Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Bàn về giới dân chủ trong “Thời đại Trump”


Những “chiến sỹ” đấu tranh cho “ Dân chủ, Nhân quyền” ở Việt Nam lâu nay vẫn có triết lý “ nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “ nhân quyền không biên giới”…nên họ quen suy nghĩ và sống nhờ vào sức mạnh ngoại nhập. Họ thường dựa vào những thế lực cực đoan nước ngoài, những kẻ kỳ thị với chế độ chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.


Họ không phải là không có lý vì trong thời đại “IT”, với thế mạnh của truyền thông phương Tây như BBC, VOA, RFA …và các mạng xã hội như facebook, zingme,…. các “nhà Dân chủ”, “Nhân quyền” được sinh ra như nấm mùa mưa… đang tích cực hoạt động ngỡ rằng thời cơ đã đến. Trên  Internet người ta thấy nào là  “Câu lạc bộ Bóng đá No-U”, “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, “Phong trào dân chủ và các nhà dân chủ”… Họ với áo phông in chữ to tướng -lẽ ra chỉ giành cho tuổi teen, thì nay lại được các nhà dân chủ nổi tiếng như Quang A, Phạm Chí Dũng…) diện với vẻ mặt tự đắc.
Tất nhiên các khoản chi cho phí cho dịch vụ internet, cho in quảng cáo, truyền đơn, khẩu hiệu, trả thù lao cho người đi biểu tình “ chống Trung Quốc” và cho bữa ăn hàng ngày là không nhỏ…Nói cách khác các khoản cho những kẻ không công rồi nghề, chuyên hoạt động Nhân quyền, Dân chủ, xuống đường biểu tình, “ đi họp câu lạc bộ” như vậy là không nhỏ. Bởi vậy trông cậy vào các nguồn “tài trợ” dưới nhiều kiểu khác nhau từ bên ngoài là tất nhiên. Đặc biệt trông cậy vào cá nhân, các tổ chức chống Cộng những kẻ có hận thù với cách mạng định cư ở Hoa Kỳ là dễ hiểu. Và vì vậy sự thay đổi chính trị ở quốc gia này, các nhà “dân chủ, nhân quyền quốc nội” còn quan tâm hơn cả người Mỹ…Và ngày nay còn lo lắng hơn cả già Mỹ lo mất bảo hiểm Y tế do ông Trump đang cân nhắc ký đạo luật xóa bỏ đạo luật ObamaCare!
“ Cái gì đến sẽ phải đến”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên ngôi, mở ra một “ thời đại” khác cho Hoa Kỳ. Nhưng…không phải như họ mong đợi.
Trước bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, Phạm Chí Dũng và các nhà “Dân chủ, Nhân quyền Việt Nam” có nhiều bài viết, trả lời VOA, BBC về triển vọng “ tươi sáng” của nhân quyền Việt Nam. Chẳng hạn như PCD trả lời VOA về Luật Nhân quyền Magnitsky ( Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act, ngày 8/12/2016.  Luật này “nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu, tất nhiên có Việt Nam). Trả lời VOA, PCD hoan hỷ nói: “Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng… Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là tin vui nhất trong năm 2016”.
Có thể nói Luật Nhân quyền Magnitsky là “ di sản nhân quyền” (ảo) lớn nhất giành cho các “ chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” thế giới, đặc biệt là cho Việt Nam. Nhưng với kiểu tư duy double standard ( tiêu chuẩn kép) Obama cũng để lại một “Di sản khác” cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan đến Nhân quyền. Đó là ông ta đã ký vào Văn kiện “ Đối tác toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ” ( 25-7-2013) với ông Trương Tấn Sang. Văn kiện này ghi rõ các nguyên tắc và nội dung: “ Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”... Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo ra khuôn khổ mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, môi trường và y tế, hợp tác nhân đạo – giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng-an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người,…”.
Xin lưu ý rằng, trong quan hệ đối tác toàn diện có cả nội dung nhân quyền. Tuy nhiên điều này được hiểu là các bên phải tuân thủ nguyên tắc “tôn trọng thể chế chính trị” của nhau chứ không phải là can thiệt vào chính sách, luật pháp và thực thi luật pháp của nhau!
Trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không chỉ các nhà “ Dân chủ, Nhân quyền” quốc nội, mà cả ở Hoa Kỳ cũng đặt ra nhiều hy vọng- tổng thống Donal Trump sẽ đưa vấn đề nhân quyền ra để gây sức ép với Thủ tướng Việt Nam, “ để Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm”.
Ở Mỹ nghị sĩ các vị Alan Lowenthal, Smith, Edroyce… đã tổ chức gặp gỡ mấy ông dân chủ Việt Nam, rồi tổ chức điều trần trước Nghị viện “trước thềm” chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thậm chí Ganet. Nguyễn, Thượng nghị sỹ bang California còn viết thư gửi cho cả tổng thống Donal Trump về tình hình nhân quyền Việt Nam và yêu cầu ông phải gây sức ép buộc Việt Nam phải trả tự do cho các nhà Dân chủ, Nhân quyền đấu tranh “ ôn hòa, bất bạo động” ở Việt Nam.
Chưa hết, mấy ông trong Phái đoàn Đối thoại nhân quyền của Mỹ còn tổ chức gặp gỡ các nhà “Dân chủ” Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh để lấy thông tin hòng cung cấp cho tổng thống Donal Trump gây sức ép với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thế nhưng ông Donald Trump không làm theo mấy thầy dùi “ Nhân quyền, Dân chủ” Mỹ. Ông cứ ý mình mà nói, mà ký. Đúng như các nội dung và nguyên tắc trong văn kiện đối tác toàn diện, chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc (29/5/2017) đã làm cho các “chiến sỹ” “ Dân chủ, Nhân quyền” quốc nội và hải ngoại thất vọng.
Trước khi tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trên trang cá nhân (mạng Twitter) Tổng thống Trump “gõ” rằng: “Hân hạnh chào đón ngài Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Nhà Trắng chiều nay”.
Kết thúc chuyến thăm, trong Thông cáo chung của hai nhà lãnh đạo quốc gia viết:
“Tổng Thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về nhân quyền, đặc biệt là đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 21 vừa diễn ra tại Hà Nội vào Tháng Năm, nhằm thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và sự liên hệ giữa quyền con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật, được hưởng đầy đủ quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền cho mọi người dân.”.
Được biết, ngày 24/4/2017 Phó tổng thống Mỹ Mike Pence xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự một loạt hội nghị thượng đỉnh ở châu Á, trong đó có hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam vào tháng 11/ 2017. Có thể đây sẽ là một cơ hội để các nhà lãnh đạo Việt Nam- Hoa Kỳ gặp gỡ nhau bằng một nghi thức nào đó. Điều này không quan trọng vì các bên đã quá hiểu nhau, chứ không hy vọng hão vào sự “bao cấp” hoặc sợ bóng, sợ vía cho dù đó là ai, siêu cường nào như các nhà “Dân chủ, Nhân quyền” quốc nội!
Hy vọng rằng các nhà “ Dân chủ, Nhân quyền” Việt Nam sẽ không nghĩ đến chuyện tìm cách gây sức ép lên ông Trump và không bị hẫng hút như những vụ việc đã qua.

1 nhận xét:

  1. Việc ảo tưởng vào sức ép bên ngoài quá lâu, làm cho những nhà dân chủ càng thêm ảo tưởng về sức mạnh của mình và thời gian qua đã cho chúng thấy đó là một sai lầm. Giờ thì hãy xem chúng còn có thể vĩ cuồng được bao lâu nữa/

    Trả lờiXóa