Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

MÀN KẾT CỦA PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QUỐC HỘI – PHƠI BÀY ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN


 Phong trào tự ứng cử Quốc hội đã bị nhân dân chính nơi các nhà dân chủ tự xưng đang sinh sống và làm việc đánh giá bằng quan điểm, ý kiến và rõ nhất là bằng số phiếu tín nhiệm, cho dù được cổ vũ bởi các trang truyền thông và lực lượng thù địch chống Việt Nam ở hải ngoại. Không những vậy, với sự tiếp sức của chính nhân dân, đã phơi bày toàn bộ âm mưu chống phá sự kiện chính trị trọng đại của đất nước núp dưới danh nghĩa thực hiện “quyền công dân” hay “thực tập dân chủ” cho nhân dân của họNhìn lại quá trình thay đổi chiến lược chống phá của các cá nhân mang danh “đấu tranh dân chủ” này, chúng ta sẽ thấy Tự ứng cử Quốc hội chỉ là một chiến lực mới nhằm lật đổ chính quyền với những bước đi đã được vạch sẵn, từ kêu gọi tự ứng cử đến hô hào tẩy chay bầu cử và các luận điệu phá hoại cuộc Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp khóa XIV ở Việt Nam.

Mở đầu phong trào là ông Nguyễn Quang A, một trí thức đã phản bội dân tộc để đứng dưới lá cờ vàng của Việt Tân, tuyên bố tự ứng cử Quốc hội. Ngay sau đó, một loạt các thành phần biểu tình viên chuyên nghiệp khác như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Phan Văn Phong, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Kim Môn… cũng tuyên bố tự ứng cử, kéo theo nhiều thành phần háo danh khác. Để cổ súy cho các ứng cử viên này, một Fanpage có tên “Vận động Bầu cử Quốc hội 2016” đã được lập để đảm nhiệm vai trò truyền thông, tô vẽ hình ảnh cho số này này. Đến khi các ứng cử viên này không qua được lần bỏ phiếu tín nhiệm tại địa phương trong lần hiệp thương 3,  thì lại vận động người đến quấy rối ở các hội nghị cử tri và tung ra các chiêu trò chửi bới các hệ thống bầu cử trong nước.

Xem clip 

Chúng ta hãy cùng điểm qua từng bước của Phong trào tự ứng cử để thấy bộ mặt được phơi bày của phe lề trái cực đoan.

Bước 1: Hô hào đồng bọn tham gia phong trào tự ứng cử Quốc hội

Khởi xướng là ông Nguyễn Quang A với việc vận động hàng trăm cá nhân chống đối trong nước (cả thành phần từng đi tù với tội danh lật đổ chính quyền, tù hình sự…) ra ứng cử ĐBQH nhằm tạo thành phong trào công kích TBT NGuyễn Phú Trọng về việc một chế độ dân chủ mà ĐCSVN đang xây dựng, xuyên tạc quyền ứng cử lâu nay là “quyền hão” cần phải biến thành “quyền thực”. Ông Nguyễn Quang A và những kẻ phát động phong trào này đã phải ra sức vận động đồng bọn trong nước, các thành phần phản động lưu vong, truyền thông nước ngoài ủng hộ, thậm chí ông ta trả lời phỏng vấn BBC thỏa hiệp chia sẻ lực lượng vừa thực hiện quyền ứng cử song song với quyền tẩy chay bầu cử trong cái gọi là “phong trào dân chủ” trên mạng Internet. Chỉ riêng điều này đã phơi bày bản chất cái gọi là “phong trào tự ứng cử ĐBQH” của số này.


Với cách thức truyền thông này, Nguyễn Quang A và đồng bọn đã kích động được không ít những công dân ngây thơ, ảo tưởng về bản thân cũng đứng ra tự ứng cử, và rồi chỉ là quân cờ cho chiến lựợc tuyên truyền phá hoại bầu cử mà ông ta và đám tay sai Việt Tân đã vạch ra trong chuyển đi Mỹ trước đó. Yểm trợ tích cực nhất cho “phong trào tự ứng cử” này là Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn ANh Tuấn mới từ trung tâm VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt Tân trở về nước quy tụ đồng bọn lập ra hàng loạt các fanpage như  Vận động Bầu cử Quốc hội 2016, Ký tên ủng hộ ông Nguyễn Quang A ứng cử ĐBQH… đánh bóng tên tuổi của các thành phần tội phạm cực đoan, nhếch nhác, ít học của mình mang một bộ mặt mới là các ứng cử viên tự do yêu nước, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân đối lập với các ứng cử viên mà chúng cho là “Đảng cử dân bầu”, “quân xanh quân đỏ” của Đảng để thao túng Quốc hội


Bước 2: Truyền thông vận động tạo dư luận ủng hộ các ứng cử viên cực đoan

Các ứng cử viên này đều đồng loạt cho ra các cương lĩnh tranh cử với nỗ lực thể hiện như là công dân yêu nước, có trách nhiệm, nếu cử tri không ủng hộ chứng tỏ kém cỏi, không thấy được họ là vốn quý của dân tộc. Truyền thông chống đối đã làm nhiều video, phỏng vấn, phóng sự vớicác ứng cử viên tự do, được quay dựng kỳ công và chia sẻ rộng rãi, như một chiến dịch đánh bóng các ứng cử viên cực đoan đồng loạt giương cao các khẩu hiệu đòi dân chủ và bài xích chính quyền. Người dẫn chương trình trong các video này lộ diện là các thành viên cốt cán trong nhóm Vì một Hà Nội xanh, dưới quyền điều phối của Đoan Trang. Các chiêu trò truyền thông này đương nhiên giấu nhẹm các quá khứ bất hảo của những thành phần này đi, thậm chí còn không hề nhắc đến việc họ đã xuống đường biểu tình gây rối ầm ĩ như thế nào. Chỉ trong có mấy phút ngắn ngủi, video đã phủi sạch trơn quá khứ tội lỗi của những con người này.

Chỉ đến khi thông tin đời tư và quá khứ của họ được phơi bày bởi chính quyền địa phương, cư dân nơi cư trú và cư dân trên mạng xã hội, kế hoạch này mới dần đi đến thất bại. Qua thông tin của cộng đồng, ta được biết rằng các ứng cử viên chống đối này không chỉ có các thành tích xuống đường gây rối bất hảo, mà còn có không ít các chuyện đi ngược lại truyền thống của dân tộc như ngoại tình như Nguyễn Quang A, hay rũ bỏ trách nhiệm với con cái như Phan Văn Phong, hoặc tham nhũng ngân quỹ hoạt động từ thiện như Nguyễn Tường Thụy… Khi đối diện với các thông tin này, các ứng cử viên cực đoan và đồng bọn hô hoán lên rằng đó chỉ là màn đấu tố, nhưng cũng không ai dám lớn tiếng phủ nhận thông tin là thiếu tính xác thực, chỉ biết tiếp tục các luận điệu bôi xấu, xuyên tạc mà thôi.


Một trong những chiêu độc do Nguyễn Quang A bày cho đồng bọn là lấy chữ ký ủng hộ qua mạng nhằm mục đích sau này sẽ phủ nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị cử tri cũng như quyết định của các hội nghị hiệp thương chốt danh sách ứng cử. Tuy nhiên ngay chiêu trò này, ông Nguyễn Quang A đã bị lật tẩy sự giả mạo

Bước 3: Phá hoại bầu cử bằng Gây nhiễu loạn hoạt động bầu cử

Trong quá trình khai báo lý lịch của ứng cử viên, nhiều ứng cử viên phe lề trái đã gian lận, khai man thông tin.Khi chính quyền địa phương bổ sung thông tin, họ phản ứng dữ dội, thậm chí kéo người đến gây rối tại các trụ sở địa phương.

Song song với quá trình đó, trên các trang thông tin lề trái và Page Vận động bầu cử Quốc hội 2016 liên tục đăng tải các bài viết phủ nhận toàn bộ tính chính thống của hệ thống bầu cử là “Đảng cử dân bầu”, mất dân chủ, hình thức; kêu gọi giới “cấp tiến” tự ứng cử, giám sát công tác tổ chức bầu cử, quá trình hiệp thương, kiểm phiếu.. Không ít lần trên các phát ngôn của phe lề trái còn tỏ ý muốn quốc tế can thiệp vào quá trình bầu cử tại Việt Nam, ngầm ý muốn các thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của đất nước, có thể coi là một hành vi bán nước kiểu mới.

Các hoạt động gây nhiễu loạn này được Nguyễn Quang A gọi bằng mỹ từ “thực tập dân chủ”, hay cách gọi hài hước “thực tập làm chuyện ấy”, như một cách để mỉa mai quá trình bầu cử ở Việt Nam, làm mất đi tính chất nghiêm túc của hoạt động biểu hiện cho quyền và nghĩa vụ của công dân này.


Bước 4: Gây rối tại các hội nghị cử tri

Đây là bước đi phơi bày toàn bộ bản chất của phe dân chủ cực đoan trong phong trào tự ứng cử. Cũng tại bước này, những gương mặt đứng đằng sau giật dây cuộc vận động tự ứng cử này lộ diện.

Rất nhiều ứng cử viên đã tẩy chay Hội nghị cử tri tại địa phương ở vòng hiệp thương 3, nhưng trên thực tế, ta sẽ thấy rằng do lực lượng mỏng, không thể dàn người đông đảo tới tất cả các hội nghị cử tri trong cùng một thời điểm nên chỉ có thể tập trung đám đông ở hai điểm nóng là hội nghị cử tri của Nguyễn Quang A và Nguyễn Tường Thụy.
Ở hai hội nghị cử tri này,… họ chuẩn bị bó hoa để “vinh danh sự anh hùng” của các cá nhân này ngay sau khi hội nghị kết thúc. Họ giương nhiều khẩu hiệu, băng rôn cổ vũ ứng cử viên, thể hiện rõ thái độ phủ nhận kết quả hội nghị cử tri, “khủng bố” đối với các cử tri tham dự, khiêu khích lực lượng bảo vệ, gây mất trật tự công cộng. Những thành phần biểu tình này, dù ở địa phương khác nhưng vẫn đòi vào tham dự với tư cách cử tri độc lập, giám sát viên... Không được vào, họ hô hoan, gây mất trật tự, làm truyền thông tường thuật trực tiếp, phỏng vấn nhau để nói xấu hội nghị cử tri là “đấu tố”, vu cáo các cử tri tham gia là “cuồng Đảng”.
Khôi hài nhất lại tại hội nghị cử tri lấy phiếu tín nhiệm với ông Nguyễn Quang A, khi đang mải mê phỏng vấn, tán dương ông này và lên án kết quả bỏ phiếu, thì ông NGuyễn Quang A bị một người chất vấn về việc ông ta đứng dưới lá cờ vàng và tham gia các chương trình của Việt Tân thì lập tức bị Đoan Trang và đồng bọn No-U bu vào tấn công, thóa mạ chỉ vì ông này dám đòi quyền bày tỏ chính kiến riêng, phơi bày bộ mặt thật của thủ lĩnh tinh thần của chúng. Toàn bộ quang cảnh này thêm một lần nữa tố cáo, bản chất độc tài, xảo trá, đê tiện của những kẻ ngày ngày tự dán nhán dân chủ, đòi được tự do ngôn luận và bảo vệ nhân quyền.


