Chúng ta đã quá quen với việc nhạc sĩ Tuấn Khanh đăng đàn múa bút mỗi khi có một sự kiện truyền thông nào đó đang thu hút dư luận. Tuy nhiên, hết lần này tới lần khác, ông bồi bút này chẳng viết được bài nào có chất xám, có sự điều tra công phu, mà chỉ dừng lại ở phê bình vu vơ, tự cho mình cái vai trò phán xét cơ quan chức năng, thậm chí phán xét cả những người dân thường hàng ngày phải lo miếng cơm trong thời buổi khó khăn.
Nhân vụ tin tặc tấn công “hệ thống IT cỉa phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài,” nhạc sĩ Tuấn Khanh lại một lần nữa lên tiếng thoát Trung, kêu gọi mọi người thức tỉnh về giặc phương Bắc. Tuy nhiên, việc ông dùng từ “phi cảng” thay vì “cảng hàng không” đã đủ cho thấy về mặt tư tưởng bản thân ông còn khó mà thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, nói gì tới chuyện kêu gọi mọi người thoát Trung cùng ông.
Xuyên suốt bài viết được Văn Việt đăng tải một cách trọn vẹn này của nhạc sĩ Tuấn Khanh là nhiều đoạn thể hiện sự thiếu hiểu biết của ông nhạc sĩ hết thời này. “Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phó mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam.”
Tôi xin hỏi nhạc sĩ, chính quyền Bắc Kinh có dám thừa nhận họ đã đứng đằng sau và là chủ mưu thực hiện hành vi tiểu nhân mà ông vừa nêu ra ở trên không? Nếu Bắc Kinh dám khẳng định họ là chủ mưu trong sự việc vừa qua, Việt Nam chúng ta sẽ sẵn sàng đáp trả và cho họ thấy chúng ta không phải là một dân tộc dễ bị an hiếp. Còn nếu họ không thừa nhận, xin lỗi ông chúng ta lấy căn cứ ở đâu để quy kết hành vi kể trên cho họ? Còn nếu một sự việc cỏn con như vậy mà ông đã giẫy nẩy lên và kêu gọi người dân hãy lo lắng thì tôi thấy lá gan của ông quá nhỏ. Tôi tự hỏi, nếu ông sống ở Hoa Kỳ vào năm 2001 trong thời gian vụ khủng bố máy bay 11 tháng 9 thì ông sẽ có động thái như thế nào. Phải chăng ông sẽ lên mạng và kêu gọi mọi người đừng đi máy bay, và chắc ông sẽ là một trong những người đầu tiên hùng hổ ủng hộ tổng thống Bush tấn công Iraq để trả thù và gây ra cái chết cho hàng ngàn người Iraq vô tội, chỉ đề săn lùng Osama Bin Laden.
Ông Tuấn Khanh viết tiếp: “Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?”
Vâng, cảm ơn ông đã chỉ ra những vấn đề mà đất nước ta đang phải đối mặt. Nhưng có lẽ cái danh sách của ông còn phải kéo dài thêm nhiều trang nữa. Ông còn chưa kể ra thực phẩm bẩn và thực phẩm biến đổi gen vẫn hàng ngày làm suy thoái giống nòi Việt Nam, rồi chuyện ngập măn đang đe dọa những khu vực dân cư và canh tác gần cửa biển… Tôi thắc mắc không hiểu ông lựa chọn các dẫn chứng dựa trên tiêu chí nào? Hay chỉ đơn giản kiến thức của ông quá hạn hẹp và ông chỉ biết có chừng đó ví dụ thôi.
“Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.
Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?”
Tôi không biết ông có đi biểu tình lần nào không, nhưng dựa trên câu viết vừa rồi của ông tôi có thể thấy rằng ông không biết một chút nào về chuyện biểu tình ở nước ta cả. Những người thực sự xuống đường biểu tình chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh thì ai cũng tôn trọng, ai cũng hoan hô. Thế nhưng không ít trong số những kẻ xuống đường đó lại là những thành phần gây rối trật tự trị an, âm mưu làm loạn xã hội. Tôi xin hỏi ông, những kẻ như vậy thì có nên bắt giam lại không? Những kẻ mãi quốc cầu vinh như vậy có nên để chúng tự do muốn làm gì thì làm được không? Có lẽ, nếu ông là một người thực sự quan tâm và lo cho an nguy của Tổ quốc, ông đã chẳng phải đưa ra một câu hỏi ngờ nghệch tới vậy.
Có lẽ sau khi bị vạch trần sự giả dối khi đăng ảnh cá chế ở Michigan để minh họa cho sự cố cá chết ở miền Trung, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã im hơi lặng tiếng và chờ đợi thời cơ để đăng đàn chém gió. Thế nhưng, sự cố tin tặc tấn công hệ thống IT ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài không phải là cơ hội thích hợp cho Tuấn Khanh đánh dấu sự trở lại diễn đàn dân chủ. Tuấn Khanh đã quá nôn nóng và một bài viết thiếu tính thuyết phục như vậy là một kết quả không gây ngạc nhiên đối với độc giả.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét