Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Cơ chế UPR – có tốt thật như nó đang được tung hô?

 Mới đây, trang web Luật Khoa tạp chí đã đăng tải một bài viết có tựa đề "Cơ chế kiểm điểm nhân quyền UPR của LHQ là dành cho mỗi chúng ta". Trong bài viết này, Luật Khoa đã giới thiệu tóm lược về cơ chế UPR và tán dương nó lên tận trời xanh.
 
 Cơ chế UPR – có tốt thật như nó đang được tung hô?
 
Cơ chế UPR, viết tắt của Universal Periodic Review, tức là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, là một phương thức mới của Liên Hợp Quốc. UPR được đi vào hoạt động từ năm 2008 dưới sự điều phối của Hội đồng Nhân quyền (HRC - Human Rights Council). Hội đồng Nhân quyền được thành lập vào năm 2006 để hỗ trợ cho một thiết chế hoạt động kém hiệu quả khác của Liên Hợp Quốc là Uỷ ban Nhân quyền (Human Rights Committee). Như vậy, chỉ sau 2 năm hoạt động, Hồi đồng Nhân quyền đã đẻ ra một cơ chế mới để thúc đẩy hoạt động nhân quyền tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nói một cách đơn giản, cơ chế UPR sẽ cho phép các tổ chức NGO, các các nhân độc lập và chính phủ của mỗi nước báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền trên cơ sở ai cũng có thể gửi báo cáo qua Internet. Hội đồng Nhân quyền trên cơ sở đó sẽ Kiểm điểm mỗi quốc gia theo chu kỳ 4,5 năm một lần. Khi một quốc gia phải trải qua kiểm điểm, các quốc gia khác được phép gửi khuyến nghị yêu cầu quốc gia đó chấp nhận hoặc từ chối. Có lẽ chẳng phải bàn gì nhiều về cách thức hoạt động của UPR hay nội dung bài viết của Luật Khoa, nhưng những lời tán dương của Luật Khoa cùng với những ví dụ ngớ ngẩn về UPR khiến cho ai cũng phải nghi ngờ về mục đích thực sự của Luật Khoa.

Thứ nhất, cơ chế UPR chỉ là một chiêu bài của Hoa Kỳ để sử dụng nhân quyền như một chính sách ngoại giao nhằm can thiệp vào tình hình chính trị của các quốc gia không cùng phe. Tổng thống đảng Dân chủ Jimmy Carter quyết định chính thức đưa nhân quyền vào chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ khi ông đắc cử năm 1976. Kể từ đây, cứ mỗi lần một tổng thống đảng Dân chủ đắc cử thì Hoa Kỳ lại đổ một khối lượng tiền khổng lồ vào hoạt động nhân quyền, tiếp tay vô tội vạ cho nhiều tổ chức hoạt động không thật sự vì sự phát triển của đời sống người dân, chưa kể nhiều hội nhóm khủng bố, hoạt động chính trị ngầm nhưng vẫn trá hình hoạt động nhân quyền để xin tiền từ chính quyền Mỹ.
 
 
Thứ hai, các quốc gia tham gia khuyến nghị chẳng thực sự có thông tin về quốc gia được khuyến nghị nhưng vẫn cứ đưa ra yêu cầu một cách hình thức. Để thực sự đưa ra được lời khuyên cho một quốc gia để quốc gia đó trở nên tốt hơn, bạn cần thực sự tìm hiểu đời sống của người dân, nghiên cứu điều kiện thực tiễn hàng năm trời mới có thể đưa ra được khuyến nghị nhằm cải cách quốc gia đó. Tuy nhiên, chẳng có quốc gia nào làm được như vậy. Các quốc gia đó nếu không rơi vào trường hợp đạo đức giả như Hoa Kỳ, chỉ xem UPR như một cơ hội để bảo vệ cho các quân cờ chính trị của mình đang hoạt động tại Việt Nam, thì lại rơi vào trường hợp lố bịch khi đưa ra các khuyến nghị tầm thường, vô thưởng vô phạt như hãy xem xét việc thúc đẩy tự do báo chí, hoặc hãy xem xét tham gia công ước của LHQ...Nực cười là có gần 200 quốc gia thành viên của LHQ nhưng có tới hơn 100 khuyến nghị kiểu vô thưởng vô phạt như vậy. Có quốc gia khuyến nghị kiểu rải thảm vì họ rất tự hào về một thành tích họ có được nên nước nào họ cũng khuyến nghị nên làm giống như vậy. Phải chăng UPR sắp trở thành nơi tự sướng của mỗi quốc gia thành viên, và xa rời mục đích ban đầu là thúc đẩy đời sống của người dân trên toàn thế giới.
 
 
Thứ ba, Luật Khoa đưa ra một loạt các ví dụ về những vụ bắt giữ và xét xử vi phạm nhân quyền như Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và gây khó dễ cho nhiều luật sư khác...để minh chứng cho sự cần thiết của cơ chế UPR. Thế nhưng Luật Khoa lại quên mất một điều đơn giản đó là các luật sư kể trên bị bắt, xét xử hoặc gây rối đều tuân thủ đúng và đầy đủ luật pháp Việt Nam hiện hành. Hiến Chương LHQ là do LHQ đưa ra, có giá trị tham khảo và Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác sẽ áp dụng trong điều kiện phù hợp. Nếu trông chờ vào UPR để giúp đỡ các luật sư kể trên thì quả thật đây không phải là phương án khả thi. Bốn hoặc 5 năm Việt Nam mới phải kiểm điểm tại LQH một lần, không lẽ các luật sư trên phải chờ tới các kỳ UPR mà Việt Nam kiểm điểm mới được can thiệp. Thiết nghĩ Luật Khoa nên đưa ra các phương án giúp đỡ các luật sư hiệu quả và thiết thực hơn.
 
 
Thứ tư, nếu LHQ thực sự muốn UPR trở thành một cơ hội dành cho tất cả mọi người, cho phép họ được yêu cấu sự giúp đỡ, thì LHQ nên dừng tài trợ tiền cho các NGO đang hoạt động về nhân quyền hiện nay, bởi các NGO sẽ chỉ dùng số tiền đó để tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ, tuyển quân nhằm phát triển lực lượng. Nhưng có lẽ điều này mới chính là mục đích thực sự của LHQ, vốn bị chi phối bởi tài chính của Hoa Kỳ. UPR không có gì hơn là một sân khấu khôi hài để Hoa Kỳ can thiệp tình hình chính trị của các quốc gia khác phe bằng ngoại giao mà thôi. Và Luật Khoa, một lần nữa lại chứng minh nó cũng chỉ là một công cụ tay sai không đắc lực của Hoa Kỳ khi có một bài viết kém cỏi về UPR như vậy.
 
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét