Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

VOICE – Khóa học về XHDS hay phá hoại?

Ngày 10 tháng 7 năm 2016, VOICE (“Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment”, còn gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại”, một trong các sáng lập viên của tổ chức này là tay phản động Trịnh Hội) đăng lên trang website chính thức của mình thông tin về chương trình Học bổng Xã hội Dân sự VOICE 2016. Lần đầu tiên sau nhiều năm hoạt động, chương trình học bổng này của VOICE đã đăng tin tuyển sinh công khai, lấy danh nghĩa giúp đỡ những người trẻ tuổi “quan tâm tới các vấn đề quyền con người ở Việt Nam”, “muốn đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội”, “muốn trở thành một nhà hoạt động xã hội và lập dự án riêng của mình”. Tuy nhiên, chỉ cần để ý kĩ một chút, chúng ta cũng có thể nhận ra được những khuất tất trong tính công khai mà VOICE đang dang tay ra với vẻ giúp đỡ đầy thiện chí.

Trước đây, VOICE luôn tuyển người sang Philippines học bằng cách chọn lựa sinh viên có sẵn từ các tổ chức chống Cộng hoặc những tổ chức Công giáo. Thế nhưng lần này VOICE lại tiến hành bằng một phương thức trái ngược hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên VOICE công khai tuyển học viên qua mạng.

Cách lựa chọn này cho thấy điều gì?
Ít nhất chúng ta có thể thấy rõ được hai vấn đề sau:
Một, các tổ chức chống Cộng hiện đã rơi vào tình thế suy yếu đến mức ko tiếp cận được với tầng lớp học sinh, sinh viên nhiều như trước nữa, khiến lượng thành viên bị sụt giảm, từ đó thu hẹp lại cơ hội tuyển người của VOICE. Điều này khiến VOICE phải từ bỏ quy tắc an toàn vốn có của mình, bị buộc phải chuyển sang chơi trò công khai tuyển sinh qua Internet. Tức là đã phải chuyển từ tình thế chủ động sang bị động.
Hai, vì công khai tuyển sinh qua mạng, sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào bẫy của VOICE, tưởng rằng khi đăng kí Học bổng kia, bản thân sẽ được VOICE “giúp đỡ” thật sự, sẽ được đào tạo thật sự để phục vụ cho lí tưởng “cao đẹp” mà VOICE đã đưa ra ban đầu. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số rất nhiều chiêu bài thấp kém của các nhà “dân chủ”, bởi trong trường hợp tuyển sinh như trên, sự thật là VOICE đã sẵn sàng mạo hiểm sự an toàn của các bạn trẻ để phục vụ cho mục đích của mình.
Trong phần thông tin khóa học, VOICE quảng cáo rằng học viên sẽ có rất nhiều quyền lợi hào nhoáng như: được đào tạo về tiếng Anh, các kĩ năng mềm, luật, báo chí, quản trị dự án xã hội, và được đi thực tập ở các tổ chức quốc tế có chức năng cứu thế giới, cùng các cơ quan chính quyền như Quốc hội, Tòa án, Cơ quan nhân quyền quốc gia của Philippines.
Thực chất có phải thế không? Liệu khóa học của VOICE có khả năng đào tạo bạn trở thành 1 người thành đạt và cứu thế giới như cam kết?
Để trả lời hai câu hỏi trên, bây giờ chúng ta hãy cùng điểm lại gương mặt các cựu học viên VOICE, xem họ đang là ai, làm gì, để biết khóa học của VOICE sẽ biến bạn thành người như thế nào trong tương lai.
Đầu tiên trong số đó, phải kể đến nhà báo Phạm Thị Đoan Trang. Đoan Trang từng là phóng viên báo Pháp luật TP. HCM, báo Tuần Việt Nam (một bộ phận điện tử của báo Vietnamnet). Tuy nhiên, Đoan Trang đã bị đuổi việc vì những bài blog phân tích thời sự theo lối viết phiếm của mình. Đoan Trang tham gia tổ chức Việt Tân, sau đó làm việc cho VOICE (NGO của Việt Tân). Tuy nhiên, hoạt động của Đoan Trang vốn không dừng lại ở đó. Mặc dù thuộc cùng một tổ chức, nhưng Đoan Trang luôn “an toàn” hơn những người khác bởi biết móc nối với những cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài nước. Khi một loạt các thành viên khác của Việt Tân lần lượt bị bắt giữ thì Đoan Trang vẫn ngang nhiên lộng hành, mặc cho việc sự tồn tại và những hoạt động chống phá của ả là điều ai ai cũng biết. Không những vậy, Đoan Trang còn luôn tỏ ra khinh miệt các thành viên còn lại của Việt Tân và VOICE. Trong vụ lùm xùm gân đây nhất, Đoan Trang là kẻ đứng sau nhận tiền từ các tổ chức phản động giật dây cho phong trào “Tẩy chay Tân Hiệp Phát”. Khi phong trào bại lộ, ả lại tìm cách đẩy toàn bộ trách nhiệm lên đàn em và cộng đồng mạng để trốn tránh. Là một học viên từng tham gia các khóa học của VOICE năm 2013 và trở thành “chân rết” cho VOICE, hóa ra kết quả của khối kĩ năng mềm, kiến thức luật, báo chí VOICE đào tạo lại phát tiết ra ở Đoan Trang những sự phản bội đồng bọn, cách lợi dụng tình cảm người tiêu dùng, thái độ khinh miệt với báo giới, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.
Khối kiến thức và kĩ năng của Học bổng Xã hội VOICE còn đào tạo ra một nhân vật cũng không kém phần long trọng: Châu Văn Thi. Đi học cùng đợt với Phạm Thị Đoan Trang, song Châu Văn Thi lại áp dụng những gì VOICE rao giảng theo cách khác, thô bỉ hơn và cũng tục tĩu hơn. Được VOICE “ưu ái” đưa lên như một kẻ kế nhiệm nếu Đoan Trang có ý định phản bội, Châu Văn Thi càng ngày càng thể hiện mình là một con người “xứng đáng” với vị trí lãnh đạo phong trào khi liên tục chửi bới ĐCS VN trên trang facebook cá nhân bằng lời lẽ thô tục, tăng cường móc nối với các tổ chức phản động khác để kích động phá hoại phiên tòa xét xử Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Hằng… Không những vậy, Thi còn nhiều lần xuyên tạc tình hình xã hội Việt Nam với các tổ chức NGO nước ngoài, nhận tài trợ từ các tổ chức phản động nước ngoài: OHCHR, HRW, CPJ, ICJ, FLD,…  để tham gia kích động chống phá hòng lật đổ chính quyền. Với hành động trên, Thi đã nhiều lần bị bắt giam và xử lí song y vẫn giữ nguyên tâm thế “ngựa quen đường cũ”. Điều đó chỉ có thể chứng minh một chuyện duy nhất: Trí tuệ của Châu Văn Thi có vấn đề. Một người chỉ biết ra rả chửi đời, chửi Đảng như một cái máy, sau khi đi học khóa học ở VOICE xong lại được “tôi luyện” thêm để trở nên có vấn đề về trí tuệ, thế cũng đủ biết chất lượng dạy của VOICE tốt đến mức nào!
Một “sản phẩm” khác trong khóa học của VOICE 2013 có thể kể đến tiếp theo là Bạch Hồng Quyền. Nhắc đến Bạch Hồng Quyền, chỉ cần nhắc lại vụ Nguyễn Chí Tuyến bị hành hung hồi năm 2015 vừa rồi là đủ. Trong vụ Nguyễn Chí Tuyến bỗng dưng bị côn đồ đánh đập dã man vì phản đối chặt cây tại Hà Nội, Bạch Hồng Quyền là một trong những người đầu tiên – sốt sắng nhất, quan tâm, lo lắng nhất – luôn túc trực bên Nguyễn Chí Tuyến. Thật là một nghĩa cử tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng chính Bạch Hồng Quyền đã sử dụng những hình ảnh máu me đầy mặt của Tuyến và những thông tin liên quan đến Tuyến để quảng cáo cho hình ảnh cá nhân của một Bạch Hồng Quyền tới cộng đồng dân chủ. Đúng như dự đoán, sau những chuyến viếng thăm tình nghĩa với Nguyễn Chí Tuyến, danh tiếng của Bạch Hồng Quyền nổi như diều gặp gió. Và nhìn vấn đề theo cách ấy, người ta nghi vấn về việc Bạch Hồng Quyền đã thuê người hành hung đồng đội để lợi dụng tình hình đó mà đánh bóng tên tuổi của bản thân. Tuy chưa có bằng chứng xác thực nghi vấn này, song trong quá khứ, Bạch Hồng Quyền đã có tiền sử thuê đàn em dằn mặt người khác. Vốn bản tính là dân xã hội, Quyền đủ lưu manh để tìm người, thuê người và xoá dấu vết cho các cuộc ẩu đả có bản chất kích động. Không giống với Phạm Thị Đoan Trang hay Châu Văn Thi, thủ đoạn của Bạch Hồng Quyền xem ra còn tàn độc hơn nhiều.
Nếu Đoan Trang xảo trá, Châu Văn Thi ngu độn thì Bạch Hồng Quyền lại là tay “côn đồ” ngay trong cả những hành động tưởng chừng thân thiện nhất. Ví dụ tuy ít, song rõ ràng từ đây, các bạn trẻ sẽ có thêm thông tin để nhìn lại cái gọi là Học bổng Xã hội Dân sự VOICE, để xem với những cam kết về chương trình học đầy tiện ích và hào nhoáng được quảng cáo ban đầu, các học viên từng học khóa học đó đã trở thành con người như thế nào. Không biết với những trường hợp kể trên, họ sẽ được coi là minh chứng cho sự thành công của khóa học và truyền thông, hay chỉ là những sản phẩm thất bại nhưng VOICE vẫn phải dựa vào đó để tiện bề phá hoại Việt Nam?
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét