Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Tin hay không tin- Tranh cãi xoay quanh viện Phan Chu Trinh

Tin hay không tin- Tranh cãi xoay quanh viện Phan Chu Trinh

Viện Phan Chu Trinh vừa được thành lập ngày 7/2/2017 thì ngay lập tức Phạm Chí Dũng – quản trị của Hội nhà báo độc lập đã lên tiếng phê phán và được VOA đăng tải công khai ngày 22/2 với tiêu đề ‘Viện Phan Chu Trinh’ có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh.  Ngay lập tức, Bùi Minh Quốc – một “nhân sĩ trí thức” có nhiều bài đăng tải trên các trang như Bauxite Việt Nam, Văn Việt… đã vội lên tiếng bênh vực “Viện Phan Châu Trinh, Nguyên Ngọc, tôi tin“. Thông qua cuộc tranh cãi này, ta có thể thấy không chỉ có phe dân chủ vô học đang đánh nhau mà cả dân chủ có học cũng đang thanh trừng nhau.

Phạm Chí Dũng đã không tiếc lời buộc tội Việt Phan Chu Trinh là tay sai của chính quyền bằng các lập luận như sau:

“Cũng có một số dư luận cho rằng thành phần lãnh đạo của Viện Phan Chu Trinh gồm khá nhiều cựu quan chức. Có thể, việc các cựu quan chức tham gia vào tổ chức dân sự là quyền của họ và nên xem là điều tự nhiên. Nhưng cung cách tham gia này lại có nét nào đó khá tương đồng với cơ chế “hết quan lập hội” của nhiều quan chức nhà nước mà từ lâu chính báo chí nhà nước đã phải mỉa mai, và gần đây chính giới quan chức cao cấp đương chức đã phải tìm cách hạn chế ngân sách cấp cho những “hội đoàn quan chức về hưu” như thế.

Trong khi một số gương mặt của ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh có thể tiêu biểu cho khuynh hướng “phản biện trung thành”, thì lại không có được khuôn mặt phản biện độc lập nào. Ngay cả một ít nhân vật mang tính phản biện trong tổ chức Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam cũng không thấy có mặt trong ban lãnh đạo và thành phần điều hành của Viện Phan Chu Trinh.”

Hay:
“Một câu hỏi đặt ra là tại sao Viện Phan Chu Trinh mới ra đời nhưng đã có ngay 4 công trình nghiên cứu mà có thể nhận ngân sách nhà nước, trong khi nhiều hội đoàn nhà nước đang bị cắt giảm đến 50% hoặc hơn từ ngân sách hàng năm?
Với việc nhận ngân sách nhà nước để nghiên cứu, một câu hỏi khác được đặt ra là về bản chất, Viện Phan Chu Trinh là một tổ chức xã hội dân sự độc lập hay là một hội đoàn mới của chính quyền và trực thuộc… tỉnh ủy Quảng Nam?”

Và đi đến kết luận rằng:
“Lại một câu hỏi không thể không phòng hờ: Liệu có một chủ trương của chính quyền để Viện Phan Chu Trinh trở thành nơi thu hút những người nhà dân chủ nửa vời và vẫn nằm nguyên trong quỹ đạo “đổi mới không đổi màu” của đảng?”

Cách lập luận của Phạm Chí Dũng để công kích Viện Phan Chu Trinh và các nhân sĩ trí thức này khá giống với cách Osin Huy Đức bị hạ bệ bởi đám đông đấu tranh vì lập luận rằng Osin Huy Đức là gián điệp cài hàng của Trung Quốc. Phạm Chí Dũng là quản trị của Hội nhà báo Độc lập, một tổ chức cũng tập hợp khá nhiều các cây viết chống chính quyền, nhận tiền trực tiếp của Công giáo và Việt Tân trong nhiều phi vụ. Dù được đầu tư rất nhiều nhưng Hội nhà báo độc lập vẫn không thể nào chiếm được vị thế của Ban vận động Văn đoàn độc lập. Và sự việc Viện Phan Chu Trinh được thành lập đã trở thành cái cớ để Phạm Chí Dũng thanh trừng đối thủ lúc nào cũng diễu võ dương oai này.
Đáp lại Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc – một nhà văn tiêu biểu cho kiểu của các nhân sĩ trí thức của Viện Phan Chu Trinh cũng hô hào ầm ĩ. Trong quá trình hô hào này, Bùi Minh Quốc cũng bốc phét không ít về thực trạng của các nhân sĩ trí thức thuộc Viện Phan Chu Trinh.

Ông Bùi Minh Quốc viết như sau về chức năng của Viện Phan Chu Trinh:
“Mọi người đều biết, trong chế độ chuyên chính vô sản độc tài toàn trị không có khoa học xã  hội đích thực, chỉ có cái gọi là khoa học xã hội phục vụ chính trị. Sự thật thê thảm này đã được thẳng thắn phơi bày từ chính ủy viên trung ương Đảng (CSVN) chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội lúc đương nhiệm Nguyễn Khánh Toàn (tên ông hiện được đặt cho một đường phố lớn ở Hà Nội); ông nói, đại ý  : Khoa học xã hội của chúng ta bấy lâu chỉ làm nhiệm vụ chứng minh cho đường lối và chính sách đã có là đúng chứ không làm được công việc mà đáng lẽ nó phải làm là xác lập căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối và chính sách.

Vì vậy, những ai muốn làm khoa học xã hội đích thực  tất phải đương đầu với những trở lực ghê ghớm, thậm chí phải đối mặt với hiểm nguy.

Nhưng tôi tin, dù trở lực to lớn nhường nào, gian nan nguy hiểm nhường nào, Nguyên Ngọc với sự dũng cảm và khôn khéo mà tôi biết, cùng với các đồng sự của anh sẽ từng bước vững vàng thực hiện ngoạn mục nhiệm vụ ấy.”

Ông Bùi Minh Quốc cho rằng Viện Phan Chu Trinh là tổ chức làm khoa học xã hội đích thực, không có động cơ chính trị. Điều này mâu thuẫn với triết lý Phan Chu Trinh mà ông Nguyên Ngọc đã khẳng định:

“Viện Phan Châu Trinh ra đời, đúng như tên gọi của nó, nhằm góp phần phát huy di sản tinh thần to lớn của nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong phát triển của đất nước ngày nay. Hơn một trăm năm trước, trong tình thế cực kỳ hiểm nghèo và trăn trở tìm đường cứu nước, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đã nhận ra rằng mối họa lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ không chỉ là mất độc lập, mà còn nguy cấp hơn nhiều, là lạc hậu nặng nề về văn hóa và văn minh so với đối thủ mới của mình và với thế giới, bởi chính lạc hậu là nguyên nhân khiến nước ta mất độc lập, dân ta lâm vào vòng nô lệ thảm khốc.Từ đó, ông thống thiết nói : “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, đó là ‘CHI BẰNG HỌC!’”. Ông chủ trương một cuộc khai dân trí rộng lớn và căn bản trong điều kiện toàn cầu hóa mà ông cũng là người đầu tiên nhận ra. Nhà nghiên cứu Lê Thị Hiền Minh chỉ ra rằng đó chính là chương trình nhằm “trang bị cho những người yếu thế [tức cho nhân dân ta] các phương tiện để bước vào một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc ViệtNam lên con đường hiện đại hóa”. Có như vậy thì độc lập được giành lại, dù bằng cách nào, mới thật sự có ý nghĩa và mới có thể bền vững. Chúng tôi nghĩ cần hiểu, dù chỉ vắn tắt nhất, về điều được gọi là “Triết học Phan Châu Trinh” như vậy, để thấy rằng ngày nay ta đã có được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh khốc liệt và anh hùng, song nhận thức sáng rõ và mạnh mẽ của vị tiền bối anh minh của chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, những nan đề sinh tử ông từng sáng suốt phát hiện và báo động cho dân tộc vẫn còn nguyên tính thời sự, thậm chí theo cách nào đó càng nóng bỏng cấp thiết hơn. Chúng tôi muốn được thưa rằng Viện Phan Châu Trinh được thành lập hôm nay chính là trên và vì ý hướng đó.”

Tư tưởng Phan Chu Trinh không nhắc đến chuyện nghiên cứu khoa học, và ngay cả bài phát biểu của Nguyên Ngọc cũng không nhắc đến “khoa học”. Mục đích của viện Phan Chu Trinh là để “khai dân trí rộng lớn”, nếu đúng như Nguyên Ngọc nói là phát huy tinh thần của Phan Chu Trinh. Những tư tưởng Phan Chu Trinh kêu gọi là dân chủ và nhân quyền. Như vậy, có thể hiểu trắng ra là Viện Phan Chu Trinh được thành lập để phổ biến và tuyên truyền tư tưởng dân chủ và nhân quyền. Thế nhưng, dân chủ là như thế nào, nhân quyền là như thế nào thì đến nay các học giả trên thế giới vẫn còn tranh cãi rất nhiều. Tuyên truyền và phổ biến kiểu “khai dân trí rộng lớn” là một việc làm đi ngược lại với khoa học – vốn là một công việc đòi hỏi các chứng cớ, khảo sát, phương pháp luận…v…v… Nếu kết hợp giữa khoa học và tuyên truyền khai dân trí thì Viện Phan Chu Trinh trở thành một tổ chức hoàn toàn là phản khoa học và đi theo lối chính trị hóa nghiên cứu. Thế nên, lập luận của ông Bùi Minh Quốc về sứ mệnh làm khoa học chân chính của Viện Phan Chu Trinh là hoàn toàn không có cơ sở. Và điều đó khiến cho toàn bộ những chém gió của Bùi Minh Quốc về nghiên cứu khoa học xã hội trong bài của ông ta thành một loạt những lập luận đao to búa lớn mà sáo rỗng.

Dưới bài viết này, Bùi Minh Quốc có đính kèm thêm bài viết của Phạm Chí Dũng như một lời đối đáp với Phạm Chí Dũng, thế nhưng bản thân ông ta không trả lời được những nghi vấn được đặt ra. Thế nên, người không tin thì vẫn sẽ tiếp tục không tin, người tin do gắn bó lợi ích thì vẫn cứ tiếp tục tin.

Những tranh cãi xoay quanh Viện Phan Chu Trinh cho thấy một sự phân hóa đang diễn ra trong nội bộ giới đấu tranh dân chủ có học. Họ bắt đầu tranh chấp nhau cái nhãn mác “khai dân trí” và “phản biện xã hội”. Những tranh luận này cho thấy những lập luận về dân chủ của họ không hề được hiện thực hóa ngay trong chính cộng đồng của họ. Thế nên, luận điệu dân chủ chỉ là cái vỏ cho lòng tham quyền, tham danh, tham tiền ở những kẻ thích nói chữ này mà thôi.

GĐTQT

1 nhận xét:

  1. Khoan hãy nói đến việc Viện Phan Chu Trinh có vấn đề như thế nào, ở đây tôi chỉ muốn nói tới việc tại sao một viện mới thành lập mà ngay lập tức 2 sếp của "Hội Nhà báo độc lập" đã lao vào cắn xé nhau như thế này. Phải chăng bây giờ đã đến lúc cạn tàu ráo máng giữa những kẻ từng chung chí hướng. Còn nhớ hồi mới thành lập, nội bộ "Hội nhà báo độc lập" đã đánh nhau trời long đất lở, khi đó Quốc và Dũng còn ở cùng phe, giờ phải chăng đã nhìn rõ mặt nhau rồi.

    Trả lờiXóa