Nói về lý luận,
chủ nghĩa cộng sản đem lại cơ hội phát triển, thụ hưởng lao động cho giới cần
lao, thành phần chiếm đại đa số trong xã hội. Tuy nhiên trái ngược lại, thành
phần lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội lại là mục tiêu giúp tích lũy
tư bản, tạo nên giới tài phiệt - sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, dễ hiểu,
ngay từ khi khai sinh nó đã bị liên minh các loại thực dân- đế quốc tiêu diệt
trong trứng nước. Cho đến nay, do “lỗi” nghiêm trọng trong lộ trình phát triển
khiến các nước cộng sản suy yếu, tan rã hay cô độc, nhưng vẫn bị Mỹ và phương
Tây quyết tâm “đuổi cùng diệt tận”. Phải chăng Mỹ và phương Tây quyết tâm “tiêu
diệt” mọi mầm mống có nguy cơ trỗi dậy, phục hồi lại cộng sản? Vì sao?
Lần đầu tiên
trong lịch sử, chính quyền cộng sản Liên Xô đã đem lại những “nhân quyền” giá
trị nhất đối với xã hội, là động lực khiến tư bản buộc phải thay đổi trong quá
trình “cạnh tranh”, khai mở ra kỷ nguyên mới cho giới cần lao, xin trích dẫn:
1: Quyền ngày làm việc
8 giờ. Đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
2: Quyền được nghỉ phép
có lương mỗi năm. Đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
3: Quyền không bị tước
đoạt việc làm bởi chính quyền hay chủ lao động mà không có sự đồng ý của công
đoàn và tổ chức đảng.
4: Quyền có việc làm,
cơ hội có thu nhập để sống bằng lao động của mình.
5: Quyền tự do nói
chung và quyền được đào tạo nghề nghiệp. Đầu tiên trên thế giới.
6: Quyền sử dụng miễn
phí vườn trẻ mẫu giáo. Đầu tiên trên thế giới.
7:. Quyền chăm sóc sức
khỏe miễn phí. Đầu tiên trên thế giới.
8. Quyền được điều trị
nghỉ dưỡng-an dưỡng miễn phí. Đầu tiên trên thế giới.
9: Quyền có nhà ở miễn
phí. Đầu tiên trên thế giới.
10: Quyền được nhà nước
bảo vệ trước sự chuyên quyền của quan chức và chức trách địa phương. Đầu tiên
trên thế giới.
11: Quyền đi lại miễn
phí đến nơi làm việc hay học tập. Đầu tiên trên thế giới.
Phụ nữ được hưởng thêm
các quyền và lợi ích sau:
1: Quyền được nghỉ việc
3 năm khi sinh nở (56 ngày hưởng lương đầy đủ, 1,5 năm trợ cấp, 3 năm không
gián đoạn thâm niên).
2: Quyền chăm sóc trẻ
em miễn phí đến 1 năm.
3: Quyền có sữa miễn
phí đến 3 năm.
4: Quyền y tế, trị liệu
miễn phí với tất cả các bệnh tật.
Nhìn chung, trước Liên
Xô không có quốc gia nào được như vậy. Ở một số nước bắt đầu chỉ có những lợi
ích này sau World War II, là kết quả của phong trào đấu tranh công nông đầy sức
mạnh, bắt nguồn từ nhà nước công nông Liên Xô. Đó là những quyền cụ thể mà chỉ
sau Liên Xô ra đời “giới cần lao” mới được “biết” đến để đấu tranh giành được ở
xã hội tư bản. Trên hết những quyền cụ thể này, vai trò lịch sử của Liên Xô và
CNXH đã mang lại quyền sống, quyền làm người thực sự cho giai cấp vô sản – mà trước
đó họ chỉ được xem là “động vật sống”, là công cụ làm giàu cho tư bản tích lũy
mà thôi
Quá trình cạnh
tranh, tiêu diệt Liên Xô và liên minh các nước cộng sản, tư bản phải lột xác,
phải đem lại quyền lợi tối ưu hơn giành cho giới lao động như ngày nay. Quay
ngược lại khi xem xét về chủ nghĩa Mác, giới lý luận Việt Nam hiện nay đã thừa
nhận: Mác-Angghen đã đúng khi vạch ra “lộ trình” rằng, chủ nghĩa xã hội chỉ trở
thành hiện thực sau giai đoạn tư bản cực thịnh. Phải chăng Liên Xô và các nước
XHCN giai đoạn trước đã “ảo tưởng” khi tham vọng đốt cháy “lộ trình” tất yếu này?
Có thể những cũng hoàn toàn không hẳn đúng, bởi nếu như không có cuộc chiến
tranh tổng lực cô lập, tấn công của phe tư bản nhằm vào các nước XHCN thì chưa
chắc Liên Xô đã sụp đổ mà trái lại, trở thành một cực đối lập, canh trạnh sinh
tồn với phe tư bản. Tiếc rằng lịch sử không thể có chữ “nếu”. Dù sao, việc Liên
Xô xuất hiện với “thành quả” mà nó đem lại khiến cho nhân loại được thụ hưởng
giá trị nhân quyền cao khiến phương Tây buộc phải “thay máu” để tồn vong như hiện
nay thì những kẻ phủ nhận Liên Xô, rõ ràng là kẻ thù của những “lý tưởng” mà
nhà nước Xô Viết hướng tới và đã biến thành hiện thực trên thực tế.
GĐTQT
hay @@
Trả lờiXóađộ đèn xenon, đèn pha led siêu sáng xe ô tô, mazda, kia