Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

BÀN VỀ THUYẾT ÂM MƯU VỀ ĐẤU ĐÁ TRONG BỘ CHÍNH TRỊ

Ngay khi văn bản "Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị" được đăng tải trên trang Ba Sàm, với lời giới thiệu là được gửi bởi một nguồn bí mật và chưa xác định được độ thật giả, dư luận đã ồn ào bàn tán và đưa ra nhiều suy diễn phỏng đoán theo xu hướng thuyết âm mưu. Những suy đoán này thường tập trung xoáy sâu vào khía cạnh: Trong bộ chính trị hiện đang có đấu đá nội bộ, và biến câu chuyện nội bộ của các chính trị gia như một bộ phim truyền hình dài tập, vừa thu hút người xem, lại vừa hạ bệ được uy tín của chính quyền trong bối cảnh phức tạp mà Việt Nam đang đương đầu. Một bài viết điển hình cho loại này là bài "Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng không tái đắc cử" đăng trên RFA.

Để thuyết phục người đọc, bài viết đã đánh vào tâm lý chung lo sợ cho bối cảnh chính trị thế giới mà Việt Nam đang ở trong đó: Vấn đề tranh chấp biển Đông và quan hệ quốc tế đang mở rộng của Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, bối cảnh thực tế này được đẩy vào một thứ biến cố căng thẳng mà chỉ có trên tưởng tượng của những người cực đoan:

"Trước áp lực của Trung quốc về vấn đề Biển Đông từ nhiều năm qua, ban lãnh đạo Đảng CSVN đang cố gắng lấy lại sự cân bằng bằng cách quan hệ nhiều hơn với phương Tây, đặc biệt là Hoa kỳ. Việc Việt nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trước đó là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy điều đó. Không chỉ thế, lúc này người ta cũng đã tính đến khả năng xung đột quân sự giữa Việt nam và Trung quốc, thận chí khẳng định chiến tranh trên Biển Đông sắp bùng nổ."

Chiến tranh ở biển Đông trên tình trạng ngày nay là điều không thể. Chiến tranh biển Đông chỉ có thể diễn ra khi có những người cố tình kích bác, kết án chính quyền là "bán nước" cho xâm lược Trung Quốc, đến cầu viện các Đại sứ quán của Mỹ và EU nhanh chóng can dự thiệp vào chính trị Việt Nam. Vô hình chung, những bài viết chửi rủa chính quyền "bán nước", chửi Trung Quốc độc các dã man, ca ngợi Mỹ và EU đã ngày càng đẩy Việt Nam vào cái bối cảnh mà các nhà đấu tranh đối lập mong muốn: Việt Nam sẽ liên minh với Mỹ để đánh Trung Quốc. Nhưng liên minh với Mỹ đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành bãi chiến trường cho hai cường quốc Mỹ và Trung, chứ không phải sự liên minh công bằng.

Từ lối tư duy đó, các phe phái chính trị cực đoan này đã vẽ ra hai phe "Thân Mỹ" và "Thân Trung" đang tồn tại trong Bộ Chính Trị, đua tranh nhạu thâu tóm các thế lực trong xã hội. Càng gần đến Đại hội Đảng, họ lại càng đưa ra các võ đoán về cuộc đấu đá này.

"Vì thế, trước HN TW13, các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để "đấu pháo" nhằm hạ uy tín của nhau diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Đó là những bài viết đánh thẳng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông Trương Tấn Sang. Bên cạnh đó là sự đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng của phe thủ tướng vào lúc Hội nghị Trung ương 13 đang căng thẳng, và không thể không nhắc đến vụ việc của ông Nguyễn Công Khế, TBT báo Thanh niên, một người được coi là tay chân tin cậy của Chủ tịch Sang."

Khi bức thư chưa rõ thực hư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đăng tải trên mạng, với lối tư duy theo kiểu thuyết âm mưu ấy đã khiến họ lập tức quy rằng đó là một chiêu trò đấu đá nội bộ. 

"Những cái đó cho thấy, nó không đơn giản như nhiều người có suy nghĩ rằng, Thủ tướng Dũng đang nắm đa số Ban Chấp hành TW và đang ở thế thượng phong. Việc nhà báo Huy Đức đến lúc này vẫn "lành lặn" sau 02 bài viết khủng đánh thủ tướng - một người vốn nhớ lâu và thù dai vừa qua, đã cho thấy tình hình trang chấp giữa 2 phe trong đảng vẫn đang ở thế giằng co. Và việc chưa ngã ngũ trong việc lựa chọn nhân sự "đặc biệt" cho vị trí Tổng Bí thư cho đến thời điểm nay, chính là nguyên nhân đã khiến cho HNTW13 kéo dài hơn so với lịch trình ban đầu."

Đây là lối suy nghĩ tiêu cực. Cho dù họ thật sự bị ảnh hưởng tư duy kiểu thuyết âm mưu thì việc đưa ra những lời phỏng đoán như thế này chỉ khoét sâu thêm mâu thuẫn toàn dân, mâu thuẫn giữa dân và chính phủ, mâu thuẫn giữa các chính trị gia với nhau, kích độngg thêm hiềm thù giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng nguy hiểm hơn, khi lối tư duy thuyết âm mưu này được cổ vũ bởi những thế lực bí ẩn đằng sau (mà RFA lại là trang ngôn luận được chính phủ Mỹ hỗ trợ nhằm thâu tóm truyền thông Châu Á). 

Về bức thư của ông Dũng, bài viết cho rằng dù thực hay giả, bức thư cũng là một chiêu bài để Nguyễn Tấn Dũng ghi điểm (vẫn theo lối tư duy kiểu thuyết âm mưu). 

"Điều đó cho thấy, phe của ông Dũng đang kích động dư luận quần chúng nhân dân nói chung, đặc biệt là các đối tượng là đảng viên và cán bộ đã nghỉ hưu "ép" ông Nguyễn Phú Trọng phải từ bỏ ý định nắm quyền thêm một nửa nhiệm ký. Qua đó cho thấy rõ, mục đích bức thư chỉ với nội dung nhằm để thanh minh, kể công và công khai với dư luận rằng, ông Dũng là một nhân vật cải cách và ý chí của ông chính là mong muốn của nhân dân. Nhưng mục đích chính là, để nhằm tạo áp lực của dư luận đối với các Ủy viên Ban Chấp hành TW còn lưỡng lự, hay chưa dứt khoát chọn cho mình một phe nào, hoặc đang chờ cho đến phút chót giờ bỏ phiếu. Đây là một số lượng không nhỏ, việc mới nhất là có một bức thư của một cán bộ thuộc VP Chính phủ tố Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và việc trang CDQL trước đây đánh ông ta đã cho thấy những phần tử cơ hội kiểu "gió chiều nào che chiều ấy" trong Ban CHTW vô cùng nhiều."

Và với cách tư duy này, tôi ngờ rằng tác giả bài viết có ý công kích vào thủ tướng, biến thủ tướng thành một kẻ gian trá không từ thủ đoạn, và khẳng định thêm sự cáo buộc được đưa ra trong chất vấn về việc thủ tướng tạo lợi ích nhóm để ủng hộ ông lên làm Tổng thống. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những chính trị gia quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay, đóng góp nhiều công sức cho công cuộc đổi mới đất nước. Ông đã đánh tan cái ảo tưởng của các phe nhóm cực đoan về việc Việt Nam là một đất nước nghèo nàn lạc hậu. Với họ, thủ tướng như một cái gai trong mắt, và chính họ không ít lần tìm cách hạ bệ uy tín của ông bằng mọi cách.

Cần phải chấm dứt ngay lối tư duy thuyết âm mưu này. Nó rất hấp dẫn vì khiến chúng ta có ảo giác rằng chúng ta đang nắm rõ tình hình chính trị, rằng chúng ta hiểu biết. Nhưng thuyết âm mưu rất dễ bị lái hướng bởi các thông tin sai lệch và dễ bị kích động bởi các lập luận mù mờ từ nhiều phía. Thuyết âm mưu không góp phần thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam, không biến người Việt Nam thành những người có "dân trí cao", mà chỉ biến Việt Nam thành một đất nước hay buôn chuyện mà thôi.
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét