tâm. Do đó, Hùng khẩn trương triển khai kế hoạch mới hòng vừa đánh bóng lại tên tuổi trong “giới dân chủ”, vừa vớt vát tàn dư của “Phong trào Chấn hưng nước Việt”. Đó chính là việc lợi dụng cuộc Bầu cử toàn dân 2021 để kêu gọi “Một triệu công dân tự ứng cứ”. Bằng cách này, khi bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt giữ vì các hành vi chống phá đất nước trong nhiều năm trời, Hùng và các tổ chức, trang mạng chống phá sẽ móc nối, lu loa rằng y “bị bắt vì tự ứng cử”. Hoặc giả, nếu may mắn chưa bị bắt giữ trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, y cũng có thể tiếp tục vở diễn “tự ứng cử” trót lọt để tiếp tục các hành vi xuyên tạc luật pháp, chống phá đất nước. Và quả thật, ngay khi Hùng bị bắt giữ, các tổ chức, trang mạng đã không ngớt lời lu loa về chiêu bài “tự ứng cử” của Lê Trọng Hùng cùng những lời tẩy trắng, chối tội hoàn toàn không ăn nhập đến tội danh bị khởi tố của y. Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, dù các tổ chức, trang mạng ra sức hô hào, thậm chí là loan tin thất thiệt về chuyện “tuyệt thực” trong tù – chiêu bài tủ của các đối tượng chống phá bị bắt giữ, kết án – nhưng sự thật vẫn là sự thật. Hành vi phát tán hàng ngàn video, tài liệu chống phá đất nước trong suốt một thời gian dài của Lê Trọng Hùng cũng như bàn tay dơ bẩn của y trong vụ án Đồng Tâm là những bằng chứng không thể chối cãi về tội lỗi tày đình của gã “nhà báo công dân” tự phong. Bản án dành cho Hùng là cái kết đã được báo trước cho kẻ sẵn sàng vứt bỏ chiếc áo người thầy, vứt bỏ lương tri nghề giáo để đi ngược lại dân tộc và Tổ quốc. Tóm lại thì nhiều năm nay, Việt Tân, VOA, RFA… cũng như các thế lực thù địch luôn rình rập, ra sức bới lông, tìm vết, cố tình chộp mọi cơ hội nhằm xuyên tạc, bịa đặt, để vừa vu cáo, vừa đưa ra đòi hỏi vô lối nhằm can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Mọi người hãy cảnh giác trước những chiêu trò xấu xa này của đám chống phá nhé.

 

 

Đóng góp của Việt Nam tại kỳ họp thứ 54 Hội đồng nhân quyền LHQ

 


Việt Nam là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, được bầu với số phiếu cao nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vai trò này, sau lần đầu tiên vào năm 2014-2016. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Việt Nam đã thể hiện sự nỗ lực và trách nhiệm trong việc đóng góp tích cực cho hoạt động của HĐNQ LHQ, đặc biệt là tại kỳ họp lần thứ 54, diễn ra từ ngày 13/9 đến 13/10/2023 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Tại kỳ họp này, HĐNQ LHQ đã thông qua 37 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng về các vấn đề như biện pháp cưỡng chế đơn phương, bình đẳng giới, quyền của người bản địa, thanh niên, trẻ em, người di cư, người khuyết tật, quyền phát triển, quyền con người và môi trường, quyền con người và chuyển đổi số, quyền con người và bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền con người và chính sách thuốc phiện, quyền con người và tiêm chủng. HĐNQ LHQ cũng đã tiến hành nhiều phiên thảo luận chuyên đề, đối thoại với các cơ quan quyền con người của LHQ, các thủ tục đặc biệt, các cơ chế nhân quyền, cũng như các báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của các quốc gia.

Việt Nam đã tham gia hoạt động của HĐNQ LHQ một cách tích cực và chủ động, phản ánh quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm của mình về các vấn đề liên quan đến quyền con người, đồng thời thúc đẩy hợp tác và đối thoại xây dựng trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã chủ trì hoặc đồng bảo trợ nhiều sáng kiến và nghị quyết của HĐNQ LHQ, trong đó có những sáng kiến mới và độc đáo, như:

- Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, được ước tính có hơn 90 quốc gia ủng hộ. Phát biểu chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền sống sót, quyền sức khỏe, quyền phát triển và quyền tham gia. Phát biểu chung cũng kêu gọi các quốc gia và các bên liên quan tăng cường hợp tác và chia sẻ công bằng vaccine và các vật tư y tế, đặc biệt là với các nước đang phát triển và các nhóm dễ bị tổn thương.

- Việt Nam đã cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức tọa đàm quốc tế về “75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và 30 năm Chương trình hành động Vienna: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030”. Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu từ các quốc gia, cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự. Các bên đã trao đổi về những tiến bộ và thách thức trong việc thực hiện quyền phát triển, một trong những quyền con người căn bản, cũng như những giải pháp để thúc đẩy quyền này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

- Việt Nam đã đồng bảo trợ nhiều nghị quyết của HĐNQ LHQ, trong đó có nghị quyết về quyền con người và môi trường, nghị quyết về quyền con người và chuyển đổi số, nghị quyết về quyền con người và chính sách thuốc phiện, nghị quyết về quyền con người và tiêm chủng. Việt Nam cũng đã tham gia vào các phát biểu chung của ASEAN về các chủ đề như quyền con người và biến đổi khí hậu, quyền con người và bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền con người và bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người, đặc biệt là việc tham gia UPR lần thứ ba vào tháng 1 năm 2024. Việt Nam đã trình bày báo cáo quốc gia về tình hình quyền con người trong nước, nhận được nhiều lời khen ngợi và gợi ý từ các quốc gia khác. Việt Nam đã chấp nhận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị của UPR, thể hiện sự cởi mở, hợp tác và cam kết cải thiện quyền con người trong nước.

Việc đảm nhiệm cương vị thành viên HĐNQ LHQ không chỉ là một vinh dự mà còn là một trách nhiệm lớn đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp tích cực cho hoạt động của HĐNQ LHQ, đồng thời thực hiện hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người, góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.


 

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Việt Nam 2023: chứng kiến những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nhân quyền năm

 


Thực hiện con đường cách mạng của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi đất nước giành được độc lập, đứng trước những hoàn cảnh ngặt nghèo của lịch sử nhưng ngay từ thời điểm ấy Bác Hồ và toàn thể chính phủ đã tập trung đưa ra những chủ trương chính sách quan tâm đến mỗi người dân, khẩu hiệu “người cày có ruộng”, “diệt giặc đói”, “diệt giặc dốt”, “giành được độc lập cho dân tộc”, đánh đổ thực dân, đế quốc, bầu cử tự do… đây là những hành động thiết thực nhất đối với nhân dân trong bối cảnh đất nước mới giành được độc lập.

Trải qua quá trình chiến đấu, lao động của toàn dân tộc, đất nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn do chiến tranh, bao vây, cấm vận và đến năm 2023, chúng ta đã đạt được những cơ đồ và tiềm lực đất nước hoàn toàn đổi mới. Hãy cùng điểm lại một số dấu ấn nhân quyền năm 2023 của Việt Nam.

Năm 2023 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển nhân quyền của Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng chú ý được đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tiến bộ này không chỉ là niềm tự hào cho quốc gia mà còn chứng tỏ cam kết của Việt Nam đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tự do của nhân dân.

1. Quyền Tự Do Ngôn Luận và Báo Chí:

Năm 2023, Việt Nam đã thực hiện những bước cải tiến đáng kể trong việc tăng cường tự do ngôn luận và báo chí. Chính phủ đã mở rộng không gian cho các phương tiện truyền thông độc lập và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền báo chí. Bảo vệ quyền tự do ngôn luận đã trở thành ưu tiên hàng đầu, giúp xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh và đa nguyên tắc.

2. Cải Thiện Điều Kiện Tù Nhân và Nhân Quyền Phạm Nhân:

Chính sách cải thiện điều kiện tù nhân đã nhận được sự chú ý đặc biệt, với nhiều biện pháp nhằm tăng cường quyền lợi và điều kiện sống của người phạm tội. Việt Nam đã đầu tư vào hệ thống tư pháp để đảm bảo rằng quy trình xét xử công bằng và có tính nhân quyền cao, đồng thời cung cấp chương trình tái hòa nhập xã hội cho những người đã hoàn tù.

3. Đảm Bảo Quyền Sức Khỏe và Giáo Dục:

Chính phủ Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe và giáo dục, đảm bảo rằng mọi công dân đều có cơ hội truy cập các dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục. Nỗ lực này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện cam kết của quốc gia đối với quyền lợi và phát triển bền vững.

4. Hỗ Trợ Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu Số:

Việt Nam đã tiếp tục thúc đẩy chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân tộc thiểu số. Các biện pháp như tạo điều kiện để bảo tồn và phát triển văn hóa, giáo dục cho trẻ em dân tộc, và tăng cường tham gia chính trị của những người này đã làm nổi bật cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa.

Trong bối cảnh những tiến triển tích cực này, Việt Nam thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với nhân quyền và tiếp tục hành động để xây dựng một xã hội công bằng và bền vững cho tất cả công dân. Các thành tựu năm 2023 không chỉ là niềm tự hào của quốc gia mà còn là động lực để tiếp tục nỗ lực, đảm bảo rằng quyền lợi và tự do của nhân dân sẽ được bảo vệ và thúc đẩy trong thời gian tới.

Thật sự với những dấu ấn về nhân quyền của năm 2023, những gì chúng ta đã và đang làm được, bên cạnh những tồn tại, khó khăn nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng trong tương lai, đất nước sẽ hoàn toàn vững bước…

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Bảo vệ Quyền con người nằm trong nội tại văn hóa, chính trị Việt Nam

 


Luận điệu xuyên tạc thường thấy của thành phần chống phá đất nước là chế độ hiện nay đã huy hoại văn hóa, phá hoại và bỏ rơi con người, không bảo vệ quyền con người như ở các nước tư bản… Tuy nhiên, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nằm sâu, bén rẽ, là cơ sở, nền tảng văn hóa, đạo đức, chính trị, xã hội Việt Nam dưới dư lãnh đạo của Đảng CSVN

Cũng như các dân tộc trên thế giới, các giá trị nhân đạo, khoan dung… luôn hiện hữu trong đời sống xã hội và được thể hiện đậm nét trong lịch sử tư tưởng và đời sống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện sống khắc nghiệt, do thường xuyên phải chống ngoại xâm và thiên tai, đã làm cho nhiều giá trị vốn có trở thành nổi trội. Đó là truyền thống coi trọng con người, thương yêu con người, đề cao tính vị tha, trách nhiệm với cộng đồng… luôn được nâng niu, bồi đắp và bảo vệ ở mọi thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Những tư tưởng nhân đạo, nhân văn của dân tộc, thể hiện qua tục ngữ, ca dao và qua hành động cụ thể của những vị vua, quan là biểu hiện sinh động, đậm nét những giá trị dân tộc về bảo vệ con người,quyền con người. Truyền thống nhân đạo, khoan dung đó đã thẩm thấu vào hệ thống pháp luật của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Các bộ luật hình thời Lý, Trần, tiêu biểu là Bộ Quốc triều hình luật thời Lê không chỉ chứa đựng những tư tưởng nhân đạo sâu sắc mà còn thể hiện những nội dung nhân quyền tiến bộ[1]. Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam đã góp phần khẳng định quyền của mọi dân tộc được sống trong hòa bình, độc lập, được bình đẳng với các dân tộc khác và được tự do định đoạt con đường phát triển của mình[2].

Đó là những đóng góp quý báu của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền thiêng liêng của nhân loại. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể tiếp nhận, chia sẻ, bảo vệ và phát triển các nội dung quyền con người hiện đại trong bối cảnh mới.

Trong Học thuyết Mác – Lênin, cùng với việc kế thừa các tư tưởng tiến bộ, Học thuyết Mác đã góp phần khắc phục được khuynh hướng xem xét con người một cách trừu tượng. C.Mác chỉ rõ: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội”[3]. Đây là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá vấn đề quyền con người.

Ông cho rằng con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội. Do đó, quyền con người không phải là sự ban phát của Thượng đế. Mặc dù bắt nguồn từ các quyền tự nhiên, nhưng quyền con người không phải tự nhiên mà có. C.Mác đánh giá cao quan điểm của Hê-ghen, rằng: “nhân quyền không phải là bẩm sinh mà là sản sinh ra trong lịch sử”[4]. Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy, quyền con người là thành quả của sự phát triển lịch sử, của các cuộc đấu tranh cách mạng, cải tạo xã hội.

C.Mác cũng cho rằng, khi xem xét và giải quyết vấn đề quyền con người cần phải đặt vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể: “Quyền không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế quyết định”[5].

Học thuyết Mác đề cao con người và sự nghiệp giải phóng con người, nhấn mạnh quyền và tự do của con người không tách rời quyền và tự do của mỗi dân tộc. Chính quyền tự do của mỗi dân tộc, trong đó có quyền tự quyết dân tộc, là một đảm bảo vững chắc để có thể hiện thực hóa đầy đủ các quyền con người.C.Mác chỉ rõ, một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì chính dân tộc đó cũng không thể có tự do. Việc tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc khác là một yêu cầu quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ hữu nghị thực chất giữa các dân tộc, do đó góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới và quyền con người.

Quyền con người là một thành tựu của nhân loại, nhưng đó mới chỉ là một nấc thang của sự phát triển, trên hành trình hướng tới tự do, bình đẳng thực sự của nhân loại. Ph.Ăng-ghen viết: “Bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, không có quyền bình đẳng trừu tượng, muốn có bình đẳng thật sự thì việc xóa bỏ đặc quyền giai cấp là chưa đủ, mà phải xóa bỏ bản thân giai cấp”.

C.Mác và Ph.Ăng-ghen đánh giá cao các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, song các ông cũng chỉ ra những mặt hạn chế của xã hội tư bản trong việc bảo vệ quyền con người. Đó là việc quyền con người còn dừng ở mặt hình thức, lý thuyết. Chủ nghĩa tư bản cổ súy cho sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; do đó, quyền con người dưới chủ nghĩa tư bản chủ yếu là quyền của giới hữu sản. Quyền con người trong chế độ tư bản còn đầy mâu thuẫn, cả về lý luận và thực tiễn; vẫn còn khoảng cách khá xa giữa các tuyên bố chính trị với quy định trong pháp luật và đặc biệt trên thực tế. C.Mác đã từng vạch rõ: “… sự việc sau đây cũng nói lên cái tính chất đặc thù tư sản của những quyền của con người: Hiến pháp của Mỹ, hiến pháp đầu tiên thừa nhận quyền con người, đồng thời chuẩn y luôn cả chế độ nô lệ của người da màu đang tồn tại ở nước Mỹ; đặc quyền giai cấp bị cấm chỉ, đặc quyền chủng tộc được thần thánh hóa”. Thực tế lịch sử cũng chứng minh luận điểm nói trên của C.Mác. Chẳng hạn, ở Mỹ, phải đến năm 1920 phụ nữ mới được thực hiện quyền bầu cử; cho đến nửa cuối những năm 1950, các quyền con người của người da màu mới được thừa nhận…

C.Mác và Ph.Ăng-ghen cũng nhấn mạnh rằng, chỉ trong xã hội cộng sản mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng mới được giải quyết một cách trọn vẹn: “Thay cho xã hội tư sản cũ với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, thành lực lượng áp bức, thống trị các dân tộc, V.I. Lênin kiên quyết ủng hộ quyền đấu tranh khẳng định quyền tự quyết dân tộc, cả về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế. Đóng góp nổi bật của V.I.Lênin đối với lý luận về quyền con người là những tư tưởng vềxây dựng chế độ dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao độngcon đường để giành quyền tự quyết của các dân tộc.

Nét đặc sắc, thể hiện tính hơn hẳn của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là đã chuyển quyền con người từ lĩnh vực lý thuyết thành hiện thực. Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1917, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin, Nhà nước Nga Xô-viết đã tôn trọng trên thực tế quyền tự quyếtcủa các quốc gia dân tộc vốn là thuộc địa của Nga Sa Hoàng và ủng hộ mọi mặt cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới.

Trong tiến trình xây dựng xã hội mới, V.I. Lê-nin đưa ra một trong những tiêu chí phân biệt dân chủ vô sản với các nền dân chủ trước đó: “Dân chủ vô sản là chế độ thống trị của đa số với thiểu số, vì lợi ích của đa số...”. Ôngcũng chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn”. Từ nhận thức này, V.I.Lêninđề xuất và lãnh đạo tiến trình hiện thực hóa quyền tham gia của nhân dân lao động trong quản lý nhà nước và xã hội; thực thi dân chủ trên thực tế ngay những ngày đầu thành lập chế độ mới ở nước Nga Xô-viết. Dưới chế độ Xô-viết tại Nga, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương luôn được quan tâm, bảo vệ; quyền của phụ nữ, trẻ em được nâng niu, trân trọng bằng những chính sách và hoạt động cụ thể…

Như vậy, Học thuyết Mác - Lê-nin chủ trương đấu tranh giành lại quyền con người trên thực tế cho tất cả mọi người, nhất là quyền con người của nhân dân lao động và các nhóm yếu thế trong xã hội; đặt cuộc đấu tranh vì quyền con người trong tiến trình giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống dân tộc và các giá trị lớn của nhân loại, đặc biệt là học thuyết macxit, Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp vào tư tưởng và sự nghiệp đấu tranh vì quyền con người.

Từ thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và quyền con người. Người hiểu rõ, một dân tộc bị nô lệ thì người dân ở đó không thể có bất cứ quyền con người và tự do nào. Vì thế, ý chí “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” mà Người khái quát đã lay động mọi người Việt Nam yêu nước, nhờ đó đã thức tỉnh cả dân tộc và tạo nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vang dội. Tư tưởng này còn được Người nhiều lần khẳng định ở những thời khắc cam go nhất của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”... Trong bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ (năm 1945), Người đã kế thừa, phát triển quyền con người “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc.

Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia - một quyền tập thể - theo Hồ Chí Minh gắn liền với quyền con người và là điều kiện tiên quyết, cơ bản để hiện thực hóa các quyền con người ở Việt Nam.

Tư tưởng về con người và giải phóng con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó là sự thể hiện cao nhất chủ nghĩa nhân văn cao cả và chủ nghĩa yêu nước chân chính của Người, nhằm hoàn thiện nhân cách của mỗi con người, đem lại cho mỗi người dân Việt Nam “quyền làm người” từ kiếp người nô lệ. Nền độc lập dân tộc vừa được khôi phục, Người lại sớm chỉ rõ: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” và nhấn mạnh: Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”... Độc lập dân tộc, như vậy chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là tự do, hạnh phúc cho mọi nhà và mọi người Việt Nam.

Để đạt mục tiêu tự do, hạnh phúc đầy đủ, trọn ven cho mọi người dân Việt Nam, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước là hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền dân chủ có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Người đề cập đến tính công khai, minh bạch, thực hành dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan công quyền, không chỉ trong Hiến pháp, pháp luật, mà cả trong thực tiễn chỉ đạo hoạt động của Chính phủ thời kỳ kháng chiến. Người coi nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của dân. Do đó, “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”; “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”…

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến quan hệ hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ quyền con người. Điều này được thể hiện sống động qua di sản tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người; cả trong tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng hiến pháp, pháp luật cũng như quản lý xã hội, trong hoàn cảnh chiến tranh cũng như trong hòa bình…

Những tư tưởng và hoạt động của Hồ Chí Minh về quyền con người thể hiện tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế thời đại, là đóng góp to lớn vào giá trị chung của nhân loại về quyền con người. Những tư tưởng đó là định hướng chính trị cơ bản cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người ở mọi giai đoạn phát triển của đất nước.

 



[1] Những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền sống, quyền sở hữu; đặc biệt bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, như phụ nữ, trẻ em, người già, người lang thang cơ nhỡ, người dân tộc thiểu số, người yếu thế… khá gần với cách thức bảo vệ quyền con người hiện đại.

[2] Các cuộc đấu tranh này cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, góp phần dẫn đến việc Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc bị áp bức năm 1970.

[3] C.Mác và Ph.Ăng-ghen:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, t3, 1995, tr.11.

[4] C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Sđd, t2, 1995, tr. 172-173.

[5] C.Mác và Ph.Ăng-ghen:Sđd, T.19, 1995, tr. 36.