Trước Tết nguyên đán năm nay, khá nhiều zân chủ gia như Huỳnh Ngọc Chênh, Lê Công Định, Hoàng Dũng…đều ủng hộ cấm đốt pháo hoa dành tiền cho dân nghèo và xóa bỏ Tết cổ truyền cho phù hợp với văn minh và hội nhập phương Tây. Việc chính quyền không đốt pháo hoa dịp Tết được họ ra sức PR rằng, chính quyền đã phải thừa nhận các “kiến nghị” của giới “đấu tranh dân chủ” là đúng đắn và làm theo để “mị dân”. Tuy nhiên, thực tế duy mới có chuyện pháo nổ dịp Tết đã kiểm nghiệm ngay những kiến nghị này có “hợp ý dân” hay không?
Dư luận sau Tết nguyên đán đa phần đều cho rằng, việc Nhà nước không tổ chức đốt pháo hoa để tiết kiệm tiền hỗ trợ dân miền Trung đang phải gánh chịu nhiều thiên tai, địch họa, về chủ trương là tốt nhưng hóa ra chính dân chúng ở miền Trung lại không “hưởng ứng” đầu tiên.
Blog Loa Phường đã có bài nói về Ngày Tết ở vùng quê nghèo Yên Thành-Nghệ An cho thấy, điều kiện, chất lượng sống của người dân miền Trung khác xa với tuyên truyền trên mạng xã hội rất nhiều. Bởi vậy mới nói, chính quyền không đốt pháo thì nhà dân đì đùng suốt đêm giao thừa với đủ loại pháo lậu với giá cả cắt cổ. Pháo đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của dân Việt trong ngày Tết, việc không đốt pháo ngày Tết xem ra nhiều “hệ lụy” hơn, tốn tiền của dân hơn.
Fb Linh Nguyễn ở vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh đặc tả cảnh pháo nổ ngày Tết mới thấy độ “khủng khiếp”: “Cả nước vì miền trung thân yêu quyết không nổ pháo để chăm lo cho người nghèo tốt hơn. Nhưng chính người dân vùng rốn lũ như Hương Khê quê mình pháo mìn nổ như tập trận, pháo ở đây đa phần pháo hoa và pháo lậu từ Lào tuồn về. Một bánh pháo hoa có 36 quả loại 20m thì 800k / 1 bánh, loại 42 quả thì tầm 1tr bọn xe lào chúng bán nhan nhản, còn mìn thì 400k/5 quả bao gồm cả kíp do các mỏ đá tuồn ra. Thế nên chả lạ năm này quê mình không khác gì dự bị đông viên tập trận. Thậm chí có người bỏ hẳn mấy củ mua pháo đốt chơi”.
Xét nổ pháo ngày Tết nguy hiểm đến tính mạng người dân nên đi cùng với việc cấm đốt pháo, chính quyền thường tổ chức bắn pháo hoa với sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn nhằm duy trì món ăn tinh thần của dân Việt, nhất là đêm giao thừa, đã trở thành “nếp” sinh hoạt tinh thần của người dân mọi miền đất nước. Chứng kiến cảnh dân chúng đêm giao thừa đổ về nơi tổ chức đốt pháo hoa đã cho thấy, đốt pháo là món ăn tinh thần không thể thiếu với dân Việt ngày Tết và giúp giữ tính mạng người dân do “chơi” pháo lậu hơn nhiều.
Đành rằng, năm 2016, đất nước chưa bao giờ gặp nhiều khó khăn do thiên tai-địch họa đến thế. Dân Việt khắp thế giới hướng về miền Trung nên việc Đảng, Nhà nước quyết dành tiền đốt pháo hoa ngày Tết hỗ trợ dân nghèo, đã khiến ngày Tết cổ truyền năm nay thực sự “hẫng hụt”. Hệ quả là dân miền Trung, các loại pháo nổ đì đùng nhờ pháo lậu tuồn từ Lào đến mức “loạn” kể trên.
Còn đây, xin lấy ví dụ về một zận chủ tiêu biểu quyết liệt phản đối pháo Tết, đòi xóa bỏ Tết cổ truyền, thậm chí chửi cả cha mẹ, tổ tiên vì “đòi” con cái làm ăn xa quê “thí mạng” cho giao thông để hưởng niềm vui đoàn viên, thì chính họ lại tìm cho mình thú vui ngày Tết bằng sự “hưởng lạc” cho riêng mình.
Chỉ tội dân chúng nghe theo những luận điệu đầy “mị dân” của chúng mà ngỡ chúng là những kẻ “yêu nước thương dân”, kỳ thực, chúng chỉ là những kẻ lạc đàn, cô đơn giữa xã hội Việt Nam hoặc đang sống nhờ tiền nuôi dưỡng của dân cờ vàng không còn được hưởng Tết cổ truyền ở trời Tây nên phải phụ họa bỏ Tết, bỏ pháo như lý giải của blog Loa Phường trong bài “Ngày Tết dân tộc với giới zận chủ”, trong đó có đoạn “những cay cú, hận thù vì ngày Tết họ không được quyền vui vẻ vì cộng sản chưa sụp đổ, những “chiến hữu” ngày ngày ngoại vận và lo hậu cần, tài chính cho họ lật đổ chính thể hiện hành chưa có ngày “phục quốc”, những “đồng đội” của họ đang lạnh lẽo, cô đơn chốn lao tù… ”
Bởi vậy, không phải tự nhiên mà bất cứ hiến chương, “pháp luật” quốc tế nào cũng phải dành ngoại lệ cho yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, an ninh quốc gia gắn với đặc thù nước đó. Giống như Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị đưa ra các tiêu chí nhân quyền có tính phổ quát như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…nhưng gắn thêm điều kiện kiểu “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác” mà luôn bị những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” lờ đi khi xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam không tuân thủ pháp luật quốc tế mà mình đã ký kết, đàn áp dân chủ, nhân quyền ở Việt nam…
Với người dân Việt, Tết cổ truyền như dịp sum họp, cúng giỗ tổ tiên, thăm cha kính mẹ, gặp gỡ thân nhân bạn bè…cũng như việc có tiếng pháo ngày Tết đã là món ăn tinh thần có thực, trở thành “tín ngưỡng” không thể bỏ, chúng ta chỉ có thể kêu gọi “tiết kiệm, an toàn” mà thôi. Chỉ có những kẻ tưởng mình “hướng Tây”, “văn minh” nên ngỡ rằng, bỏ tết cổ truyền mới là “hòa nhập thế giới”, đốt pháo hoa là “lãng phí tiền của”, là “không vì người nghèo”,…
Biết rằng, mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu xã hội, phục vụ xã hội và được kiểm nghiệm “chân lí” từ chính hiện thực xã hội. Từ một ví dụ về vấn đề Tết cổ truyền, nhu cầu “chơi pháo” ngày Tết của dân Việt cho thấy, xu hướng du nhập hài hòa những cái tích cực từ “văn minh phương Tây” vào “văn hóa cổ truyền Việt Nam” mới thực sự là đúng đắn, mới là hợp “lòng dân” và mới là xu thế của Việt Nam. Còn đòi máy móc, dập khuôn bất cứ vấn đề gì ngược với văn hóa, tín ngưỡng thì tất yếu sẽ bị thực tế loại bỏ. Nên nhớ Trung Quốc có cả nghìn năm thống trị mà không “đồng hóa” được dân Việt, nói chi Pháp , Mỹ mới chỉ có 200 năm cai trị. Mọi mưu đồ “đồng hóa” văn hóa, tín ngưỡng sẽ dẫn đến hệ lụy khủng khiếp, bài học do xung đột giá trị nảy nòi đủ thứ chủ nghĩa cực đoan như Do Thái giáo, Hồi giáo là phát xít, khủng bố…đều bắt nguồn từ mưu đồ, toan tính này.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét