Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

Đối thoại và và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau là nhân tố đảm bảo đoàn kết thúc đẩy nhân quyền thế giới!

 


Phó Thủ tướng khẳng định phương châm của Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền của Việt Nam là “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”. Từ đó, Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các nước cần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau, cùng đoàn kết, đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là lập trường thống nhất và xuyên suốt được Việt Nam khẳng định mọi nơi, mọi diễn đàn về nhân quyền, hợp tác và phát triển, bất chấp việc một số thế lực thiếu thiện chí vẫn luôn ác ý, nuôi dưỡng tham vọng áp đặt “tiêu chí nhân quyền” của nước này lên nước khác.



Cụ thể hơn, trong phát biểu của mình tại phiên khai mạc Kỳ họp thường niên thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thông báo những thành tựu mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, đồng thời kêu gọi các quốc gia tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy đối thoại, không chính trị hoá và áp đặt, nhằm chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu, với con người là trung tâm của hành động.

Với vị thế ngày một nâng cao trên trường quốc tế, tâm thế của Việt Nam khi tham gia các cuộc đối thoại, làm việc với các nước về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, dân tộc, tôn giáo được nâng lên một tầm cao mới: chủ động, tự tin, thẳng thắn, mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần đối ngoại "cây tre" và đạt được nhiều thành tựu.

Đáng kể đến là việc nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican, thông qua Thoả thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Toà thánh tại Việt Nam. Hay dựa trên tiền đề mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo, ta đã chủ động thông tin cho phía bạn những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời đề nghị phía bạn cần thu thập thông tin về tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam qua kênh chính thống là các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước, không để các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước… 

Bên cạnh đó, đối thoại nhân quyền thường niên Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - EU, Việt Nam - Australia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Một mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chính thống về tình nhân quyền Việt Nam cho các đối tác, mặt khác đấu tranh, phản biện hiệu quả những thông tin sai lệch, đi đến tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất nhận thức chung, tôn trọng tính đặc thù về nhân quyền của các bên, để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực nhân quyền, đóng góp vào phát triển quan hệ song phương

Thời gian qua, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, nhất là việc Việt Nam xét xử các đối tượng chống đối vi phạm pháp luật… để tán phát thông tin bịa đặt, sai trái về công tác bảo đảm quyền con người của Việt Nam, vận động các nước can thiệp, gây sức ép với ta, nhất là nhân các sự kiện chính trị quan trọng, trước thềm các đối thoại nhân quyền… nhằm vẽ ra bức tranh “tối màu” về tình hình nhân quyền Việt Nam, hạ thấp uy tín của nước ta. Việt Nam hiểu sắc sắc yêu cầu tăng cường đối thoại và tôn trọng sự khác biệt trong hợp tác thúc đẩy nhân quyền đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam trong hòa nhập và tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với Việt Nam ra sao. Sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi, lan tỏa chủ trương này là mục tiêu cao cả mà Việt Nam tham gia vào Hội đồng nhân quyền LHQ mong muốn đạt được.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng: bằng chứng về thành tựu nhân quyền không thể phủ nhận!

 


Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo quyền con người, trong đó nhấn mạnh đến chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng. Đây là khẳng định dựa trên nỗ lực thực tế và sự ghi nhận của các tổ chức uy tín trên thế giới điều tra, đánh giá.

 Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 ngày 9/9/2022, với chủ đề "Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi".

Theo đánh giá của báo cáo, Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại, các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã tránh được sự đảo ngược trong tiến độ phát triển con người. Giá trị Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019 (0,704) và Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ vị trí 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021.

Báo cáo của UNDP nhận định, Việt Nam thuộc Nhóm Phát triển con người cao từ năm 2019. HDI dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình, đưa ra một thước đo tổng quát về sự phát triển của con người.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Tốc độ gia tăng HDI chậm lại trong thập kỷ qua, chủ yếu là do Việt Nam đã là nước giàu hơn với mức tuổi thọ và trình độ học vấn tương đối cao so với mức thu nhập.

Chỉ số Bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam, đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ, tiếp tục được cải thiện vào năm 2021. GII của Việt Nam là 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia. GII xem xét sức khỏe sinh sản, trao quyền và sự tham gia vào lực lượng lao động. Việt Nam thực hiện tốt các khía cạnh về giảm tỷ lệ tử vong mẹ, tăng tỷ lệ đi học của trẻ em gái, phụ nữ tham gia lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong Quốc hội vẫn còn thấp.

"Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển đã bị mất đi do COVID-19 và quản lý những bất ổn liên quan đến các cuộc khủng hoảng phân tầng được mô tả trong HDR", Giáo sư Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP cho biết tại Lễ công bố.

Ông cho rằng, "việc triển khai nhanh chóng và phổ cập vaccine đã giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm áp lực cho các bệnh viện, trạm y tế và trường học. Chính sách linh hoạt và thích ứng của Chính phủ đã giúp các ngành như du lịch và vận tải có thể phục hồi ấn tượng vào năm 2022".

UNDP cũng lưu ý, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức trong thời gian tới. Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất, làm người dân phải thay đổi chỗ ở và sinh kế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ phát triển con người ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào xu hướng tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới. Khủng hoảng ở châu Âu, giá cả tăng cao và sự gián đoạn đối với các mô hình thương mại toàn cầu là những nguyên nhân quan trọng gây ra sự không chắc chắn. UNDP khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục-đào tạo và nghiên cứu để nâng cao khả năng chống chịu của quốc gia, năng lực điều chỉnh nhanh chóng và linh hoạt trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.

UNDP nhấn mạnh, điều quan trọng là hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam cần được hiện đại hóa để giúp mọi người dân có thể ứng phó được với rủi ro kinh tế và thiên tai, duy trì mức sống ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 cho thấy, có những điểm yếu trong hệ thống trợ giúp và bảo trợ xã hội. Việc số hóa đăng ký và cung cấp trợ giúp xã hội, dựa trên căn cước công dân thay vì nơi cư trú tại địa phương sẽ giúp hệ thống phản ứng công bằng và nhanh chóng hơn trong những thời điểm rủi ro gia tăng.

Sự khẳng định của UNDP cùng với số liệu điều tra hàng năm là đánh giá khoa học và khách quan hơn cả nỗ lực của Việt Nam trong phát triển con người, chủ yếu trên 3 lĩnh vực là giáo dục, sức khỏe, thu nhập. Đây là thành tựu nhân quyền thuyết phục nhất, thể hiện nỗ lực và phẩn đấu không ngừng nghỉ, bất chấp mọi khó khăn, thách thức của Đảng, Chính phủ mà không luận điệu xuyên tạc nào phá hoại được.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Bao phủ của bảo hiểm y tế rộng khắp: chính sách đảm bảo Quyền con người thiết thực, nhân văn của Việt Nam!

 


Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực an sinh xã hội. Trong đó phải kể đến thành công trong bao phủ của bảo hiểm y tế rộng khắp, một chính sách an sinh nhân văn, có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới bảo vệ rộng rãi cộng đồng và mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là nhóm người yếu thế. Cơ sở nào cho Đoàn Việt Nam khẳng định nỗ lực của mình trong lĩnh vực này trên Diễn đàn quốc tế lớn nhất về nhân quyền này?



Theo thống kê của BHXH Việt Nam, đến cuối năm 2022 có khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số, tăng hơn 2,2 triệu người so với năm 2021 tỷ lệ bao phủ BHYT tăng 0,3% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Sự bao phủ bảo hiểm y tế không đơn giản là thành tích mà nó còn phản ánh chính sách có ý nghĩa nhân văn to lớn qua một số con số dưới đây:

Thứ nhất, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng đồng nghĩ với việc ngày càng có thêm nhiều người dân được đảm bảo, chăm sóc sức khỏe và BHYT. Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế, bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, mỗi năm Quỹ BHYT chi trả từ 100.000 đến 105.000 tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, Quỹ BHYT còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính như: Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận...Vì vậy, từ nhiều năm nay, thẻ BHYT đã được phần lớn người dân coi như "phao cứu sinh", là "thẻ hộ mệnh" không thể thiếu của mỗi người khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

Thứ hai, chất lượng khám chữa bệnh BHYT cũng ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế hiện đại, thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau bệnh tật.

Theo đó, danh mục thuốc được Quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT với hơn 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm và trên hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa dạng… người bệnh được chỉ định sử dụng dài ngày, có thuốc dùng suốt đời cho quá trình điều trị bệnh.

Mặc dù các thuốc điều trị cho các bệnh hiểm nghèo đều là các thuốc đắt tiền, có giá lên đến hàng chục triệu đồng cho một liều sử dụng nhưng vẫn được Quỹ BHYT thanh toán. Danh mục thuốc BHYT hiện nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị đối với các bệnh hiểm nghèo.

Ngoài các chi phí về thuốc, người tham gia BHYT còn được Quỹ BHYT chi trả các chi phí dịch vụ kỹ thuật (với hơn 9.000 dịch vụ), vật tư y tế. Trong đó có các phẫu thuật, thủ thuật cao, chi phí lớn như: phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật thay khớp, thay đĩa đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim… Đáng chú ý, một số loại vật tư y tế được quỹ BHYT thanh toán có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Riêng đối với chi phí ngày giường điều trị nội trú, Quỹ BHYT sẽ thanh toán căn cứ vào hạng bệnh viện và loại giường điều trị đã sử dụng. Đối với các trường hợp phải chăm sóc đặc biệt sẽ được Quỹ BHYT thanh toán lên tới hàng chục triệu đồng/một đợt điều trị, thậm chí có trường hợp số tiền giường được thanh toán lên đến hằng trăm triệu đồng.

Thứ ba, chính sách BHYT đã phát huy hiệu quả vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như chia sẻ gánh nặng cho gia đình các bệnh nhân khi không may gặp phải ốm đau, bệnh tật.

Có thể nói rằng, BHYT là chính sách có ý nghĩa an sinh quan trọng, nhằm bảo đảm sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đồng thời, qua đó thể hiện tính nhân văn ở sự sẻ chia giữa người mạnh khỏe và người hay ốm đau, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi. Những lợi ích của BHYT mang lại cho người tham gia là điều dễ nhận thấy.

Tham gia BHYT, mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Bởi lẽ, chính sách BHYT nước ta hướng tới mọi người dân, người lao động, trong đó có học sinh, sinh viên.

Nhờ sự ưu vi ệt, thiết thực về quyền lợi, giàu tính nhân văn nên BHYT đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ. Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách BHYT.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Quyền con người trong thời đại chuyển đổi số: những nỗ lực không thể phủ nhận của Việt Nam!

 


Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo quyền con người trong thời đại chuyển đối số. Cơ sở nào cho Đoàn Việt Nam khẳng định nỗ lực của mình trong lĩnh vực này trên Diễn đàn quốc tế lớn nhất về nhân quyền này?



Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có việc luôn bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, vu cáo, kích động với luận điệu “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là hết sức tồi tệ”, thậm chí họ công kích, liệt Việt Nam vào diện “kẻ thù của Internet” với thông tin thiếu khách quan, ác ý, thiên kiến về Việt Nam.

Thời gian qua, mỗi người dân Việt Nam đều có cảm nhận về những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời sống xã hội, với những lợi ích thiết thực đang được thụ hưởng. Sự ra đời và phát triển của các mô hình dịch vụ, ứng dụng, hay sản phẩm công nghệ trên nền tảng kết nối Internet đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức con người. Thế nhưng, các thế lực phản động, thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí vẫn cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật về quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Hết xuyên tạc về tự do ngôn luận, các đối tượng thù địch, thế lực phản động cho rằng tại Việt Nam không có tự do internet. Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới. Chưa dừng lại, một số cá nhân còn cho rằng “Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội”.

Thực tế cho thấy, sự phát triển và tự do Internet tại Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Khi đại dịch Covid-19 ập tới, kéo theo giãn cách xã hội, Internet trở thành con đường duy nhất để nhiều người, nhiều gia đình kết nối với bên ngoài. Chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin trong nước và trên toàn thế giới mọi lúc mọi nơi, thậm chí làm việc, học tập mà không cần ra khỏi nhà.

Cũng nhờ có internet mà thanh toán số không còn còn là đặc trưng của đô thị, mà người dân ở nông thôn và miền núi đều có thể tiếp cận.

Sau hơn 1/4 thế kỷ, từ dịch vụ xa lạ với người dân Việt Nam, số người dùng internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70 triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.

Internet giờ đây đã trở thành nền tảng để xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số hiện đại. Nhờ chuyển đổi số, cuộc sống người Việt đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến, mua hàng qua kênh thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại.

Những tiện ích, dịch vụ số đang từng bước được phủ rộng trên khắp cả nước. Từ thành thị tới nông thôn, từ doanh nghiệp tới mỗi người dân đều nhìn rõ và có thể nắm bắt được cơ hội của mình từ chuyển đổi số.

Không chỉ đảm bảo quyền thụ hưởng trong chuyển đổi số mà Việt Nam còn nỗ lực bảo vệ quyền con người trên môi trường số

Sự phát triển của internet và công nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên, với hàng trăm triệu trao đổi, giao dịch dân sự trên môi trường số mỗi ngày, nó cũng được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tiêu cực con người nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, cần có những chính sách pháp luật đặc thù để quản lý hoạt động trên không gian mạng, trong đó có những quy định để bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.

Tháng 4/2023, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được một số đơn trình báo của người dân về việc thông tin cá nhân bị các đối tượng của tổ chức khủng bố Việt Tân sử dụng để đăng ký cái gọi là chương trình "Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa". Đây chỉ là một trong những hệ quả của việc thiếu cẩn trọng, để lộ lọt thông tin cá nhân của người dân trên mạng Internet.

Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Bài toán làm sao vừa quản lý, sử dụng hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền con người.

Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng và lợi ích quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật an ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... đã được ban hành. Trong đó có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn, xử lý tin xấu độc với các nền tảng xuyên biên giới được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan chức năng.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.

Những năm qua, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đều hoan nghênh thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Những thành tựu này chính là khẳng định sự cam kết của Việt Nam với bạn bè quốc tế nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền.

 

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Bảo đảm an sinh xã hội: thực tiễn đáng ghi nhận của Việt Nam

 


Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo an sinh xã hội đất nước trong bối cảnh dịch bênh, thiên tai và sự bất ổn của thế giới. Cơ sở nào cho Đoàn Việt Nam tự tin trên Diễn đàn quốc tế lớn nhất về nhân quyền này?



Quyền được hưởng an sinh xã hội đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận với tư cách là một quyền cơ bản của công dân tại Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; đồng thời khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền hưởng an sinh xã hội: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”.

Quy định của Hiến pháp về quyền an sinh xã hội được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn vệ sinh lao động… Các luật trong lĩnh vực này bảo đảm tốt hơn các quyền của công dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, các dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội đối với các đối tượng chính sách, bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tốt hơn mối quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội nói chung, chính sách lao động và  an sinh xã hội nói riêng theo nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội.

Chính phủ Việt Nam luôn đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội; mở rộng diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội; các chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội được tiếp tục thực hiện hiệu quả, nhất là chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hằng năm, Chính phủ đã hỗ trợ hàng chục vạn tấn gạo cho các địa phương để kịp thời hỗ trợ cho người nghèo và người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt và huy động hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Năm 2021, Chính phủ đã xuất cấp 143,84 nghìn tấn gạo dữ trự quốc gia hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương. Giai đoạn 2017 - 2022, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, nhà xã hội đã mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ. Đến năm 2022, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh “tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”, đồng thời đặt mục tiêu “Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5% hằng nằm”. Để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện.

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra các mục tiêu nhằm cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về cơ bản hàng năm đều tăng.Tính đến hết ngày 31/12/2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 17,49 triệu người, chiếm 38% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó (i) số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 16,03 triệu người, chiếm gần 34,83% lực lượng lao động trong độ tuổi; (ii) số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là khoảng 1,46 triệu người, chiếm gần 3,17% lực lượng lao động trong độ tuổi”.

Giai đoạn 2021-2025, bên cạnh hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện, Quốc hội đã phê duyệt triển khai thực hiện thêm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là các nguồn lực rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bộ Chính trị đã ban hành 06 nghị quyết đối với 06 vùng trong cả nước về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ mục tiêu giảm nghèo bền vững của từng vùng. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã thông qua, phê duyệt 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện để thực hiện mục tiêu của từng Chương trìnhNgoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định quan trọng như: Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Quyết định 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.

Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều (%)

Vùng

2018

2019

2020

2021

2022

Cả nước

6,8

5,7

4,8

4,4

4,3

Mức giảm (so với năm trước)

1,1

1,1

0,9

0,4

0,1

Trong đó

Thành thị

1,5

1,2

1,1

1,0

2,0

 

Nông thôn

9,6

8,0

7,1

6,5

5,7

Vùng

 

 

 

 

 

 

 

Đồng bằng sông Hồng

1,9

1,6

1,3

1,2

0,9

 

Trung du và miền núi phía Bắc

18,4

16,4

14,4

13,4

12,1

 

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

8,7

7,4

6,5

5,7

5,0

 

Tây Nguyên

13,9

12,4

11,0

10,1

11,4

 

Đông Nam Bộ

0,6

0,5

0,3

0,2

0,7

 

Đồng bằng sông Cửu Long

5,8

4,8

4,2

3,8

4,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2022; Khảo sát mức sng dân cư, Tổng cục Thống kê

 

Nhà nước luôn thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương; chú trọng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 36,8%, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 30%); quan tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân (kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến đến 1.591 cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh).

Triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân, đối tượng chính sách, Ngân sách nhà nước đã bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016–2020 là 42.429 tỷ đồng. Chương trình đã góp phần làm thay đổi rõ rệt hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 giảm từ 9,88% đầu năm 2016 xuống còn 2,75% cuối năm 2020 và 2,23% vào cuối năm 2021. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015, xuất cấp 27.19 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ, cứu đói nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm. Đến cuối năm 2021, cả nước có tổng số 609.049 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,23% (giảm 0,52% so với cuối năm 2020); 850.202 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,11%. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 7,52% (giảm 1,83% so với đầu kỳ; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.648 hộ), trong đó: (i) tỷ lệ hộ nghèo là 4,03% (giảm 1,17% so với đầu kỳ; tổng số hộ nghèo là 1.057.374 hộ); (ii) tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,49% (giảm 0,66% so với đầu kỳ; tổng số hộ cận nghèo là 915.274 hộ); (iii) tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,02%, giảm 4,89%”. Năm 2022, có khoảng 3,6 triệu đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí thực hiện trên 28 nghìn tỷ đồng17 - nâng độ bao phủ lên 3,6% dân số đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ BHYT.

Số người tham gia bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 88,04 triệu người, chiếm 90,85% dân số. Năm 2021, số người tham gia bảo hiểm y tế là 88,837 triệu người, đạt tỷ lệ 91,01% dân số vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.

Hệ thống an sinh xã hội và chính sách xã hội đã chứng tỏ tính ưu việt trong hỗ trợ người lao động trước khó khăn do đại dịch COVID-19. Tính đến ngày 25/11/2021, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19 và trên toàn quốc là 2845 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ 28,27 triệu lượt đối tượng (gồm 377.431 lượt đơn vị sử dụng lao động, gần 27,9 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác). Năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận và giải quyết hồ sơ cho 851 đơn vị, với trên 161.500 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất. Đặc biệt, đã có gần 13.034 triệu người lao động được hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có trên 9,52 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số còn lại đã dừng tham gia, với tổng số tiền hỗ trợ là 30.991 tỷ đồng. Kết quả từ Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững đối với phụ nữ và trẻ em do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2020-2021 với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy có 39% người dân trong hộ gia đình đã nhận được hỗ trợ xã hội trong thời gian dịch bệnh, bao gồm các hình thức hỗ trợ của Chính phủ, cơ quan đoàn thể và từ các nhà hảo tâm. Đây là những chính sách và hình thức hỗ trợ thiết thực, nhằm giảm bớt khó khăn do dịch COVID-19, đặc biệt với các nhóm ngành có nhiều lao động bị hoãn việc, dừng việc, thu nhập giảm sút... cũng như các đối tượng dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm 2021.

Chế độ, chính sách đối với người có công được mở rộng về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được nâng lên hằng năm, đặc biệt là tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng. Công tác phát triển nhà ở cho người dân được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh, nhất là cho người có công, các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp.

Chính sách trợ giúp xã hội đã bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng ở mọi lứa tuổi; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng; 86% tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời; 86% tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc ký kết các hiệp định hợp tác song phương về bảo hiểm xã hội để tăng cường an sinh xã hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.