Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Luật sư nhân quyền … mù luật

Dư luận nhiều ngày nay bình phẩm, chế giễu trình độ “mù luật” mấy luật sư nhân quyền (cụm tù chỉ những luật sư chuyên trách bảo vệ luật cho các nhà zân chủ) qua màn trình diễn của họ ở phiên tòa sơ thẩm blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

THỪA NHẬN KHÔNG ĐỦ TRÌNH ĐỘ BẢO VỆ THÂN CHỦ?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, trong nhà và món ănNgay mở đầu phiên tòa, LS Võ An Đôn đã đề nghị Tòa hoãn phiên xử với lý do vắng 2 luật sư có trình độ, được bị cáo tín nhiệm, tin tưởng. Tòa thắc mắc, vậy 03 luật sư còn lại không đủ trình độ bảo vệ thân chủ sao thì luật sư Lê Văn Luân thừa nhận ngay ba luật sư (Võ An Đôn, Nguyễn Khả Thành, Lê Văn Luân) có mặt tại tòa hôm nay không đủ năng lực, trình độ để bào chữa cho bị cáo. Rút cục Tòa không hoãn theo khẩn cầu của họ vì 02/5 luật sư vắng mặt thì 01 vắng mặt không lý do, người còn lại chưa làm đủ giấy tờ pháp lý để bảo vệ thân chủ; hơn nữa đây là vụ án mà khung hình phạt chưa đến mức chung thân, tử hình nên không nhất thiết phải có luật sư.

Không biết đây có phải là điềm gở. Tuy nhiên một phiên tòa với dàn luật sư già rơ và hùng hậu lại viện lý do “không đủ tin tưởng với bị cáo” để tước bỏ đi vai trò, trách nhiệm của mình xem ra đã là sự khởi đầu không ổn.

MẶC SAI ĐỒNG PHỤC LUẬT SƯ, VẪN CÃI CHÀY CỐI VỚI TÒA

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi

Trong 3 luật sư tham dự phiên tòa thì Luật sư Lê Văn Luân mặc trang phục “khác lạ” nên khi bị Thẩm phán nhắc nhở luật sư Luân vi phạm quy định về trang phục thì ông này cãi liến thoắng, trang phục của mình “đúng pháp luật”. Được Tòa kiên nhẫn giải thích, luật sư có biết Nghị quyết số 12/NQ-HĐLSTQ ngày 27/02/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc về trang phục của Luật sư khi tham gia phiên tòa, các Luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất theo mẫu: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất, đeo huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn Luật sư bên ngực trái áo trang phục. Trang phục nói trên được áp dụng chung cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ, riêng mùa hè thì có thể không cần mặc áo veston.
Đáng sợ là, dù đã mặc trang phục “dị biệt” với đồng nghiệp, bị Tòa nhắc nhở, giải thích mà luật sư này vẫn nhất quyết không “thông tỏ”, đường hoàng tường thuật tình tiết này trên facebook với hàm ý Thẩm phán gây khó dễ cho luật sư nhân quyền!?! Bó tay toàn tập.

KHÔNG HIỂU LUẬT QUỐC TẾ NHƯNG RẤT SÍNH DÙNG

Giống y như các thân chủ quen thuộc của họ, rất sính sài Luật quốc tế và Hiến pháp để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp của mình theo kiểu cắt xén, chỉ “dùng” phần ngọn, quyết không “chấp nhận” phần gốc của nó. Thế là công tố viên lại nhọc công đọc, giảng giải lại nguyên vẹn cả điều luật hy vọng các luật sư và bị cáo thông tỏ.

Luật sư Thành cho rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” theo Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế, nhưng vị luật sư này lại quên khoản 3 của Điều 19 này xác định quyền tự do biểu đạt không phải là một quyền tuyệt đối mà nó phải chịu một số hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội. Trong Hiến pháp Việt Nam 2013, quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được quy định tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Như vậy, Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà vẫn trong khuôn khổ kiểm duyệt hoặc hạn chế. Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. Tuy nhiên, quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền bị hạn chế. Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét.

BIỆN HỘ KIỂU CỦ CHUỐI

Trong phần tranh tụng tại tòa, luật sư Nguyễn Khả Thành cho rằng: trong xã hội ta cũng có người tốt, người xấu. Nếu trong xã hội toàn người tốt hết thì làm gì còn là xã hội, cả phòng xử án cười ồ, đúng là ông luật sư bá đạo lại đi thừa nhận thân chủ của mình là người xấu mới bị bắt đưa ra xét xử!!!
Ông LS Võ An Đôn thì lí luận: một số tài liệu như tập thơ Một Vần của tác giả Bùi Chát (bị xem là chứng cứ phạm tội tàng trữ tài liệu xấu), sao không bắt, xử lý tác giả mà lại xử lý người tàng trữ?!? Chắc ông luật sư này “tạm thời quên” mấy là ngay facebook của ông ta khi bị công an mời làm việc, đã chối bay chối biến, nữa là đợi ông Bùi Chát nào đó ra nhận tài liệu đó của ông ta. Đồng thời vị luật sư này quên mất dấu hiệu “tàng trữ” là căn cứ pháp lý ngang với “làm ra” tài liệu xấu.