Hội nghị cử tri của Nguyễn Tường Thụy với sự tham gia của dàn quân khiếu kiện gây rối chuyên nghiệp, thường xuyên lê la khắp đường phố để giăng bảng hiệu lấy tiền là biểu hiện rõ nhất minh chứng cho việc gây rối loạn trong quá trình bầu cử Quốc hội theo văn hóa đặc trưng, phổ cập của những kẻ tự dán mác “đấu tranh dân chủ” này.

Bước 5: Tẩy chay bầu cử, vu cáo chế độ

Ngay sau khi các ứng cử viên gắn mác “dân chủ” không được sự tín nhiệm từ người dân địa phương, rất nhiều những phát ngôn viên của lề trái đã không tiếc lời mạt sát người dân và chính quyền địa phương, thậm chí còn buộc tội đây là một cuộc “đấu tố”.


Một chiêu trò mới đã được dựng nên đó là Bỏ Phiếu Online trên mạng Internet – nơi các thế giới những kẻ tự nhận “đấu tranh dân chủ” tự bỏ phiếu cho các cá nhân tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và các ứng cử viên được đề cử, bất cử ai cũng có thể bỏ phiếu với hành chục, hàng trăm nick ảo, để cho ra kết quả số ứng viên tự do, nhất là các “thủ lĩnh dân chủ” như Nguyễn Quang A, NGuyễn Xuân Diện…đều có số phiếu tuyệt đối so với các ứng cử viên ĐBQH khác. Chiêu này không khác mấy với vận động xin chữ ký ủng hộ ĐBQH ngay từ những bước đầu nhằm phủ nhận kết quả hội nghị cử tri hay hiệp thương
Nói cách khác, đây là một chiêu trò tiểu nhân, nhằm hạ uy tín không chỉ của các ứng cử viên lọt vào danh sách bầu cử cũng như cả hội đồng bầu cử Quốc gia.


Cho dù dùng chiêu trò nào, từ gây dựng phong trào ứng cử Quốc hội cho đến kêu gọi Quốc tế can thiệp, hay xuyên tạc các hội nghị cử tri, những kẻ gắn mác “đấu tranh dân chủ” cực đoan cũng đều hướng tới việc tẩy chay bầu cử Quốc Hội. Thậm chí, còn cố tình bóp méo sự thực, cho rằng Việt Nam không có dân chủ vì không để các ứng cử viên độc lập có cơ hội qua được hội nghị cử tri ở địa phương, một loạt các lời lẽ chửi rủa chính quyền Việt Nam là không minh bạch, không dân chủ, phân biệt đối xử với người tự ứng cử...đang được họ tận dụng mạng xã hội và truyền thông nước ngoài tấn công sự kiện chính trị này của đất nước. Nhưng nếu theo dõi quá trình bầu cử ta sẽ thấy rằng: Bầu cử QH khoá XII năm 2007, có 30/238 người tự ứng cử Quốc hội lọt vào vòng bầu cử. Tại kỳ bầu cử QH năm 2011, 15/83 người tự ứng cử ở vòng hai được vào vòng bầu cử. Hầu hết các ứng cử viên trong cái gọi là “phong trào tự ứng cử” do ông Nguyễn Quang A khởi xướng đều bị loại, do không được cử tri ủng hộ và có các hoạt động chống đối nhà nước, có đời tư nhiều vấn đề đi ngược lại đạo đức và truyền thống.

Dù xuyên tạc dưới hình thức nào thì những kẻ tự nhận “dấu tranh dân chủ” này không thể chối bỏ được rằng việc họ bị loại khỏi vòng hiệp thương 3 không phải là do hệ thống bầu cử có vấn đề, mà do họ không đủ phẩm chất của một ứng cử viên Đại biểu quốc hội được quy định trong Điều 22 của Hiến pháp.

