Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Không có chuyện Việt Nam hạn chế quyền tự do đi lại của chức sắc tôn giáo



Có thể nói, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo cho mọi người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số phẩn tử phản động trong tôn giáo đang cố tình phớt lờ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, phớt lờ những thành tựu về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam là nằm trong mưu đồ của các thế lực chính trị phản động, muốn lợi dụng các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo như những công cụ mềm để đưa Việt Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục vụ cho lợi ích của các nước lớn, gây sức ép, “mặc cả” Việt Nam đánh đổi các vấn đề về chính trị và lợi ích kinh tế trong quan hệ quốc tế và từng bước cải cách Việt Nam theo hướng tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây, từ đó chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam hoặc có thể tạo cớ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do đó, các tầng lớp nhân dân cần tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tạo sự ổn định để phát triển đất nước theo mục tiêu mà dân tộc ta đã lựa chọn.



Về nhận định cho rằng, Nhà nước Việt Nam hạn chế quyền tự do đi lại của một số chức sắc tôn giáo, gây khó khăn cho việc phân công, chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo, thực tế là một số chức sắc đã lợi dụng tự do tôn giáo để tuyên truyền sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Công giáo, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống chính quyền, xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Hoạt động của các chức sắc này đã vi phạm đường hướng hành đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vi phạm ở những mức độ nhất định các nội dung trong mục a và d, khoản 4, Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, các nhân vật nói trên đã bị Giáo hội Công giáo điều chuyển vị trí công tác. Vì vậy, những luận điệu cho rằng, Nhà nước Việt Nam hạn chế quyền tự do đi lại hay gây khó khăn cho việc phân công và chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo chỉ là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.




Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hằng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu (1.650 đại biểu khách quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng ni sinh từ 40 quốc gia), khoảng 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động bên lề của đại lễ đã được dư luận quốc tế đánh giá cao.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét