Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Giải thưởng của Văn Việt – có thực chất hay không?

Ngày 3/3 năm 2016 nhân ngày Nhà văn thế giới, kỷ niệm 2 năm thành lập Ban vận động Văn đoàn độc lập, Diễn đàn Văn Việt trực thuộc tổ chức phi pháp này đã tổ chức buổi trao giải tại nhà riêng của bà Ý Nhi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút dư luận của truyền thông lề trái. Tổng chi phí giải lên đến hàng trăm triệu đồng tiền Việt trao cho đủ các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, nghiên cứu, phê bình, thơ và cả tạp văn. Được biết, giải thưởng được quyên góp, trong số những người ủng hộ phải kể đến ông Nguyễn Quang A – người đang diễn trò tự ứng cử Quốc hội vừa lố bịch vừa gây rối loạn hiện nay. (Không biết ông Nguyễn Quang A công khai tài trợ cho tổ chức phi pháp này có phải vì ông muốn tìm kiếm thêm phiếu bầu từ cộng đồng này không?) Thế nhưng, sau khi kiểm tra nội dung của các tác phẩm, tác giả được giải, tôi thấy có nhiều điểm đáng nghi vấn.
Nguyên NGọc
Trước hết là việc giải thưởng tiểu thuyết được trao cho cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn với hai cuốn tiểu thuyết là “Chuyện kể năm 2000” và “Hậu chuyện kể năm 2000”. Không bàn về vấn đề tư tưởng của ông Bùi Ngọc Tấn ở đây, cũng không bàn về vấn đề ông Tấn tài năng như thế nào, nhưng tên tuổi của ông nhà văn này đã chiếm một vị trí hàng đầu trong số những nhà văn lề trái từ năm 2000 đến nay. Ông Tấn đã nhận giải thưởng của Văn bút quốc tế, và sách của ông, dù hay dù dở vẫn bán đắt như tôm tươi. Thế nên, Văn Việt trao giải cho ông Tấn không khác nào đem muối bỏ bể. Nếu nhìn ngược lại vấn đề sẽ nhận ra rằng Văn Việt đang mượn danh tiếng của ông Tấn để đánh bóng cho giải thưởng của mình. Đăng trên trang Văn Việt không ít tiểu thuyết, thế nhưng Văn Việt lại trao giải cho một nhà văn đã qua đời và được khẳng định.
Giải thưởng đáng nực cười tiếp theo là giải truyện ngắn được trao cho nhà văn trẻ Di – Hạnh Nguyên. Trong suốt buổi trao giải, ông Nguyên Ngọc hết lời ca ngợi tác giả trẻ này. Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc dày công viết những lời bóng bẩy nhất để đánh bóng cho tên tuổi mới này, nhưng đọc đi đọc lại vẫn không thấy cô tác giả này có gì hay ngoài việc quằn quại về việc cô ta khác biệt với đời sống bình thường ra sao. Những giọng văn này có thể thấy nhan nhản ở các nhà văn trẻ hiện nay có đời sống sáng tác trên không gian mạng. Vậy thì tại sao cô ta được giải? Văn Việt và mẹ của Hạnh Nguyên (đại diện tới nhận giải) đều thừa nhận mối quan hệ gia đình của Hạnh Nguyên và nhà văn Bùi Mai Hạnh. Bùi Mai Hạnh vì muốn PR cháu gái mình nên đã mượn Văn Việt để đẩy tên tuổi cô cháu tầm thường của mình lên. Nhà văn Bùi Mai Hạnh có mối quan hệ mật thiết với Văn đoàn độc lập ngay từ ngày đầu, nên việc Nguyên Ngọc và hội đồng trao giải của Văn Việt đặc cách cho cô bé này nhận giải cũng không có gì là lạ. Việc này cho thấy Ban giám khảo không hề công tâm như tuyên ngôn của mình, mà cũng có thói “con ông cháu cha””.
Giải thưởng thơ được trao cho nhà thơ nữ đến từ Huế có tên Nguyễn Hoàng Anh Thư.Nguyễn Hoàng Anh Thư gửi đăng rất nhiều thơ và truyện ngắn trên Văn Việt, nhưng không có tác phẩm nào hay một cách xuất sắc, chỉ nhàng nhàng như thơ tình nữ sinh. Trao giải cho thơ của Nguyễn Hoàng Anh Thư, Văn Việt đang tự chứng tỏ rằng mình cổ vũ cho một lối thơ nữ sinh, sến và đại chúng chứ không cổ vũ cho thơ ca có tính nghệ thuật cao hoặc tầm vóc tư tưởng.
Giải thưởng cho Inrasara và Thụy Khuê có thể xem là tạm chấp nhận được. Nhà thơ Hoàng Hưng tuyên ngôn rằng việc trao giải cho hai nhà nghiên cứu này là vì muốn cổ vũ sự thật. Tôi chỉ muốn hỏi ông là ông có kiểm tra được sự thật mà hai nhà nghiên cứu này đưa ra không? Hai nhà nghiên cứu này chỉ đi ngược lại những gì mà xã hội đang diễn ra, có “thật” hay không thì chưa biết được. “Hồ sơ biên bản so sánh” của Inrasara không có bất kỳ nền tảng lý thuyết nào mà chỉ là góp nhặt từ giới văn chương, thơ ca lề trái như Bùi Chát, Lý Đợi, Nhã Thuyên…v…v… Còn nghiên cứu về Nguyễn Ánh của Thụy Khuê thì hoàn toàn chỉ là tổng hợp lại từ “Đại Nam thực lục”, không có gì mới. Thụy Khuê là điển hình cho lối nghiên cứu một chỗ, không khảo sát thực địa để kiểm chứng tư liệu mà hoàn toàn lệ thuộc vào tư liệu. Lối nghiên cứu này vốn rất phản khoa học và từ lâu đã bị chính phương Tây từ bỏ. Trên thực tế, đây chỉ là lối nghiên cứu nghiệp dư.
Cuối cùng là “giải vớt” dành cho nhạc sĩ Tuấn Khanh với chùm tạp văn. Trong cơ cấu giải của Văn Việt ban đầu vốn không có Tuấn Khanh, nhưng sau đó vì thấy Tuấn Khanh là một cây bút chém gió ác chiến và đắt khách trên mạng, Ban giám khảo e rằng sẽ làm mất lòng các fan của Tuấn Khanh, vội đẻ ra một giải thưởng “cho có” với số tiền thưởng thấp nhất là 500 USD. Nhà văn Nguyên Ngọc ví Tuấn Khanh với nhà văn vừa được giải Nobel 2015 vì lối viết mô tả đời sống. Đây là so sánh khập khiễng, vì Tuấn Khanh không ghi lại sự thực về đời sống mà chỉ chém gió các phán xét của bản thân về xã hội Việt Nam.
Nói tóm lại, giải Văn Việt hoàn toàn chỉ là cơ cấu cho ban bệ bên trong và người nhà của các thành viên thân thiết chia nhau công khai số tiền ủng hộ mà thôi. Chất lượng giải thưởng rất thấp, thấp hơn so với những gì mà Ban giám khảo PR. Một giải thưởng kém chất lượng như vậy sẽ góp phần lái hướng ngấm ngầm nền văn học Việt Nam theo hướng mà Văn Việt muốn, đó là chống lại chế độ và chống lại chính quyền.
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét