Phạm Thanh Nghiên là ai? Một “mẹ đốp” của làng dân chủ chỉ biết nỏ mồm chửi bới chính quyền. Nguyễn Xuân Diện là ai? Một “chú Tễu” đã dốt còn thích nói chữ pha trò làm nền cho các tuồng diễn dân chủ. Mang tiếng là tiến sĩ ngành Hán Nôm nhưng chẳng có chút tên tuổi gì trong nghề, chẳng báo chí nào nghía đến. Sau màn rớt đài khỏi Quốc Hội, Diện không còn chiêu gì mới để chiếm sóng truyền thông, nên phải tìm đủ trò đánh bóng tên tuổi. Nhưng thử hỏi, ai là người sẵn sàng vì Diện mà bỏ sức truyền thông? Các nhân sĩ trí thức ư? Không, Diện chỉ là con tốt nhỏ nhoi trên bàn cờ của họ! Đoan Trang ư? Không, với Đoan Trang chẳng ai được phép nổi tiếng hơn cô ta. Thế là, giữa lúc “chết đuối vớ được cọc”, Diện muốn nhờ vào bài phỏng vấn Phạm Thanh Nghiên – mẹ đốp hết thời – để đẩy lại danh tiếng cho mình.
Xem link http://vandoanviet.blogspot.com/2016/07/pham-thanh-nghien-tro-chuyen-voi-ts.html
Bài phỏng vấn Diện chủ yếu xoay quanh vấn đề văn hóa Trung Hoa đã ảnh hướng tới văn hóa Việt Nam như thế nào, rồi từ đó đặt lại câu chuyện thoát Trung và chống Trung Quốc. Có thể nói, đây là một bài phỏng vấn có thể đoán trước mọi lập luận của Diện về tinh thần dân tộc, nhưng không thể đoán được độ dốt nát về vấn đề lịch sử và văn hóa của kẻ tự xưng là “nhà nghiên cứu Hán Nôm”, “nhà trí thức cấp tiến này”.
Ngay từ câu hỏi đầu tiên của Nghiên về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc vào văn hóa Việt Nam, Diện đã phán luôn một câu xanh rờn:
“Về ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc, mà ở đây là văn hóa Trung Hoa, thì đây là vấn đề thuộc về quy luật. Các nền văn hóa lớn, lâu đời luôn ảnh hưởng lớn mạnh và sâu rộng ra chung quanh nó. Văn hóa Trung Hoa do vậy, có sức ảnh hưởng ghê gớm tới chung quanh. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử đều chịu ảnh hưởng rất sâu đậm văn hóa Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này đến mức người Âu Mỹ đến Hàn, Nhật, Việt đều cho họ cảm giác đang ở Trung Quốc”
Qua phát ngôn này, ta có thể thấy rằng Diện hoàn toàn không hiểu gì về việc một nền văn hóa được tạo ra như thế nào. Tôi muốn hỏi anh Diện rằng, cái gì là “văn hóa Trung Hoa”? Cái gọi là “văn hóa Trung Hoa” rất mơ hồ. Trung Hoa nhiều lần chia rẽ rồi lại hợp nhất, mỗi triều đại lại có một nét văn hóa khác nhau. Cái thứ “văn hóa Trung Hoa” mà anh Diện nói tới là thuộc thời Đông Chu, thời Tần Hán, Đường Tống hay Minh Thanh? Sự khác biệt văn hóa của các triều đại Trung Hoa được tạo ra chính bởi việc các vị vua cai trị vùng đất Trung Nguyên đi xâm lược hoặc bị nước khác xâm lược rồi cùng nhào trộn các nền văn hóa mà thành. Không có cái khái niệm “văn hóa Trung Hoa” một cách cứng nhắc.
Hơn nữa, cũng qua phát ngôn này, ta thấy rằng Diện là một kẻ võ đoán. Diện nói rằng người Âu Mỹ đến các nước Hàn, Nhật, Việt đều thấy rằng như đang ở Trung Quốc. Tôi muốn hỏi anh Diện tiếp rằng anh Diện có biết nói tiếng Anh hay Pháp không, có người bạn Tây nào không, hoặc có đọc được nhận xét ấy từ học giả nổi tiếng nào ở xứ da trắng hay không? Không thấy anh Diện có cơ sở nào để có sự khẳng định này. Chỉ riêng kiểu uống trà, ta đã thấy rằng người Trung Quốc, người Nhật Bản và cả người Việt Nam đã có cách uống khác nhau, cho nên không thể nói một người Tây sống ở ba vùng đất này đều có cảm giác như sống ở Trung Quốc được. Nếu cái gì giống Trung Quốc thì chính là cái đầu óc của Tễu Diện đây, mà không những giống Trung Quốc, mà còn là thứ Trung Quốc hàng rởm bán đổ đống ở biên giới Việt Trung. Vậy thì Diện có tư cách gì mà nói chuyện về “Thoát Trung”?
Điều nực cười nhất trong bài phỏng vấn Diện đó là Nghiên hỏi một câu chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng liên quan: “ Thưa Tiến sĩ, nếu cần lựa chọn một sự kiện thời sự cụ thể để “định hình” tinh thần Việt, tôi nghĩ đó là sự kiện Formosa. Liệu người dân VN có đủ sức để đẩy lùi thủ phạm gây ra nạn ô nhiễm môi trường mà hậu quả của nó ảnh hưởng lâu dài đến tương lai chúng ta và nòi giống Lạc Hồng?” Nghe loảng xoảng vui tai nhưng nội dung sai be bét, chẳng liên quan gì đến chuyện thoát Trung về văn hóa. Formosa thì liên quan gì đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, đến “định hình tinh thần Việt”? Thế mà Diện vẫn tiếp tục tấu bài ca thán về các nguy cơ của sự việc Formosa xả thải và các tác hại của nó. Nghe rất thống thiết, nhưng chẳng ăn nhập gì với câu hỏi của Nghiên về “định hình tinh thần Việt” cả. Có lẽ Diện chẳng quan tâm đến “tinh thần”, mà trong đầu chỉ vảng vất mấy chữ “Formosa”, “biển chết”, “ô nhiễm môi trường”… mà thôi. Nói một thôi một hồi rồi cuối cùng Diện chỉ muốn dân miền Trung khước từ tiền bồi thường của Formosa, để chính phủ Việt Nam gặp thật nhiều khó khăn về tài chính, để dân miền Trung bị bần cùng hóa
Đọc đến hết những dòng sướt mướt của Diện và Nghiên, tôi chỉ thấy buồn cười vì “mẹ đốp” và “chú Tễu” này chỉ biết nỏ mồm mà quên mất rằng thực ra Formosa là tập đoàn của Đài Loan. Tập đoàn Formosa cũng chẳng có bất cứ ảnh hưởng văn hóa nào đến Việt Nam cả. Nói tóm lại đọc cả bài, người đọc chả hiểu rốt cuộc mục đích của Diện và Nghiên là gì: chống Trung Quốc hay tẩy chay Formosa, hay chống chính quyền, hay chỉ là trò diễn tung hứng của hai kẻ dốt nát thích đem chữ để lòe thiên hạ kiếm danh hão. Mà nực cười nhất là trang Văn Việt – trang ngôn luận của Văn đoàn độc lập lại đăng bài phỏng vấn này một cách trang trọng. Thế cũng đủ biế cái Văn đoàn này “sàm hết biết”.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét