Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Một kịch sĩ tài ba?

“Ted Osius là một kịch sĩ tài ba! Cái nào ông cũng diễn ” hơi sâu” và vai diễn nào cũng ” đạt” yêu cầu nếu là trong nghệ thuật đóng kịch cho dân An Nam xem. Để rồi người ta coi như thần tượng. Tiếc là nó không thật đóng kịch chỉ là đóng kịch, khi người ta xem cái sờ ta tút của ” chuỵ Tét về nhân quèn của Việt Nam”. Tuy nhiên nếu ông bỏ nghề hay về hưu mà ” diễn” hay sống như vậy thì biết đâu tôi lại quý ông, một người Mỹ lai văn hoá Việt, dù nhiều người Việt đang muốn chối bỏ ghẻ lạnh nó để khoác lên mình cái ” văn minh” của phương Tây. Và tôi nghĩ là nên gọi ông là một kịch sĩ Ted thì đúng với ông hơn nhỉ?” Đây là bình luận của fb Trần Văn Hoàng Phúc cùng với bức ảnh đậm sắc màu “Việt tộc ” dưới đây:

Ảnh của Trần Văn Hoàng Phúc.
Ảnh của Trần Văn Hoàng Phúc.
Ảnh của Trần Văn Hoàng Phúc.

Có thể nói hiếm có vị Đại sứ Mỹ nào gây ấn tượng với dân Việt  bằng ông Ted Osius. Điểm duy nhất là nếu ông không kết hôn với ..nam giới ra, chắc chắn ông sẽ là vị đại sứ nước ngoài mua chuộc được tình cảm dân Việt nhiều nhất từ xưa đến nay!

Hình ảnh ông đưa mẹ đẻ và chị gái đến chùa Quán Sứ Việt Nam trong ngày Vu lan báo hiếu chắc hiếm có đàn ông Việt thời nay nào làm nổi mặc dù đây là nét đẹp văn hóa Việt tộc!?!

HÌnh ảnh một Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhưng lại hiểu sâu, vận dụng mọi hành xử, nếp sống văn hóa Việt truyền thống khiến ngay đến người Việt còn thấy hổ thẹn vì mình không bằng thì ông  xứng đáng được người Việt xem ông như người bạn,người nhà hoặc hơn nữa của dân Việt hôm nay
Nhưng…đó là sinh hoạt đời thường!

Trên sàn diễn chính trị, ông vẫn như mọi Đại sứ Mỹ khác, vẫn là ” Cái thói làm cha thiên hạ của “mẽo” đã có trong máu của ông”,  đặc biệt là những phát ngôn về lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tiêu biểu như Tuyên bố báo chí về vụ bắt Nguyễn Văn Đài hay ĐỖ Thị Minh Hạnh bị “đánh đập” thì ông chẳng khác nào đám mấy tổ chức nhân quyền quốc tế tự cho mình phán xét, chụp mũ chính quyền Việt Nam là thủ phạm “đàn áp nhân quyền” trong khi thực sự chưa hiểu bản chất vụ việc hay phán xét của tòa án hay chứng cứ làm căn cứ cho các quan điểm nêu ra của mình, không khác kiểu “võ đoán” để có cớ lên án cái gọi là “thực trạng nhân quyền Việt Nam” trái ngược với tư duy “thực tế”, cái gì cũng phải “nói có chứng cứ” của người Mỹ.

Chính vì điều này, nhiều người Việt đã tự hỏi “ông là một diễn viên tài ba?”
Dù sự thực có như thế nào, thì đúng như bạn Trần Văn Hoàng nói, người Việt chắc chắn sẽ chào đón ông như người nhà của mình …sau khi ông nghỉ hưu và đến với Việt Nam

GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét