Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Có phải “Hầu hết tù nhân tôn giáo sắc tộc thiểu số không có luật sư trợ giúp pháp lý” ?

 

Sau vụ việc ở Đắk Lắk, các trang báo mạng nước ngoài triệt để khai thác vấn đề dân tộc thiểu số, lồng ghép với tôn giáo để xuyên tạc, bôi nhọ chính sách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước, lấy đó làm cái cớ chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Chẳng hạn như, mới đây, RFA đăng bài “Hầu hết tù nhân tôn giáo sắc tộc thiểu số không có luật sư trợ giúp pháp lý” cố tình xuyên tạc quyền được bào chữa, bảo vệ công lý của người dân tộc thiểu số.



Thực tế cho thấy, RFA không am hiểu gì tình hình trong nước, chỉ nghe rặt thông tin xuyên tạc, bịa đặt từ “nguồn tin một chiều”, rồi phát ngôn như kẻ mất trí.

Chính sách của Chính phủ Việt Nam về việc hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội được quy định rõ ràng tại Luật Trợ giúp pháp lý 2016 có hiệu lực từ 01/01/2018, trong đó cho phép bào chữa miễn phí cho 14 đối tượng, trong đó có người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong việc tiếp cận pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Ấy vậy mà RFA đã nhảy dựng lên rằng “người dân tộc thiểu số không có sự trợ giúp pháp lý với nguyên nhân chính là phí luật sư cao’’. Phải chăng những đối tượng mà RFA nhắc đến không hề “đặc biệt khó khăn” (trong 14 đối tượng được pháp luật quy định) mà chính là những con rối để RFA đứng sau giật dây, thực hiện mưu đồ chống phá của chúng.

Lâu nay, RFA và đám cộng tác viên được dán nhãn “nhà báo độc lập”, “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền” đang ra sức xuyên tạc, bịa đặt những kẻ bị xử lý như Y Krếc Byă, Nay Y Blang, Y Wo Nie đàn áp tín ngưỡng, đàn áp tự do tôn giáo, bất chấp số này là những cốt cán, cầm đầu của các tổ chức đội lốt tôn giáo bất hợp pháp, thực chất tàn dư FULRO, điển hình là “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”, “Hội thánh Tin lành Dega”…

“Hội thánh Tin lành Dega” được thành lập bởi các cá nhân thuộc tổ chức Fulro lưu vong ở Mỹ, câu kết với những đối tượng chống phá trong nước. Bên ngoài hoạt động giống như một tổ chức tôn giáo, hội thánh Tin lành thuần túy như hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện nhưng bên trong, chúng tuyên truyền về tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị để tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, kích động và tổ chức biểu tình, bạo loạn, chống phá chính quyền. Mục đích cuối cùng là để thành lập nhà nước riêng – cái gọi là Nhà nước Tin lành Dega.

Cũng giống như “Hội thánh Tin lành Đề ga”, “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” sử dụng vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam để tổ chức các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước. Trong các đối tượng cốt cán, đối tượng Y Krễc Byă (Đắk Lắk) và Nay Y Blang (Phú Yên) được xem là “thủ lĩnh” của tổ chức này ở trong nước. Trên danh nghĩa tự xưng là tôn giáo Tin lành, tuy nhiên tổ chức trên hoạt động trái với mục đích tốt đẹp của Hội thánh Tin lành truyền thống, chúng hoạt động với mục đích chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, dụ dỗ, lôi kéo người dân ở các buôn làng để thực hiện các ý đồ riêng của chúng.

Báo chí trong nước và đại diện Bộ Công an đã nhiều lần khẳng định: đây không phải là các tổ chức tôn giáo mà chính là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Các đối tượng bị kết án không hề có chuyện không có luật sư vì “chính quyền nói sao thì phải chấp nhận vậy” như RFA vu khống mà tòa án có bằng chứng rõ ràng, xét xử đúng người, đúng tội theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bằng việc đổi trắng thay đen, xuyên tạc sự thật, các đối tượng vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, từ đó ra sức đả phá, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài tìm cách can thiệp, tác động vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhưng hãy nhớ rằng, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, sai tôn chỉ, mục đích và nhất là vi phạm pháp luật đều sẽ bị pháp luật trừng trị.

 

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Thoibao.de của Lê Trung Khoa lại có đánh giá ấu trĩ về chính sách tôn giáo của Việt Nam

 

Sự thúc đẩy, tiến bộ trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican có vẻ như đang khiến những kẻ chống cộng lâu nay hằn học, vì trong tư duy của họ, chỉ có thể chứa đựng thông tin xuyên tạc về chế độ Việt Nam là “cộng sản vô thần”, không có chuyện “cộng sản có tự do tôn giáo” vậy. Chẳng hạn như  tờ Thoibao.de, ngày 4/8/2023 mới đây đăng bài: “Vatican đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, có phải Satan đã lùi bước?”, trong đó tung ra những luận điệu xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bôi nhọ chế độ, coi “Đảng Cộng sản là hiện thân của quỷ Satan. Họ mang đến sự đói nghèo cho người dân, mang đến sự ngu muội, mang đến gông cùm .v .v Và chính vì điều đó mà chính quyền Cộng sản đã đối đầu với Công giáo bao năm qua”.

Thậm chí Thoibao.de xuyên tạc “Chuyến thăm của ông Võ Văn Thưởng đến Vatican, và việc Việt Nam tiến tới đặt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, thì rõ ràng, đây là dấu hiệu cho thấy, Satan đã lùi bước. Satan đã phải chấp nhận hoạt động Công giáo tại Việt Nam và điều này gián tiếp thừa nhận, họ đã thất bại trong việc biến Công giáo thành công cụ cho chính quyền Cộng sản”.

Từ lâu, dân Việt đã biết rõ Lê Trung Khoa là kẻ lập ra và điều hành trang mạng Thoibao.de, từng bị một người Mỹ gốc Việt là Derek Phạm đã công bố video clip nhan đề “Lê Trung Khoa, Thoibao.de bị chỉ đích danh là “lều báo” chuyên thêm thắt, xuyên tạc”. Trong video trả lời phỏng vấn của Derek Phạm, ông Hery Nguyễn thẳng thắn nhận xét: “Lê Trung Khoa cùng Thoibao.de là hình thức khốn nạn của truyền thông” và Hery Nguyễn khuyến cáo “Các bạn nên tỉnh táo đừng bao giờ nghe Lê Trung Khoa nói về tình hình chính trị của Việt Nam”. Lê Trung Khoa , Thoibao.de là như vậy, nên không có gì lạ khi Thoibao.de đưa ra phát ngôn hàm hồ, ngu dốt về lịch sử, văn hóa và non kém về kiến thức thực tế khi cho rằng Cộng sản đã “lùi bước”, đến tận Vatican để thỏa thuận cho đặt đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam.

Phải thấy rõ điều này: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm một số nước châu Âu, trong đó có Tòa thánh Vatican là theo lời mời của các nguyên thủ quốc gia này. Không phải Việt Nam chủ động đến Vatican để “tiến tới đặt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh” mà phải hiểu rằng Việt Nam và Vatican đạt được thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú Tòa thánh Vatican và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam, là kết quả của một quá trình bền bỉ thể hiện thiện chí của cả hai bên. Về phía Việt Nam không chỉ thể hiện thiện chí mà đây còn thể hiện sự nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đến nay Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với 192 trong 200 quốc gia. Trong đó quan hệ Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia; Đối tác Chiến lược 13 quốc gia và đối tác Chiến lược toàn diện với 4 quốc gia. Việt Nam xác định quan hệ đối ngoại qua tiêu chí “Đối tác” và “Đối tượng”: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; Bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh của Việt Nam”. Quan hệ giữa Việt Nam và Vatican cũng tuân theo tiêu chí “Đối tác và “Đối tượng” và có những bước đi thích hợp, phù hợp với lộ trình và lợi ích quốc gia. Việc Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican ký kết Thỏa thuận nêu trên được cho là một bước tiến rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Những luận điệu xuyên tạc và hết sức phản động trong bài viết như:“Đảng Cộng sản vẫn luôn nhằm vào Công giáo và Phật giáo. Hoặc là Cộng sản phải kiểm soát tôn giáo , hoặc là cấm tôn giáo hoạt động”. “Nói về Phật giáo thì xem như chính quyền cộng sản đã điều khiển được theo ý họ. Các chùa công cụ cho Cộng sản lấy khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” để hành động”…. “Thực chất, câu khẩu hiệu này đã khẳng định Phật giáo Việt nam là công cụ cho Đảng Cộng sản”. “Với Công giáo thì chính quyền Cộng sản đã đối đầu với Công giáo bao năm qua. Đảng Cộng sản vẫn luôn nỗ lực kiểm soát nhưng bất thành … người công giáo và hàng giáo phẩm chỉ vâng lệnh bề trên, tức là, họ hướng về Tòa thánh Vatican, chứ không chịu hướng về Đảng Cộng sản”…cho thấy  mức độ phản động, dối trá của Lê Trung Khoa và khuyến cáo “Các bạn nên tỉnh táo đừng bao giờ nghe Lê Trung Khoa nói về tình hình chính trị của Việt Nam” của Hery Nguyễn là đúng.

Thực tế khách quan về hoạt động tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam là sự bác bỏ thuyết phục nhất đối với những thông tin sai sự thật và luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với khoảng 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54.000 chứ sắc, 135.000 chức việc và khoảng 30.000 cơ sở thờ tự. Trong đó Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai sau Phật giáo (khoảng 7 triệu tín đồ, chiếm 6,6 % dân số). Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Đến nay cả nước có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo, trong đó một số cơ sở được phép đào tạo trình độ cao thạc sĩ, tiến sĩ. Hoạt động xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Có thể nói rằng, chưa bao giờ đời sống tôn giáo ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ và phong phú như hiện nay. Nhiều hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra với quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham gia. Lễ Giáng sinh không còn là ngày lễ của riêng người Công giáo mà là của nhiều người dân không theo tôn giáo nào hoặc thuộc tôn giáo khác. Các hoạt động tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo tín đồ và quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội. Nếu nói rằng:“Đảng Cộng sản vẫn luôn nhằm vào Công giáo và Phật giáo. Hoặc là Cộng sản phải kiểm soát tôn giáo, hoặc là cấm tôn giáo hoạt động” thì không thể có được đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, đa dạng và số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc như trên.



Một ý đồ thâm hiểm của Thoibao.de là chia rẽ các tôn giáo, nhất là Phật giáo và Công giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng coi “Phật giáo Việt Nam là công cụ cho Đảng Cộng sản” và “ xem như chính quyền cộng sản đã điều khiển được theo ý họ”. Vì thế Phật giáo luôn được Cộng sản ưu ái, còn “Với Công giáo thì chính quyền Cộng sản đã đối đầu với Công giáo bao năm qua”. Công giáo bị ghẻ lạnh, cấm đoán và “Đảng Cộng sản vẫn luôn nỗ lực kiểm soát nhưng bất thành”. Thực tế các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi người dân hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo nào. Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam cũng như trong thực tế đời sống xã hội.

Tại cuộc gặp ngày 27/7/2023 Hồng y Paronlin khẳng định: “Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với Giáo hội Công giáo nói chung, Tòa thánh Vatican luôn khuyến khích giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam thực hiện đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước”. Những đánh giá khách quan, tích cực về tình hình Công giáo ở Việt Nam từ phía Tòa thánh Vatican trên đây, cũng là bằng chứng phản bác lại các luận điệu xuyên tạc về tự do tôn giáo, bất bình đẳng giữa các tôn giáo, kiểm soát tôn giáo … của Thoibao.de.

 Phải chăng quan hệ giwuax Việt Nam và Vatican đạt tiến bộ, Tòa thánh và giáo dân phấn khởi, ghi nhận nỗ lực đôi bên khiến những kẻ chuyên lợi dụng chiêu bài tôn giáo chống phá Việt Nam như Thoibao.de tối mắt, tối mũi, hằn học mà nói quàng?

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận “vẫn còn là giấc mơ xa vời đối với dân tộc Việt Nam”?

 


Những ngày gần đây trên trang Facebook của Việt Tân đăng tải nội dung: “Ông Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã phát biểu trong Đại hội 18 của Đảng xã hội Pháp tại Tours năm 1920: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp cũng không có”… Dưới chế độ cộng sản hiện nay, các quyền này vẫn còn là giấc mơ xa vời đối với dân tộc Việt Nam”.

Trước hết phải khẳng định rằng, tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định: Việc thực hiện những quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận luôn kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt…; phải tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng hoặc đạo đức của xã hội…; ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng.

Như vậy, tuy được quốc tế công nhận nhưng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí không phải là quyền tự do vô hạn. Dù trong bất kỳ xã hội nào nó cũng chỉ mang tính tương đối, phải tự do trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi thời kỳ nhất định. Không có quốc gia nào cho phép tự do báo chí, tự do ngôn luận đứng ngoài luật pháp và xâm hại đến an ninh quốc gia, xâm hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc. Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định.

Ở một khía cạnh khác, hợp tác quốc tế về báo chí ngày càng phát triển theo hướng hợp tác đa quốc gia và đa lĩnh vực. Tính đến năm 2022, Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí; khoảng hơn 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí; cả nước hiện có hơn 17.000 thẻ nhà báo đã được cấp. Cùng với đó, gần 40 hãng truyền thông quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)… Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều dễ dàng đến được với công chúng Việt Nam thông qua nhiều nền tảng chính thức, chính quy, mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp…

Ngược lại dòng lịch sử, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946 đã hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (bản Hiến pháp mới nhất hiện nay): “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được hiện diện trong thực tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Thêm nữa, Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 quy định cụ thể về quyền tự do ngôn luận trên báo chí như sau: “Công dân được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…”. Đặc biệt, Điều 13 luật này nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình…; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Qua đây có thể dễ dàng nhận thấy, về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống.

Hiện nay, Internet và mạng xã hội đã trở thành công cụ rất quen thuộc, là “một phần tất yếu” trong cuộc sống của mọi tổ chức và cá nhân, nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 68,7% dân số sử dụng, cao hơn mức trung bình của thế giới là 51,4%. Người dân Việt Nam có thể dễ dàng đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống trên các nền tảng mạng xã hội. Phát triển song hành với Internet và mạng xã hội là phát triển Chính phủ điện tử, được Liên hợp quốc đánh giá liên tiếp từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đều tăng hạng. Hiện, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia trên thế giới về chuyển đổi số. Những tiện ích của Internet nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn, nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi tổ chức, cá nhân. Mỗi người dân Việt Nam ngày càng nhận thức đúng đắn về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội, vừa bảo đảm quyền tự do của mình không vượt quá khuôn khổ của pháp luật. Như vây: Người dân Việt Nam đã hiện thực hóa được “giấc mơ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, không như “giấc mơ đen tối” của Việt Tân.