Đằng sau phong trào tự ứng cử

Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều các tổ chức chính trị hải ngoại chạy sang California để bám vãy mẫu quốc Hoa Kỳ vẫn nuôi tham vọng quay về nước làm chính biến, xóa sổ chính quyền Đảng Cộng Sản đã thiết lập ở Việt Nam. Các tổ chức này tập hợp binh lính, thu gom vũ khí trái phép, chuyên nổ bom khủng bố hoặc ám sát các chính khách Việt Nam, gây thiệt hại không nhỏ về tính mạng và tài sản. Tiểu biểu như Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam do Hoàng Cơ Minh (nay đổi tên là Việt Tân), Chính phủ Việt Nam tự do do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu, Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu … Khi những mưu đồ quân sự khủng bố thất bại, chúng bắt đầu tập trung mọi nguồn lực cho các hoạt động tuyên truyền như rải truyền đơn, thành lập các trang mạng nói xấu chính quyền Việt Nam với lời lẽ bôi nhọ, kích động bạo lực như SBTN, RFA Việt Ngữ, BBC Việt Ngữ, Dân Luận, Dân làm báo…v…v…

Trong các cuộc biểu tình năm 2006, 2011, 2012 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong này đóng vai trò người ngồi sau giật dây bằng truyền thông và tiền tài trợ ảo tưởng rằng Việt Nam sẽ có các cuộc cách mạng đường phố lật đổ chính thể như ở Đông Âu, các nước Bắc Phi và Trung Đông.

Phối hợp với Việt Tân, các tổ chức cực đoan trong nước như NoU, Mạng lưới Bloggers 258, Phong trào Con đường Việt Nam, Hội Anh em dân chủ…v…v… đã tổ chức nhiều nhóm đào tạo đưa sang Philippines, Thái Lan và Myanmar để tập huấn tổ chức biểu tình đường phố giống Mùa xuân Ả Rập và Cách mạng Cam, núp dưới danh nghĩa một tổ chức phi chính phủ tên là VOICE do Trịnh Hội, Đoan Trang, Trịnh Hữu Long… cầm đầu. Thế nhưng, sau một thời gian, các “anh hùng đường phố” do chúng dựng nên ngày càng bộc lộ là những kẻ đầu đường xó chợ, lưu manh, bạo lực… khiến cho phong trào biểu tình nhanh chóng tan rã.


Thất bại với biểu tình đường phố, ông Nguyễn Quang A và một số người tự nhận nhân sỹ trí thức lập ra Diễn đàn XHDS, câu két với VOICE của Việt Tân hô hào, cổ súy các phong trào phản đối điều 258 BLHS, điều 4 Hiến pháp, tẩy chay bản Hiến pháp năm 2013, đòi Bạch hóa Hội nghị Thành đô hay chiến dịch nhân quyền, tuyệt thực 2015 và mới đây là hình thức mới tẩy chay, chống phá bầu cử Quốc hội bằng sự kết hợp cả “quyền ứng cử” và “quyền tẩy chay bầu cử”


Là người dân, chúng ta phải làm gì?

Đứng trước diễn biến phức tạp như vậy, người dân không chỉ trên mạng mà ngay cả các dân cư tại các địa phương cũng không ngần ngại lên tiếng để phơi bày, ngăn cản âm mưu phá hoại bầu cử Quốc hội. 
Xem clip 


Tại nhiều nơi dân địa phương đã viết đơn tố cáo các thành phần bất hảo này. Cũng qua các đơn thư tố cáo này, ta thấy chính quyền cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử phạt với những thành phần gây rối lợi dụng bầu cử để thực hiện mưu đồi lật đổ chính quyền.

Không ai có thể chấp nhận và ủng hộ những gương mặt đại diện cho sự rối loạn, bạo động, dẫm đạp lên truyền thống dân tộc, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân như những ứng cử viên đến từ phe dân chủ cực đoan. Và đó là kết quả tất yếu dành cho những kẻ cực đoan trong xã hội văn minh, hiện đại.

GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét