Trong “phong trào dân chủ”, cựu nhà báo Đoan Trang vẫn thường được mô tả như một nhà báo yêu nước, yêu độc lập, yêu tự do, yêu nhân loại, yêu dân, yêu đời, thậm chí là người đứng lớp huấn thị, bồi dưỡng cách làm truyền thông cho lớp các “nhà đấu tranh dân chủ” trẻ tuổi trong nước. Quyển sách dạng sổ tay “Căn bản về truyền thông và báo chí” của Đoan Trang được tài trợ với các NGONN và hội, nhóm phản động lưu vong như “Nhật ký yêu nước”, “VOICE”, “Phong trào con đường Việt Nam” xem như là “giáo trình” dạy cách làm truyền thông kia. Tuy nhiên, sự thật là Đoan Trang không có đủ tư cách để được gọi là một nhà báo. Trong ngành báo chí, có những nguyên tắc truyền thông mà người làm báo phải tuân thủ để cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị, thay vì chỉ đưa tin rác, tin vịt, tin lá cải, tin đồn. Chỉ khi tuân thủ những nguyên tắc này, người cầm bút mới được xem là tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xứng đáng với cái danh “nhà báo”.
Tiếc thay, nếu tuân thủ những nguyên tắc báo chí bất di bất dịch này, Đoan Trang sẽ buộc phải tự phủ nhận tất cả những gì cô đã từng viết từ trước tới nay cho các trang chống Cộng; bởi những trò đánh lạc hướng, ngụy biện, nói dối và kích động của cô sẽ không thể phát huy một khi cô bị buộc phải làm theo nguyên tắc.
Có ít nhất năm nguyên tắc báo chí căn bản mà Đoan Trang không thể tuân thủ, tôi xin phép liệt kê dưới đây:
- Hạn chế sử dụng những từ ngữ mơ hồ, không truyền tải thông tin chính xác và rõ ràng nhưng lại có tác dụng kích động tình cảm để dẫn hướng thái độ của đám đông và những bạn đọc thiếu hiểu biết. Ví dụ như những từ “nhân dân”, “yêu nước”, “yêu tự do”, “can đảm”, “khủng bố”, “độc ác”, “gian xảo”, “dã man”,…
- Sử dụng số liệu thống kê để mô tả chính xác hiện tượng tổng quan của toàn xã hội, thay vì chỉ kể lể vài trường hợp cá biệt một cách thổi phồng để tạo ấn tượng sai lầm cho bạn đọc rằng toàn xã hội cũng đang như thế.
- Phỏng vấn những nguồn khách quan và độc lập, chẳng hạn như những người không sống bằng tiền tài trợ của các tổ chức chống cộng nước ngoài.
- Phỏng vấn cả hai phía trong những tình huống nảy sinh xung đột.
- Không viết ra những câu chuyện chỉ được thêu dệt bằng trí tưởng tượng của mình nhưng lại có tác dụng kích động đám đông như câu chuyện về Tập Cận Bình trên facebook của cô mới đây hay những câu chuyện tương tự đầy rẫy trong cuốn “Xuống đường trên mạng”.
Nếu Đoan Trang vĩnh viễn không thể tuân thủ những nguyên tắc truyền thông căn bản trên, thì có lẽ chúng ta sẽ phải kết luận rằng cô ta chẳng thể viết gì ngoại trừ những lời nói dối.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét