Phong
trào Dân chủ đang ngày một trở nên... độc tài hơn. Được gây dựng và cổ vũ
bởi tàn quân của Việt Nam Cộng Hòa, liên tục đứng ra kêu gọi đấu tranh cho dân
chủ tự do, không ngừng bêu riếu đả phá chế độ độc tài Đảng Cộng sản, thế nhưng
trong chính cách thức hoạt động của mình, phong trào này lại hoàn toàn đi ngược
những giá trị mà họ vẫn rêu rao bảo vệ. Tham gia phong trào này, bất cứ ai nếu
ý kiến bình luận, góp ý về cách thức hoạt động, đặt ra nghi ngờ, nêu ý kiến
trái chiều, tìm rõ căn nguyên sự việc, phân tích và làm minh bạch thông tin...
đều sẽ trở thành đối tượng đặc biệt, bị nghi vấn, bị soi xét, bị cách ly, bị hạn
chế tham gia hoạt động... Đặc biệt, nếu như bạn có lỡ động vào điểm cấm kị,
nhìn ra được một vài phương diện mờ ám và bất chính, thì ôi thôi... bạn chính
thức mất tư cách làm "dân" và trở thành kẻ thù của toàn thể cộng đồng
"dân chủ". Mặt trận dân chủ đông đảo này sẽ tập trung tối đa lực lượng
để vùi dập, lên án, đấu tố và tiêu diệt "phần tử có hại" dám có suy
nghĩ chính kiến riêng này, bất chấp người đó có nổi tiếng hay không.
Nhìn lại lịch sử của
phong trào này, hóa ra không phải chỉ gần đây mới xuất hiện các trường hợp bị
khủng bố vì dám “dân chủ ngoài khuôn khổ”. Từ khi phong trào mới bắt đầu cách
đây hơn ba chục năm, những tiếng nói trái chiều đã bị những người lãnh đạo cho
“lãnh đạn” theo đúng nghĩa đen. Không khí dân chủ bị bóp nghẹt, những người có
ý kiến riêng bị đàn áp dã man, những tiếng nói phản biện chính trực phải tốp lại
trước họng súng… đó là sự thật trần trụi phía sau tổ chức mang danh bảo vệ dân
chủ này. Tất cả được hé lộ qua bộ phim tài liệu phóng sự điều tra Terror in
Little Saigon (Khủng bố ở Little Saigon) được sản xuất bởi FRONTLINE – chương
trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời của Mỹ cùng cơ sở truyền
thông độc lập ProPublica[1]. Cụ thể trong bộ phim, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt
và hai người ngoài cuộc ở các thành phố trên khắp nước Mỹ được cho là đã bị ám
sát bởi tổ chức Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam - lãnh đạo bởi
cựu Phó Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh, là tiền thân của tổ chức
chống chính quyền và bị chính quyền Việt Nam liệt vào dạng tổ chức khủng bố có
tên Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (gọi tắt là Việt Tân). Trước khi bị ám
sát, năm nhà báo này đều đã có những bài viết chỉ trích Mặt trận Quốc gia Thống
nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh vì muốn khởi động lai cuộc chiến
tranh Việt Nam. Nhiều tài liệu điều tra của FBI đã đưa ra lý luận về việc Mặt
trận Hoàng Cơ Minh đe dọa hoặc xử tử những ai khinh thường tổ chức này, hoặc
đôi khi chỉ đơn giản là có cảm tình với Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo phóng viên
A.C Thompson, chính 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng “Mặt trận” từng thành lập
một đội quân bí mật có bí danh K-9 để thực hiện các vụ ám sát. Kết quả là, năm
người này đều chết thảm vì bị bắn lén hoặc bị đốt văn phòng,
Bộ phim ra đời khiến Đảng
Việt Tân phản ứng dữ dội với các luận điệu phủ định tính chất bạo lực vũ trang
của Mặt trận Hoàng Cơ Minh, mặt khác, họ rêu rao rằng cuốn phim đã làm xấu hình
ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại để lôi kéo đám đông vô can đứng về phía
mình. Các luận điệu này đều quá thiếu sức thuyết phục.
Đầu tiên, họ cố xóa đi
dấu vết bạo lực của tổ chức mình bằng cách bịa đặt rằng mục tiêu của tổ chức là
hướng tới phát động phong trào quần chúng [2], trong khi rõ ràng là Hoàng Cơ
Minh đã lập chiến khu tại Thái Lan, rèn quân đội và liên tục tấn công vũ trang
bằng các cuộc hành quân Đông Tiến về phía Việt Nam. Tổ chức này khi đó hoàn
toàn không có ý định đấu tranh bất bạo động như Việt Tân đang bao biện. Hơn nữa,
với điều kiện hoàn cảnh chính trị khép kín của Việt Nam thời đó, đường lối bất
bạo động hoàn toàn bất khả thi. Tuyên bố không bạo lực vũ trang, những lãnh đạo
Việt Tân ngày nay đã hoàn toàn phủ nhận con đường các tiền bối đi trước của họ,
cũng như xuyên tạc trắng trợn một sự thật lịch sử vẫn còn tươi rói trong ký ức
nhiều ngưòi Việt hải ngoại.
Thứ hai, họ quy kết cuốn
phim là bôi xấu cộng đồng người Việt hải ngoại [3]. Bằng luận điệu này, họ sử dụng
cộng đồng người Việt làm bình phong để tấn công phía làm truyền hình, đồng thời
cũng đánh lạc hướng chú ý của công chúng khỏi mặt trận Hoàng Cơ Minh. Nếu đúng
là họ đang lo ngại cuốn phim làm xấu mặt cộng đồng người Việt trong mắt cộng đồng
người Mỹ nói chung, hành động hợp lý của họ sẽ là đẩy mạnh truyền thông đến với
công chúng Mỹ để giúp họ có thêm nguồn thông tin khác tham khảo. Thế nhưng,
hoàn toàn ngược lại, hướng tuyên truyền của Việt Tân lại chỉ nhắm vào cộng đồng
ngưòi Việt, chứng tỏ mối quan tâm của họ không phải là hình ảnh người Việt
trong mắt cộng đồng, mà là lòng tin vào tổ chức của cộng đồng hải ngoại sau khi
bộ phim phát sóng. Tóm lại, phản ứng của tổ chức dân chủ bị lật mặt này cho thấy
họ không hề ngần ngại đổi trắng thay đen, thậm chí còn dám lôi kéo cả cộng đồng
người Việt hải ngoại vào làm công cụ chạy tội cho mình. Chính cách phản ứng của
họ như càng khẳng định thêm bản chất độc đoán của mình.
Có chiến tích độc tài từ
đầu như vậy, không khó lý giải khi đến ngày nay, cách thức hoạt động của tổ chức
này cũng như phong trào dân chủ vẫn vô cùng độc đoán. Công cụ trừng phạt người
có chính kiến riêng đã không còn nhanh chóng gọn gàng như đạn bắn hay lửa
thiêu, mà dai dẳng hơn, phiền toái hơn, mệt mỏi hơn, đó là những lời nhiếc móc
nhục mạ từ dư luận xã hội. Nguyễn Ngọc Ngạn, MC nổi tiếng của chương trình
Paris by night, thấu hiểu tường tận điều này sau một lần dám tin vào quyền tự
do ngôn luận. Cụ thể, do biểu diễn tại Berlin vào đúng ngày 30/4, ông bị nhiều
người phản đối. Trong một bài phỏng vấn đáp lại, ông nói: “Tại sao vì trùng
ngày mà phải ngừng biểu diễn? Mất miền Nam đã 37 năm, đứa con nít mới đẻ năm
nay đã gần bốn chục, có bao nhiêu điều cần nhớ, tại sao phải bắt nó nhớ ngày kỉ
niệm của đối phương? Tôi không chống Cộng một cách hình thức như vậy” [4]. Câu
nói này của ông Ngạn không chỉ lý giải cho quyết định của mình, mà còn hé lộ
cho chúng ta cách thức truyền bá lòng thù hận từ tàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi
ngày kỉ niệm trong cuộc chiến đã qua đều là ngày để tang “quốc hận”, phải kiêng
mọi hoạt động sống thường nhật để nuôi lòng căm thù. Cả một thế hệ mới vô can với
cuộc chiến, lẽ ra trong không gian mới, đời sống mới, họ có cơ hội để hoàn toàn
dứt khỏi gánh nợ oán thù chia rẽ của cha anh, nhưng rồi họ lại bị cuốn vào vòng
xoáy căm hận.
Nói lên sự thật ấy là
đã đụng đến chiêu “tủ” để kích động người Việt hải ngoại của Việt Tân, lá cờ đầu
của phong trào dân chủ, vì thế không ngạc nhiên khi ngay lập tức ông Ngạn trở
thành tâm điểm xỉ vả của dư luận “dân chủ”. “Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nay đã
bán lương tâm cho loài quỷ đỏ!!!”. “Nguyễn Ngọc Ngạn tôn trọng đồng tiền hơn đồng
bào”. “Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn không còn liêm xỉ” [5]. Đó là những lời sạch
sẽ nhất bên cạnh vô vàn câu chửi bới tục tĩu khó nghe trên mạng xã hội. Bên cạnh
đó, loạt bài viết lên án lập luận của Nguyễn Ngọc Ngạn được phổ biến trên mạng
[6]. Các bài này tiếp tục đào sâu thù hận, kích động quần chúng với luận điệu “chống
cộng là lương tri của thời đại”. Bài viết mô tả ông Ngạn là “Việt gian ẩn mình ở
hải ngoại theo đóm ăn tàn”, là “xướng ca vô loài thất đức”… rắp tâm cách ly ông
khỏi công chúng và cộng đồng ngưòi hải ngoại.
Mặc cho những xuyên tạc
từ phía phe “dân chủ”, những quan điểm trái với định hướng từ phe nhóm kích động
của Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn được công chúng đón nhận: đó là thông điệp về đoàn kết
dân tộc, như lời ông nói: “Bất cứ triều đại nào, dân tộc nào cũng chỉ là giai
đoạn, đất nước và dân tộc mới là vĩnh cửu. Đất nước thuộc về toàn dân, không
thuộc về cá nhân, gia đình hay đảng phái nào”. Thật nực cười khi một con người
dân chủ như thế, cuối cùng trở thành nạn nhân của phong trào đấu tranh đòi và bảo
vệ quyền dân chủ.
Blog GĐTQT
[1] Xem phim Khủng bố ở
Little Saigon: https://www.youtube.com/watch?v=g7790YAaOxA
[2] “Mục tiêu của Mặt
Trận là huy động người dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh quần chúng để có tự
do chính trị”. Hoàng Tứ Duy, Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình
“Khủng bố tại Little Saigon”, Viettan.org, 6/11/2015. Link xem: http://viettan.org/Thu-Ngo-den-Frontline-ProPublica.html
[3] Hoàng Tứ Duy, Thư
Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”,
Viettan.org, 6/11/2015. Phần 4 Thành kiến văn hóa, Link xem: http://viettan.org/Thu-Ngo-den-Frontline-ProPublica.html
[4] Buổi phỏng vấn của
Hoàng Anh với Nguyễn Ngọc Ngạn. Link xem: https://www.youtube.com/watch?v=kgi_R7IKjt4
[5] Bài đăng của
Facebooker Son Nguyen, 16/3. Link xem: https://www.facebook.com/100000879803143/videos/1358159920889988/
[6] Ba bài viết tiêu biểu
về hành động khiêu khích của ông Ngạn trong buổi phỏng vấn của Hoàng Anh, Blog
Chúng tôi muốn tự do, 28/4/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét