Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Vì sao “virus” tà đạo lừa phỉnh đồng bào, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc?

 

 

Tà đạo - hiện tượng đội lốt tôn giáo cùng thông tin sai trái độc hại trên Internet, nhiều năm qua, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong đã tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Nổi bật như tà đạo “Giê Sùa” và “Bà Cô Dợ” -  đây là những loại tà đạo có nguồn gốc từ người Mông sinh sống ở Mỹ.

 


  Trước sự càn quét của “virus” tà đạo, tại một số khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã nổi lên các hoạt động chống phá như: Lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số thành lập “vương quốc Mông” hay “nhà nước Mông”  cùng với mưu đồ tuyên truyền, kích động chống phá nhằm tới mục tiêu: Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

 

Được biết, vấn đề lợi dụng tà đạo để tuyên truyền, thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” bắt đầu manh nha xuất hiện ở vùng đồng bào Mông từ những năm 2003, 2004; cao điểm nhất là năm 2011, một số đối tượng chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, thần quyền để cầu nguyện đã tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông,” lập “vương quốc Mông.” Do ảnh hưởng của các luận điệu trên, những ngày đầu tháng 5/2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông mang theo chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “xưng vua” - lập “vương quốc Mông.”

 

Thực tế, tư tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong cộng đồng dân tộc Mông ở nước ngoài tuyên truyền vào địa bàn thông qua một số đối tượng cốt cán tìm cách vận động, tập hợp lực lượng trong người Mông.

Sau năm 2011, mặc dù lực lượng chức năng các tỉnh đã đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu; tích cực gặp gỡ, vận động, củng cố địa bàn, song những hoạt động lôi kéo thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” vẫn chưa được giải quyết triệt để và có biểu hiện diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây.

 

Đáng chú ý, từ đầu năm 2020, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được Chúa giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) để bàn bạc, thống nhất... Sau đó, gần 400 người đã tụ tập tại địa danh Ao Rồng thuộc địa bàn xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, Lai Châu) để thực hiện “Lễ công bố thành lập nhà nước Mông.”

 

Để thực hiện mưu đồ trên, các đối tượng tung ra những luận điệu tuyên truyền mang tính chất hoang đường, lợi dụng mê tín dị đoan như: “Sắp có họa lớn” hay “sắp đến ngày tận thế” để lôi kéo, mị dân, làm cho đồng bào vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, thoát kiếp nghèo khó.

 

Ngoài ra, để dễ tạo niềm tin, các đối tượng chống phá đã triệt để lợi dụng tôn giáo, thông qua việc tuyên truyền “Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ.” Hầu hết người dân tham gia các hoạt động có màu sắc tôn giáo kiểu tà đạo đều tin một cách mê muội vào chúa trời và tin rằng mọi thứ trên đời đều do chúa sắp đặt.

Cứ thế, “virus” tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ như “nấm mốc” đã lan vào nhiều khu vực cộng đồng người Mông sinh sống; tạo ra tư tưởng lệch lạc nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; phủ nhận những chủ trương, chính sách chăm lo cho đời sống đồng bào mà Đảng và Nhà nước đang kiên trì, quyết tâm thực hiện nhiều năm qua.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Những luận điệu phi lý của tà đạo Dương Văn Mình

 

Tà đạo Dương Văn Mình đã tồn tại 33 năm, núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tập hợp lực lượng, tuyên truyền tư tưởng ly khai, lập 'Nhà nước riêng của người Mông' do Dương Văn Mình làm 'vua', gây ra nhiều vụ việc phức tạp về ANTT, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh quốc gia. 


 

Dương Văn Mình (SN 1961-2021) còn có tên gọi khác là Dương Súng Mình, nguyên quán ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Năm 1982, đối tượng di cư đến thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Năm 1989, sau khi nghe đài "Nguồn sống" tuyên truyền về đạo "Vàng chứ", Dương Văn Mình "phán" rằng, chúa Giê-Su nhập vào y và tự xưng là vua Giàng Súng Mình, là chúa, là cha của người Mông. Bước đầu, Dương Văn Mình tuyên truyền cho người trong gia đình, những người thân tín để tạo lòng tin. Sau đó, đối tượng tuyên truyền cho nhiều người rằng "Năm 2000, trái đất sẽ nổ tung, con người sẽ chết; ai theo Dương Văn Mình sẽ được Chúa Giê-Su đón lên trời sống sung sướng, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người chết sẽ sống lại, người già sẽ lột xác trẻ lại, người trẻ trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi bệnh, người Mông sẽ có tổ chức riêng…".

Vào thời điểm đó, đồng bào người Mông đời sống khó khăn, nhiều hủ tục, đặc biệt trong việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi. Vì thế, khi nghe những luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình rằng muốn khỏi ốm đau, muốn phát triển kinh tế thì phải nộp tiền, của cải để làm lễ và lập ra "Quỹ Vàng Chứ", những người Mông thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai vì nhẹ dạ, cả tin đã bán lúa, ngô, trâu, bò đem tiền nộp cho Dương Văn Mình.

Ngay từ khi thành lập, Dương Văn Mình đã núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, tập hợp quần chúng; lôi kéo đồng bào dân tộc Mông, khuếch trương tên tuổi, âm mưu ly khai, tự trị, thành lập "Nhà nước của người Mông" do Dương Văn Mình làm "thủ lĩnh". Với các hành vi trên, năm 1990, Dương Văn Mình từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tuyên (cũ) xử phạt 5 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân".

Bên cạnh đó, Dương Văn Mình còn có những việc làm sai trái với phong tục, tập quán truyền thống của người Mông. Với những luận điệu mê tín dị đoan, đối tượng và số cốt cán đã tuyên truyền, vận động người Mông bỏ bàn thờ tổ tiên, đóng góp tiền, tham gia cái gọi là "đạo Dương Văn Mình". Trong giai đoạn từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2013, số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình thường xuyên tuyên truyền người dân, kích động ly khai, tự trị, như: "Người Mông theo Dương Văn Mình để có "Nhà nước" riêng, được sung sướng, ai không theo hoặc không theo đến cùng khi "tổ chức" thành công, có "Nhà nước riêng" sẽ không được hưởng lợi; Dương Văn Mình sẽ làm "vua", làm "Tổng thống của người Mông", "năm 2013, 2014, 2015, người Mông sẽ có người lãnh đạo, có Nhà nước riêng của người Mông"…; "Theo Dương Văn Mình sau này sẽ có thiên đường ở trần gian…".

Nhưng thực tế đã chứng minh, các luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình chỉ mang tính lừa đảo, bịp bợm và phản khoa học với mục đích lừa tiền của người dân. Dương Văn Mình từng tuyên truyền rằng "năm 2000 trái đất sẽ nổ tung" nhưng đến nay trái đất vẫn tồn tại. Đối tượng cho rằng "người chết sẽ sống lại", nhưng vào 11/12/2021, sau một thời gian dài chữa trị bệnh tật, chính Dương Văn Mình cũng qua đời do không thoát khỏi quy luật "sinh, lão, bệnh, tử".

Dương Văn Tu (SN 1967), trú xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, em họ của Dương Văn Mình chia sẻ: "Trước đây, tôi không biết theo tổ chức này là hoạt động trái pháp luật. Sau khi được phân tích, tôi đã hiểu ra. Đến nay, tôi đã không theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình nữa" -  Tham gia tổ chức bất hợp pháp từ năm 1989, Tu từng viết đơn khiếu kiện tập thể, đề nghị chính quyền công nhận "tín ngưỡng" bỏ ma; ký tên bản quy ước an ninh tại khu vực Ngòi Sen đề nghị chính quyền trả ghế mây, bệ thờ chính quyền thu năm 2000; tham gia khiếu kiện tại Hà Nội… Tu còn chủ trì hoạt động cầu nguyện vào 7-8h ngày chủ nhật tại nhà, với khoảng 20-30 người tham gia; hai lần viết báo cáo gửi cho Hoàng Văn Hàu, đối tượng trong tổ chức bất hợp pháp về các hoạt động múa, hát văn nghệ, cầu nguyện. Tu giữ vai trò "già làng" trong tổ chức nhằm kiểm tra, nhận xét, hướng dẫn những người tham gia thực hiện các nghi lễ, múa hát…

Như vậy, có thể thấy, sự thật về bản chất của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình hoàn toàn trái ngược với những luận điệu mà Dương Văn Mình và số đối tượng cốt cán từng rao giảng. Chính những đối tượng cốt cán như Dương Văn Tu cũng đã nhận ra bản chất thật sự và cam kết không theo tổ chức bất hợp pháp này nữa...

 

Mưu đồ lợi dụng “Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo” của BPSOS

 

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn, trang mạng thường xuyên đăng tải thông tin công kích, chống phá Việt Nam của “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) và mạng lưới tay chân là cá nhân, hội nhóm phản động đội lốt tôn giáo.. liên tục đăng tải nhiều thông tin, quảng bá cho thành công của sự kiện có tên gọi “Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế 2022” (viết tắt là IRF Summit 2022)” đồng thời xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo...
Vậy Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế là gì và âm mưu lợi dụng hội nghị này ra sao.


HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ
Đây là diễn đàn được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy ban nhân quyền Quốc tế, Ủy ban Tôn giáo Hoa kỳ phối hợp với một số tổ chức xã hội dân sự tổ chức định kỳ hàng năm. Đây là lần thứ 5 hội nghị này được tổ chức, trong đó 4 lần tổ chức tại Hoa Kỳ và 01 lần tổ chức tại Ba Lan.
Diễn đàn này được tổ chức chủ yếu tập trung thảo luận về vấn đề bảo vệ quyền tự do tôn giáo theo tư tưởng phương tây, phán xét, đánh giá vấn đề vi phạm quyền tự do tôn giáo của các nước qua những tham luận, báo cáo của các thành phần tham dự như đại diện cơ quan ngoại giao các nước tại Hoa Kỳ, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức tôn giáo, các cá nhân với vai trò đại diện cho nạn nhân khi thực hiện quyền tự do tôn giáo….
Để tham dự và có tên với vai trò đồng tổ chức hội nghị, mỗi thành phần đăng ký tham gia chỉ cần chi ra vài trăm đô la Mỹ (thấp nhất 149 đô la Mỹ, cao nhất là 700 đô la Mỹ) để đóng lệ phí. Vì số tiền không phải quá lớn nên sự kiện này thường có đến 60-70 đơn vị đồng tổ chức.
Dù hội nghị này được tổ chức định kỳ hàng năm nhưng không được nhiều quốc gia quan tâm do không mang tính đại diện cho bất kỳ tổ chức quốc tế nào. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia quan ngại về tính chính thống và minh bạch của nó đã tuyên bố không không tham dự diễn đàn này, điển hình như Nga, Trung Quốc, Cu Ba. Đến nay Việt Nam chưa cử đoàn đại diện chính thức tham dự hội nghị này.
ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG IRF SUMMIT ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ĐÌNH THẮNG VÀ BPSOS
Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa và Nguyễn Hữu Xương, nguyên giáo sư Đại học San Diego, thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, Carlifornia (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ. Tuy nhiên sau khi Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương chuyển giao BPSOS cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958, tại TP Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ) quản lý, đối tượng này đã hướng lái các hoạt động của BPSOS, chuyển sang việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá Việt Nam (bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về BPSOS và Nguyễn Đình Thắng tại đường dẫn phần cuối của bài viết).
IRF Summit là một diễn đàn mở để các tổ chức có thể tham gia, miễn là có “đóng tiền”. Do đó, Nguyễn Đình Thắng sau khi đăng ký, nộp lệ phí tham gia với tư cách là “đối tác tài trợ” đã tự nhận mình là tổ chức người Việt duy nhất tham dự hội nghị này nhằm đánh bóng tên tuổi.
Để thực hiện âm mưu chống phá của mình, Nguyễn Đình Thắng đã sử dụng những đối tượng có tư tưởng thù địch, bất mãn chế độ đang tị nạn, lưu vong mà chúng gọi là “những nhân chứng sống”, là “nạn nhân” của tự do tôn giáo tại Việt Nam và định hướng để số đối tượng này trực tiếp lên tiếng tại các buổi hội luận bên lề diễn đàn hội nghị. Theo đó các đối tượng như Aga, Y phic H’Đơk, Hoàng Văn Pá… được phân công đại diện cho “nạn nhân” của các tôn giáo mà chúng cho là bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp khi thực hiện quyền tự do tôn giáo.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thắng tìm cách tác động các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại diễn đàn can thiệp, yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho các đối tượng mà chúng gọi là tù nhân lương tâm tôn giáo gồm: Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hóa, Y Pum Byă, đây là những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam đã thừa nhận hành vi phạm tội và đang thi hành án tù với các tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước CHXHCNVN và phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, Nguyễn Đình Thắng còn sử dụng các báo cáo, thư ngỏ với nội dung, luận điệu bịa đặt, xuyên tạc về chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam, chia rẽ tôn giáo và khối đại đoàn kết dân tộc để “làm bằng chứng” và tăng tính thuyết phục đối với người nghe.
Việt Nam luôn có chính sách nhất quán về vấn đề tự do tôn giáo, đó là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trên thực tế, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng, trong đó có việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo thời gian vừa qua luôn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Do đó, việc Nguyễn Đình Thắng và BPSOS tham gia IRF Summit bản chất chỉ để “đánh bóng” tên tuổi nhằm thu hút sự chú ý của các tổ chức quốc tế và kiếm tài trợ để phục vụ hoạt động chống phá, không hề mang lại “tự do tôn giáo” như chúng rêu rao.





Tất cả cảm xúc:
5

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Cuộc sống tốt đẹp của người con từ bỏ các phản động đội lốt tôn giáo

 

“Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” (gọi tắt là CHPC; do đối tượng A Ga ở Mỹ cầm đầu). Từ năm 2019 đến nay, tổ chức trên đã có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật gây mất an ninh trật tự tại địa phương, ảnh hưởng xấu đến đời sống, danh dự bản thân và thân nhân người tham gia tổ chức trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên.
 
Với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, một số đối tượng FULRO lưu vong ở Thái Lan, Mỹ (Y Quynh Bđăp, A Ga…) tiếp tục lôi kéo bà con tham gia CHPC, kích động tư tưởng ly khai, tự trị nhằm tìm cách thành lập “Nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng” của người DTTS để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, “bộ mặt thật” của tổ chức CHPC đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, vạch trần. 
 
Cụ thể như ở huyện Sông Hinh, một số trường hợp từng theo CHPC sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, giải thích đã nhận thức được bản chất phản động, dối trá của CHPC, từ đó tự nguyện từ bỏ tổ chức, sống hòa nhập cộng đồng như Ksơr Y Lôi (Ma Lang), Lê Mô Y Đối (Ma Duyên), Niê Y Lơ, Ksơr Y Đ’Hâm (Ma Phiếp) cùng trú xã Sông Hinh; Lê Mô Y Thái (Oi Win), Ksơr Y Pom (Ma H’Liêng) cùng trú ở xã Ea Bia... Từ đây, họ không còn gánh chịu những hậu quả, hệ lụy khi tham gia tổ chức, đồng thời, đời sống vật chất và tinh thần có sự thay đổi tích cực.

 
 
Sau khi từ bỏ CHPC, họ được chính quyền tạo điều kiện, giúp đỡ để chuyển sinh hoạt tại các hệ phái Tin Lành thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân, không còn tâm lý lo sợ bị chính quyền phát hiện, xử lý, từ đó an tâm cuộc sống, gia đình chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, giáo dục con cháu, không xảy ra mâu thuẫn gia đình, dòng họ liên quan hoạt động CHPC. Tại địa phương, khi tham gia các phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống người DTTS, họ không bị cô lập, kỳ thị, xa lánh vì theo CHPC, từ đó tạo sự đoàn kết trong buôn làng. Ngoài ra, con cháu của số tham gia CHPC trước kia bị “nhồi nhét” tư tưởng độc hại, thì nay sẽ có sự thay đổi tư tưởng, nhận thức theo hướng tích cực, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển tiến bộ của thế hệ trẻ sau này.
 
Tương tự, trường hợp khác,“Tối ngày 31/8/2022, Điểm nhóm Tim Lành Truyền giảng Phúc Âm, buôn Toát, Xã Rsuom tổ chức buổi lễ đón nhận những người quay về tôn giáo thuần túy được Nhà nước cho phép. Trưởng Điểm nhóm thay mặt các tín đồ buôn Toát gửi lời chúc mừng đến Ksor Duy đã thức tỉnh từ bỏ tà đạo Tin lành Đề ga quay về để đến với Điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo Tin lành Truyền giảng Phúc âm. ...Ksor Duy nói tại buổi lễ, mình cảm ơn tất cả mọi người trong buôn đã chấp nhận và đón mình về, mình sai rồi nên đã suy nghĩ phải đi theo đường lối pháp luật của nhà nước, đi theo đạo phải có người dạy, phải có nhà thờ, mình thấy mình đã sai rồi, mình phải sửa sai, mình hứa sẽ không đi theo Tin lành Đề ga nữa, mình quay về đi theo đạo mà nhiều nước cho phép”

 
 
Bình luận về việc này, người dân buôn làng cho rằng, những người con của buôn làng sớm thức tỉnh, kịp thời phân biệt, nhận thức " Tin lành Đêga" không phải là tôn giáo, ở đó không có chúa mà chỉ có những kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa của chúa và đức tin của dân làng để làm việc xấu, vì vậy không theo "Tin lành Đêga" là bảo vệ bản thân, gia đình, dân làng trước những cái xấu, không để cái xấu len lỏi, tồn tại trong cộng đồng các buôn làng trên mảnh đất Tây Nguyên! Họ cũng mong những người lầm lỡ theo "Tin lành Đêga" nãy cũng đã từ bỏ được những mặc cảm, tự ti để về với những tôn giáo thuần túy, có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tự do, đủ đầy...
 
Có thể nói, với sự kích động, lôi kéo của một số Fulro lưu vong ở Mỹ, dù chiến trang đã chấm dứt nhiều năm, nhưng vân có những người dân làng bị chúng lôi kéo tham gia, thành lập những tổ chức Tin lành trá hình, bản chất núp dưới danh nghĩa này để nuôi dưỡng, phục hồi cái gọi là Tin Lành Đề ga, Nhà nước Đề ga.

 
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật; nghiêm cấm việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Mỗi người dân, tín đồ tôn giáo hãy đề cao cảnh giác, không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền, lôi kéo tham gia CHPC hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực tố giác, phối hợp với chính quyền và lực lượng chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động của tổ chức CHPC, góp phần xoá bỏ “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” ra khỏi đời sống buôn làng.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Không có chuyện Luật pháp Việt Nam hạn chế tự do tôn giáo!


Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên trong các Báo cáo của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng như hàng loạt báo cáo mang danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” đang được các trang mạng, cá nhân chống phá Nhà nước tung hô như là “tiêu chí đánh giá” thực trạng tự do tôn giáo, nhân quyền Việt Nam, tập trung xoáy vào một số nội dung kiểu như: Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế; luật pháp Việt Nam có nhiều điều luật quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại; ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, .v.v..



Những nhận định trên hoàn toàn mang tính bịa đặt, bóp méo sự thật và xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện quốc tế liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và đã không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.
LUẬT PHÁP VIỆT NAM ĐANG ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG-TÔN GIÁO
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Nội dung hiến định này của Việt Nam hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế(2).
Một số nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản về bảo vệ, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong các luật và bộ luật quan trọng của Việt Nam như: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Điều 9); Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 116), Luật Giáo dục năm 2019 (Điều 13, 20); Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, v.v..

Theo đó, luật pháp Việt Nam có quy định rất rõ ràng về quyền và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ quyền tự do tin hoặc không tin theo tôn giáo, tự do bày tỏ niềm tin, thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Trong thực tiễn, Nhà nước Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân¬. Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều được thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình và các cơ sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác theo nghi lễ truyền thống của tôn giáo mình. Các cá nhân và tổ chức tôn giáo được Nhà nước tạo thuận lợi và đảm bảo điều kiện sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật như: tạo điều kiện cho các tôn giáo hoàn thiện cơ cấu tổ chức giáo hội; tạo điều kiện về cơ sở thờ tự và sinh hoạt tôn giáo, về kinh sách phục vụ cho việc tu học và hành đạo, về đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, người hướng dẫn việc đạo, về mở rộng các mối quan hệ quốc tế, .v.v..

Đến năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 26.689.748 tín đồ, trong đó có 57.716 chức sắc, 130.167 chức việc; các tôn giáo ở Việt Nam có 29.854 cơ sở thờ tự(3) và hơn 60 cơ sở đào tạo, trong đó có 17 trường đào tạo trình độ đại học(4).
Mỗi năm, ở Việt Nam có hàng trăm đầu sách và các ấn phẩm tôn giáo, với hàng triệu bản in được xuất bản phục vụ nhu cầu học tập và tìm hiểu của người dân. Chỉ riêng hai tôn giáo là Công giáo và đạo Tin lành, trong năm 2020 đã xuất bản hơn 1 triệu bản Kinh Thánh. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí; hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có các trang thông tin điện tử.

Từ năm 2003 đến năm 2017, có 9.343 cơ sở thờ tự của tôn giáo ở Việt Nam được phục hồi và xây mới(5) đến năm 2020, hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được trùng tu, sửa chữa, trong đó có khoảng 1/3 cơ sở được tu sửa ở quy mô lớn.

Thời gian gần đây, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đăng cai tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế, diễn ra trong thời gian dài, như: Công giáo với Lễ Năm thánh 2010 và Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu năm 2012; Phật giáo với Đại lễ Phật đản Vesak các năm 2008, 2014, 2019; đạo Tin lành với Lễ kỷ niệm 500 năm Tin lành cải chính năm 2017 v.v..

QUẢN LÝ TÔN GIÁO BẰNG LUẬT PHÁP LÀ TIÊU CHÍ CHUNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Với bất kỳ một quốc gia nào, việc đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng luôn phải được đặt lên hàng đầu và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, phải luôn đi liền với nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc. Điều này cũng đã được đề cập đến trong Khoản 3 Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Như vậy, Công ước Quốc tế đã khẳng định, quyền tự do tôn giáo trên phương diện pháp lý cũng như các quyền khác, đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp. Do đó, ở mỗi quốc gia, quyền tự do tôn giáo sẽ có những giới hạn riêng. Chẳng hạn, Điều 25 Bộ luật Phân ly của Pháp quy định rõ: “Các cuộc họp để cử hành sự thờ phụng được tổ chức trong khuôn viên của một hiệp hội tôn giáo hoặc được tổ chức ở nơi công cộng phải chịu sự giám sát của chính quyền vì lợi ích của trật tự công cộng”. Tháng 3 năm 2004, Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật cấm học sinh các trường công lập mặc quần áo và mang các phù hiệu có “biểu hiện dễ thấy liên quan đến tôn giáo”; tháng 2/2021 Hạ viện Pháp thông qua dự luật chống “ly khai” nhằm ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chia rẽ, ly khai dân tộc.

Ở Hoa Kỳ, mặc dù không ban bố bất cứ luật hay pháp lệnh riêng nào về tôn giáo, nhưng tất cả các hoạt động tôn giáo đều phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy định trong hệ thống luật dân sự. Mỹ không thiết lập bộ máy quản lý riêng về tôn giáo, việc quản lý hoạt động tôn giáo được thực hiện theo từng bang và là công việc của các cơ quan hành chính, nhưng các tổ chức tôn giáo muốn hoạt động đều phải đăng ký với chính quyền và phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của luật pháp. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn phải tuân thủ luật pháp và được giám sát trực tiếp bởi các cơ quan của chính quyền bang. Ở Đức, giáo sĩ Công giáo khi nhậm chức phải tuyên thệ tôn trọng chính phủ hợp hiến, tôn trọng lợi ích của nước Đức, v.v..

Như vậy, rõ ràng quyền tự do tôn giáo là có giới hạn và tùy thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Do đó, không thể đem quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia áp dụng cho tất cả các quốc gia, không thể đem những giá trị và tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để đánh giá quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác.

Ở Việt Nam, Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định rõ những hành vi và những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng bị nghiêm cấm gồm: “1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”.
Những quy định này nhằm đảm bảo trật tự, an ninh công cộng, đảm bảo các quyền cơ bản của con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, đảm bảo chủ quyền quốc gia, dân tộc. Điều luật này tuân thủ Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013(6) và cũng hoàn toàn phù hợp với Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Từ “Tin lành đấng Christ” (UMCC) đến “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC)

 


Tổ chức “Tin lành đấng Christ” (UMCC) do Y Hin Niê (SN 1947; người dân tộc Êđê, gốc ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao FULRO III; hiện sống lưu vong ở Mỹ) thành lập năm 2001, nhằm lợi dụng, núp bóng tôn giáo để dễ bề lôi kéo tập hợp lực lượng là người DTTS trong và ngoài nước, kích động ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. 
 
Để thực hiện mưu đồ chính trị, Y Hin và số cốt cán UMCC tăng cường móc nối, câu kết với các tổ chức phản động lưu vong (như: “Hội người Thượng Đêga – MDA”; “Hội đồng sắc tộc và tôn giáo Việt Nam” - CPRVN; “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS”...) thường xuyên tổ chức tập huấn, hội họp trực tuyến trên không gian mạng với số trong nước để đào tạo, huấn luyện và thu thập thông tin, tình hình nhằm xuyên tạc, vu cáo chống nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; tích cực tiếp xúc, vận động, cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình trong nước cho một số cơ quan ngoại giao, tổ chức, cá nhân nước ngoài để sử dụng gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đồng thời, tìm mọi cách móc nối, tuyên truyền, chỉ đạo số cốt cán bên trong nhen nhóm tổ chức chống đối chính trị đội lốt tôn giáo, lôi kéo, phát triển lực lượng, hoạt động chống đối – đáng chú ý, Y Hin Niê đã chỉ đạo đối tượng cốt cán A Đảo (trú ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum – năm 2016 bị bắt quả tang và bị phạt 05 năm tù về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”) cùng với một số đối tượng khác đi Hà Nội gặp gỡ Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài và cung cấp tài liệu (giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù… của các đối tượng tại Tây Nguyên) nhằm xuyên tạc, vu cáo chính quyền; chỉ đạo con trai là Y Jôl Bkrông (trú tại xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) thành lập “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam” (ECCV) và chỉ định Y Jôl Bkrông làm “Giáo hội trưởng”, nhằm tạo vỏ bọc để hoạt động chống đối.


 
 
Thực hiện chỉ đạo của phản động lưu vong, Y Jôl Bkrông đã tuyên truyền lôi kéo người DTTS tham gia ECCV, mặc dù chỉ có ít người nhẹ dạ, bị lừa phỉnh tin theo, nhưng Y Jôl đã báo cáo khống ra bên ngoài phát triển được 22 “hội thánh”, với hơn 750 tín đồ tại 05 tỉnh để khuyếch trương và moi tiền của số bên ngoài; Y Jôl còn thu thập, tập hợp hàng chục tài liệu, báo cáo có nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo và chuyển cho số bên ngoài sử dụng vào hoạt động chống Việt Nam...
Trước âm mưu, hoạt động trên, chính quyền, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã kịp thời phát hiện, tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục, răn đe và đấu tranh ngăn chặn, xóa bỏ tổ chức ECCV trong nước; đa số người theo ECCV, UMCC tỉnh ngộ đã được chính quyền tạo điều kiện chuyển sang sinh hoạt trong các tổ chức tôn giáo hợp pháp, một số ít đối tượng còn ngoan cố, tham gia nhóm CHPC.
 
Năm 2019, đối tượng A Ga (nguyên là cốt cán của UMCC - Sinh năm 1977; gốc ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; năm 2015 trốn sang Thái Lan, năm 2018 được can thiệp đi Mỹ; đang bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”) có mâu thuẫn về lợi ích, chia chác tiền bạc với Y Hin Niê nên đã tách khỏi UMCC, thành lập“Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC), nhưng mục đích vẫn là núp bóng tôn giáo nhằm chống chính quyền, đòi ly khai, tự trị, thành lập “nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng”... 
 
Từ khi thành lập CHPC, A Ga cũng tích cực liên kết với số FULRO, phản động người Việt lưu vong (như: Nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý – MSFJ; “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS”...) để hoạt động chống phá; chỉ đạo số cốt cán trong nước củng cố tổ chức, bầu “Ban Điều hành”; tuyên truyền, phát triển CHPC trên địa bàn 04 tỉnh (Đắk Lắk, Phú Yên, Kon Tum, Lâm Đồng); triệt để sử dụng không gian mạng Internet, thường xuyên tổ chức các lớp, khóa tập huấn, “thông công” trực tuyến để củng cố niềm tin, đào tạo, huấn luyện, tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng bên trong; dụ dỗ, kích động, số bên trong xuất cảnh, vượt biên ra nước ngoài tham dự các “hội nghị”, “hội thảo” về tôn giáo và chỉ đạo, bố trí, hướng dẫn số cốt cán bên trong tiếp xúc, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đề nghị quốc tế can thiệp...
 
Với bản chất phản động, lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của CHPC nên không có nhiều người tin theo, hiện chỉ có khoảng 30 đối tượng trong nước còn mê muội, ảo tưởng vẫn bị lợi dụng, lừa bịp, tham gia CHPC; trong đó, một số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong nước (hầu hết đều có lịch sử hoạt động FULRO, tù tha) vẫn đang có những hành vi vi phạm pháp luật, thường xuyên liên lạc, nhận chỉ đạo của phản động lưu vong, tham gia tập huấn trực tuyến, thu thập tài liệu, quay phim, chụp hình gửi cho bên ngoài để xuyên tạc, vu khống chính quyền...
 
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...
Vì vậy, mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đặc biệt là cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, lừa bịp của bọn phản động. Bất cứ ai có hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều bị trừng trị thích đáng.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

Những nạn nhân của tà đạo Dương Văn Mình ở vùng quê nghèo

Hoành hành ở nhiều địa phương trong thời gian dài, tà đạo Dương Văn Mình đã gây ra bao hệ lụy không chỉ tới an ninh trật tự địa bàn mà còn khiến cho bao người con dân tộc Mông trở thành nạn nhân khốn khổ của nó

Gia đình anh Lý Văn Dinh là hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xóm Sỹ Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng. Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ, anh Dinh sớm tự bươn chải mưu sinh. Do trình độ hiểu biết hạn chế, anh đã bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo tham gia theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình từ khi nào anh cũng không nhớ nổi.

Anh Dinh treo cờ Tổ quốc và cam kết từ bỏ tà đạo Dương Văn Mình

Sau khi được Công an xã Thượng Thôn nhiều lần tuyên truyền, vận động giải thích về bản chất sai trái của Dương Văn Mình là đi ngược lại với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, anh Lý Văn Dinh đã nhận ra rằng, trước đây mình bị lừa dối khi tin theo tổ chức bất hợp pháp này và anh đã chủ động ký cam kết từ bỏ TCBHPDVM. Thấy được sự giác ngộ của anh, Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Hà Quảng và Công an xã Thượng Thôn đã đến động viên, thăm hỏi, trao cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ cho gia đình anh.

Anh Dinh chia sẻ: “Vì tôi không biết chữ nên đã tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Nhưng tôi thấy làm thế là sai trái, nên tôi đã không làm theo, mình phải tin theo Đảng, Nhà nước và chăm chỉ làm ăn, không tin theo luận điệu xấu”.

Đối với ông Lý Văn Páo 51 tuổi, xóm Táy Dưới, xã Thượng Thôn trước đây cũng do kém hiểu biết, ông bị lôi kéo tham gia tà đạo Dương Văn Mình từ 1989. Theo ông Páo kể lại, vào những năm 1990, nhiều người dân tộc Mông trong vùng được tuyên truyền rằng, Dương Văn Mình là do chúa trời gửi xuống. Với bản chất thật thà, dễ tin, nên nhiều nhà bảo nhau đồng loạt bỏ bàn thờ tổ tiên để theo tà đạo Dương Văn Mình.

Theo thời gian, ông Páo dần nhận ra bộ mặt thật của Dương Văn Mình là bản chất là xấu xa, lừa bịp, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp bao đời mà người Mông đã xây dựng. Vì thế ông đã tự giác từ bỏ không tin, không theo Dương Văn Mình và đồng bọn. Tập trung phát triển kinh tế, dạy bảo con cháu làm theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không nghe theo luận điệu xấu. Sau khi từ bỏ không theo tà đạo Dương Văn Mình, ông Páo được cấp ủy, chính quyền địa phương, Nhân dân xóm tin tưởng bầu làm công an viên xóm Táy Dưới. Không những thế ông còn là người đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động được nhiều hộ dân xóm mình tự giác tự bỏ tà đạo Dương Văn Mình.

Ông Nông Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng cho biết: “Thượng Thôn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Hà Quảng và đây cũng là xã có đông đồng bào Mông sinh sống, trong đó có 117 hộ bị ảnh hưởng bởi tà đạo Dương Văn Mình. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Hà Quảng, xã chúng tôi đã thành lập các tổ công tác, tổ giúp việc, xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng đoàn thể. Mỗi đoàn thể trong năm phải tuyên truyền, vận động được ít nhất 02 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi TCBHPDVM nằm trong hội viên của mình ký cam kết từ bỏ tổ chức bất hợp pháp này, góp phần xóa bỏ TCBHPDVM trên địa bàn xã Thượng Thôn nói riêng, huyện Hà Quảng nói chung theo kế hoạch đã đề ra”.

Từ khi thành lập Tổ công tác cấp huyện, trực tiếp là đồng chí Bí thư huyện ủy làm tổ trưởng, Tổ công tác đã quyết liệt triển khai các giải pháp công tác đấu tranh, nhất là việc kết hợp các giải pháp kinh tế - xã hội với công tác tuyên truyền, vận động; chủ động, sáng tạo đề ra những nội dung công tác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; gặp gỡ, tiếp xúc, vận động cá biệt với đối tượng theo tà đạo Dương Văn Mình nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng của đối tượng, hạn chế sự chống đối hoạt động tuyên truyền của đối tượng ở cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về bản chất xấu xa của Dương Văn Mình và đồng bọn, thu hẹp dần phạm vi ảnh hưởng của tổ chức này trên địa bàn huyện Hà Quảng nói riêng, 6 địa phương bị ảnh hưởng của TCBHPDVM nói chung. Cũng qua tuyên truyền, vận động, 15 hộ, 82 nhân khẩu đã tự dỡ bỏ “tấm phông trắng” treo trong nhà và đồng ý ký cam kết từ bỏ TCBHPDVM, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.

Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Hà Quảng và cấp ủy, chính quyền địa phương xã Thượng Thôn tặng quà cho người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 Song song với công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động của tà đạo Dương Văn Mình, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tôn giáo; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xóa đói, giảm nghèo; các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… được triển khai đồng bộ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng của tà đạo Dương Văn Mình.

Có thể nói, với quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị nơi đây, phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác đấu tranh với tà đạo Dương Văn Mình. Kết quả bước đầu đã kìm chế được hoạt động của một số đối tượng cầm đầu, cốt cán; ngăn chặn không để các đối tượng theo tà đạo Dương Văn Mình tiến hành các hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự, tập trung đông người trái pháp luật, không để hình thành điểm nóng về an ninh, trật tự, góp phần hạn chế tầm ảnh hưởng của tà đạo Dương Văn Mình trong vùng đồng bào dân tộc Mông, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tổ chức này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước năm 2024./.

Chân dung một mục sư hết lòng vì bình yên của buôn làng

 

✅Ea Sol là một xã vùng sâu của huyện Ea H’leo, giáp ranh với tỉnh Gia Lai với 19 thôn, buôn. Xã có hơn 16.500 nhân khẩu, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 62%, có 3 tôn giáo chính với 4.642 tín đồ, chiếm 29,72% dân số, trong đó tín đồ đạo Tin lành có trên 1800 tín đồ.
✅Năm 2018, ông Y Jô Suê Ksơr được tín nhiệm bầu làm Mục sư quản nhiệm Chi hội Tin Lành Ea Sol. Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua, ông Y Jô Suê Ksơr - Mục sư quản nhiệm Chi hội Tin Lành Ea Sol, xã Ea Sol, huyện Ea H’leo luôn căn dặn bà con tín đồ phải tuân thủ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo… Ông đã trở thành cầu nối vững chắc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với bà con tín đồ địa phương, góp phần chung trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.



✅Ông đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tích cực đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ đảng viên, đấu tranh với những phần tử xấu có hành vi gây rối trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác hòa giải ngay tại cơ sở; không có đơn thư, khiếu kiện, khiếu nại; không để có điểm “nóng”, phức tạp về ANTT.
✅Trong 8 tháng đầu năm 2022, Mục sư Y Jô Suê Ksơr đã phối hợp cùng với UBND xã tổ chức 03 buổi tuyên truyền, khoảng 500 lượt người tham gia. Trong các buổi tuyên truyền, ông đã vận động tín đồ làm việc theo Hiếp pháp và pháp luật của Nhà nước, giáo dục tín đồ về lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó ông cũng đã vận động hơn 300 hộ gia đình ký cam kết không tàng trữ, mua bán, đốt pháo nổ trong dịp Tết; con em trong gia đình không thay đổi ống giảm thanh của xe máy, gây ảnh hướng đến tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã; vận động 100% hộ gia đình trong Chi hội Tin Lành ký cam kết thực hiện tốt quy ước, hương ước của buôn, tích cực phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn. Trong đợt cao điểm về thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Chi hội đã vận động thu hồi được 03 súng cồn giao nộp cho Công an xã…
✅Tiêu biểu là, ông đã tích cực phối hợp cùng lực lượng Công an xã xây dựng Mô hình “3 an toàn bảo đảm an ninh, trật tự” trong Chi hội Tin Lành, thường xuyên tuyên truyền, vận động 100 % hộ gia đình tham gia, thực hiện tốt các nội dung của Mô hình. Đến nay sau gần 3 năm triển khai thực hiện, mô hình đã có những hiệu quả nhất định, tín đồ trong Chi hội đã chấp hành nghiêm các quy định trong sinh hoạt tôn giáo, trên địa bàn không xảy ra vụ việc liên quan đến ANTT, trên địa bàn xã không có tội phạm về ma túy; nhận thức của quần chúng nhân dân, tín đồ về công tác đảm bảo ANTT ngày càng được nâng cao, các chức sắc ủng hộ và đồng hành cùng chính quyền, lực lượng Công an trong việc triển khai thực hiện mô hình. Mục sư còn tích cực vận động tín đồ đóng góp để xây dựng, nhân rộng mô hình “Camera giám sát ANTT” trên địa bàn xã, đến nay đã có 48 mắt camera được lắp đặt phục vụ công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Mục sư Y Jô Suê Ksơr chia sẻ: “Để hưởng ứng phong trào giữ bình yên cho thôn, buôn, thời gian qua, chúng tôi luôn bảo ban, dạy dỗ con cháu cũng như tín đồ giáo dân phải chăm lo học hành. Trong buôn làng, tuyên truyền mọi người phải đoàn kết, hiểu và chấp hành đúng pháp luật, không được đua xe, đốt pháo nổ, tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ trái phép và chăm lo làm ăn ruộng rẫy, không nhẹ dạ cả tin mà mắc mưu, nghe theo lời kẻ xấu, kẻ ác, để cho buôn làng được yên ổn”.
✅Với những đóng góp tích cực vào công tác đảm bảo ANTT ở địa phương, vào tháng 8/2022 Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk đã tặng Bằng khen cho Chi hội Tin Lành Ea Sol và Mục sư Y Jô Suê Ksơr vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhân dịp “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2022 được tổ chức tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.