Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Bấu víu vào cụ Phan để làm chính biến – Một thứ phong trào ký sinh

Bấu víu vào cụ Phan để làm chính biến – Một thứ phong trào ký sinh 
 
Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ 20, thế nhưng sang đầu thế kỷ 21, cái tên của ông được nhắc đi nhắc lại như một tấm bình phong cho phong trào dân chủ ở Việt Nam với khẩu hiệu khá quen thuộc “nhân quyền”, “dân quyền”, “khai dân trí”… Để dựng lên một thần tượng thu hút quần chúng, việc chọn cụ Phan đáng kính cho thấy rõ mưu đồ tạo vỏ bọc mà chính quyền và người dân khó có thể lên án, nhằm thúc đẩy một mô hình dân chủ cải lương hay còn gọi thẳng ra là ngụy dân chủ. Cách thức này không khác mấy phong trào chống dự án Bauxite của nhóm ông Huệ Chi cũng núp dưới ủng hộ ý kiến của tướng Võ Nguyên Giáp để thúc đẩy hình thành phong trào đối lập vậy. Đi đầu trong phong trào ngụy dân chủ này là các trí thức thuộc Viện IDS cũ.
Qũy Phan Chu Trinh là bước đi đầu tiên của chiến lược này. Qũy được bảo trợ bởi nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, là người cháu cụ Phan. Qũy này hỗ trợ học thuật chỉ là vỏ bọc, trên thực tế chủ yếu làm 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là tạo biểu tượng Phan Chu Trinh gắn liền với công cuộc “khai dân trí” (thực chất thúc đẩy đi theo mô hình dân chủ phương Tây). Mục đích thứ hai là hợp lý hóa ngân sách để nuôi một đội ngũ trí thức chống đối chính quyền. Nếu nhìn lại danh sách các trí thức được giải của Qũy Phan Chu Trinh, ta sẽ thấy rằng họ đều công khai hoặc ngầm ẩn tỏ thái độ bất bình với chính quyền. Qũy Phan Chu Trinh còn hỗ trợ các nhóm “chém gió” trẻ tuổi tổ chức các sự kiện tại VUSTA 53 Nguyễn Du do ông Chu Hảo dìu dắt để truyền bá tư tưởng chống đối, mạo nhận là tinh thần Phan Chu Trinh.
Khi đã tập hợp được một lượng trí thức chống đối đông đảo, không thật sự giỏi chuyên môn nhưng rất giỏi chém gió, một loạt những hoạt động ồn ào khác được dấy lên. Nào là sự ra đời của Diễn đàn Xã hội Dân sự, nào là Ban vận động Văn đoàn độc lập, hết góp ý Hiến pháp không dựa trên cơ sở lý luận khoa học, lại vận động bầu cử phi pháp, rồi lại đến xuất bản sách ngoài luồng… Những trí thức này không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để kêu gọi một đám đông gắn mác “nhân sỹ trí thức” (không ít chẳng có tí chữ nghĩa nào cũng như chưa bao giờ hành nghề liên quan đến trí thức) để gây sức ép với chính quyền, ép chính quyền phải thực hiện các yêu sách của họ, ép chính quyền cho họ ngang nhiên nhận tiền của các thế lực chính trị nước ngoài. Họ tự thành lập một “thinktank”, nhưng “thinktank” này không đặt quyền lợi quốc gia làm trọng mà chủ yếu dùng để chống đối chính quyền, và quan trọng hơn, dễ dàng thu hút các nguồn đầu tư của nước ngoài cho họ nhiều hơn.
Một trường đại học tư nhân có tên là Phan Chu Trinh đã được dựng lên ở Quảng Nam, ngay giữa trung tâm Hội An – một vị trí đắc địa. Thế nhưng sau nhiều năm, trường này vẫn lẹt đẹt không thể phát triển, không tuyển được học viên, dù đã cố đánh bóng bằng một chương trình tự nhận là “giáo dục khai phóng” dẫn đến phải đóng cửa. Thay vào đó, một cái tên mới được dựng lên, nghe rất oách “Viện Phan Chu Trinh”.
Viện Phan Chu Trinh một lần nữa được bảo trợ bởi bà Nguyễn Thị Bình, nên đã được không ít báo chí chính thống ca ngợi, và ngay lập tức đã nhận được dự án với nguồn tiền không nhỏ. Thế nhưng, thực chất, Việt Phan Chu Trinh chỉ là một sự hợp lý hóa những hoạt động của Diễn đàn Xã hội dân sự, Ban vận động Văn đoàn độc lập…, và sâu xa hơn là một sự lột xác của Viện IDS với cái tên dễ nhớ, dễ gọi, dễ gây thiện cảm hơn. Đằng sau tất cả những điều ấy là một mưu đồ làm chính biến của những trí thức nửa vời mà Quang A, Nguyên Ngọc là tiên phong, còn Chu Hảo ở trong màn trướng chỉ huy.
Mượn danh người đã khuất để làm chính trị, núp bóng những lãnh đạo Đảng là con cháu cụ Phan đã nghỉ hưu, đây quả thực là một thứ chính trị ký sinh. Tức là sao? Tức là tự bản thân nó không sống được, phải tạo vỏ bọc, không danh chính ngôn thuận, không dám thể hiện đúng “bản chất” của mình. Bản chất của những người núp bóng cụ Phan không hề thực tâm khai dân trí, không mang lại nhân quyền, dân quyền, họ chỉ muốn biến người dân thành công cụ cho mưu đồ đen tối.
GĐTQT

4 nhận xét:

  1. Không nên đưa Bà Bình vào vụ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Bình là một lãnh đạo có uy tín, bà thực tâm muốn phát quang giá trị cho tổ tiên của mình là chính đáng, nhưng việc bà để đám cơ hội lợi dung, thao túng vào mưu đồ chính trị nhem nhuốc thì không nên chút nào. Thực lòng rất tiếc khi phải mổ xẻ thế này.

      Xóa
  2. Viết như bài này thì vai trò của Bà Nguyễn Thị Bình với tổ chức này được đánh giá như thế nào: người khởi xướng, tích cực tham gia???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không ai muốn đưa bà Bình vào vụ này cả, công lao của bà Bình đối với đất nước, đối với cách mạng là tuyệt nhiên không phải bàn cãi. Chỉ có điều - cũng giống như Nguyên Ngọc, bà ấy dường như đang bị lôi kéo vào tư tưởng của một nhóm những kẻ như Chu Hảo, Nguyễn Quang A, suốt ngày ra rả tự do với "xã hội dân sự" để rồi bầu víu vào tên tuổi của tiền nhân lập nên hết trường này rồi Viện nọ, và rốt cuộc chỉ để đánh bóng tên tuổi thôi chứ có làm được cái gì cho đời đâu.

      Xóa