Ls Lê Văn Luân đề nghị Hội đồng xét xử nếu truy tố Mẹ Nấm về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự thì phải truy tố Google trước đã, bởi vì chính google là người lưu giữ, tàng trữ nhiều tài liệu chống phá Nhà nước Việt Nam???. Vậy sao ông LS này không đề nghị Chính phủ Việt Nam truy tố luôn ông Bộ trưởng ngoại giao Mỹ vừa trao giải cho bị cáo hay ông cựu tổng thống Obama vì cổ vũ cho đám chống phá, đòi lật đổ chính quyền Việt Nam luôn cho xôm nhỉ?

Ls Nguyễn Khả Thành chày cối: “Thấy người ta có bài viết sai thì nhắc nhở, xử phạt ngay chứ, sao cứ để gom lại rồi báo công an? Tôi cho rằng ông Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Khánh Hòa là người độc ác.”. Chắc ông này không chịu nghiên cứu cáo trạng hay hồ sơ vụ án gì sất. Quỳnh từng bị bắt giam 9 ngày, từng bị xử phạt hành chính vì làm ra tài liệu "Stop police killing civillians" mà hồi đó báo chí, công an rầm rộ cả lên. Còn số lần công an "làm phiền" blogger Mẹ nấm về các bài viết trên facebook chắc không đếm xuể!!!
Còn khá nhiều “hạt sạn” báo động trình độ của các luật sư nhân quyền trong riêng vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh này khiến dân mạng chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán “Luật sư dân chủ, luật sư phây bút , luật sư mạng, cái gì cũng giỏi hết chỉ riêng có luật là không giỏi thôi“.

Thế nên ông LS Trần Vũ Hải nhận bảo vệ thân chủ vụ nào là thân thủ “biết mặt” vụ nấy, ngoài kỹ năng xúi thân chủ làm bậy, làm loạn, gửi đơn thư tùm lum… khiến thân chủ loạn cào cào, thiệt đơn thiệt kép vì vấn đề cốt yếu nhất không giải quyết được, chủ yếu bị biến thành công cụ cho luật sư …làm truyền thông lên án thực trạng xã hội là chính. Vụ công ty Thành Bưởi- thêm một vụ việc thất bại của luật sư Trần Vũ Hải mới đây nhất là nạn nhân thê thảm của LS Trần Vũ Hải. LS nhân quyền Trần Thu Nam bị chính đồng nghiệp tố bày trận, đẩy thân chủ Cao Toàn Mỹ chết đứng giữa tòa… Có vẻ như mấy luật sư nhân quyền này chỉ khoái bào chữa các phiên tòa “nhân quyền” vì ở đó kiểu gì cũng biện hộ được, rằng đây là phiên tòa bỏ túi, luật sư làm cảnh, cãi chẳng ai nghe, được chăng hay chớ…nhất nhất đều khiến đám thân chủ “tâm phục khẩu phục” cả.

Đúng là trời sinh “zân chủ” thì tất sinh ra “luật sư nhân quyền” cho xứng đôi vừa lứa
GĐTQT

1 nhận xét:

  1. Xin lỗi, nói hơi bị xúc phạm chứ ông Khả Thành này thì biết gì về luật mà đi hành nghề Luật sư. Tôi thì biết quá rõ về ông này. Tôi có học chung với ông ấy 4 tháng của một lớp nghiệp vụ về pháp luật theo dự án VIE. Khi lớp thảo luận một số tình huống về nghiệp vụ thì ông ông chẳng hiểu và chẳng phân biệt được thế nào là giả định, quy định và chế tài thì thử hỏi làm sao hiểu hết nội dung của một ngành luật mà đi làm người bào chữa, làm luật sư được. Nghe đâu ông này học Luật tại chức hoặc từ xa gì đó. Còn thằng An Đôn này là đồ chíp hôi, mới ra trường không nơi nào sử dụng mới đi hành nghề luật sư nên tư tưởng bất mãn chống đối xã hội bằng hình thức nói bậy, nói càng. Đám này mà Luật sư cái gì. Chỉ làm xấu hổ, ô danh cho nghề luật sư

    Trả lờiXóa