Trong đợt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Mỹ, cùng
lúc ấy giáo hoàng Phanxicô cũng tới thăm, và thu hút hết dư luận mà ông
Tập mong đợi. Phanxicô là môt trong số những vị giáo hoàng nhiệt tình
với các hoạt động Nhân quyền nhất trong giáo hội Kito giáo. Nếu lên
google search về vị giáo hoàng này sẽ thấy ông ta nhận được nhiều lời
khen ngợi từ báo chí Hoa Kỳ. Nhưng ít ai biết rằng, Phanxicô đươc tiên
tri là vị giáo hoàng quỷ dữ cuối cùng của Vatican.
Một thuật ngữ để gọi những người như giáo hoàng Phanxicô, đó là “Ngôn sứ giả”:
“Trong Sách Khải Huyền, Ngôn Sứ Giả được nhắc đến như là
Con Thú từ mặt đất “giống như con chiên”, kẻ đứng đầu giáo hội
lầm lạc. Ngôn Sứ Giả “lừa gạt những người sống trên mặt
đất”. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng Ngôn Sứ Giả sẽ là
kẻ lừa gạt khủng khiếp nhất từng sống trên mặt đất, nói ngắn
gọn là con sói đội lốt chiên, đóng giả dạng một cách hoàn
hảo vai trò không phải là của hắn. Bằng cách này hắn sẽ dẫn
đưa nhiều tín hữu vào dị giáo và cuối cùng hắn sẽ khiến cả
thế giới phải tôn vinh và thờ phượng tên phản Kitô (Khải Huyền
13,12). Giáo Lý Công Giáo tuyên tín rằng: Trước khi Chúa Kitô
quang lâm, thì Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách cuối
cùng vốn sẽ làm cho đức tin của nhiều tín hữu dao động… dưới
hình thức của một sự lừa gạt về tôn giáo vốn là một trong
những tình trạng bội giáo.” – Tiến sĩ Thần học Kelly Bowring
Cũng theo lời tiên tri của thánh Malachy ở thế kỷ 12, giáo hoàng Phanxicô chính là ngôn sứ giả cuối cùng. (Đọc thêm tại đây: http://www.sudiepchuaden.com/2015/10/chung-ta-phai-hanh-xu-ra-sao-neu-giao.html?m=1
). Cũng trong bài viết của mình, ông Bowring cho rằng Phanxicô là người
của Hội Tam Điểm, đối với Vatican, Hội Tam Điểm chính là dị giáo. Hội
Tam Điểm vốn là một hội kín được thành lập không phải để cứu thế giới,
mà để kiểm soát và sắp xếp thế giới theo một trật tự mà những người có
chức sắc cao trong hội mong muốn. Ở Việt Nam, Hội Tam Điểm chính là nhân
tố chủ chốt thành lập giáo phái Cao Đài, với hi vọng dùng Cao Đài để
kiểm soát tâm thức người dân Việt. Ở thời Trung Cổ, hội Tam Điểm bị xếp
vào dị giáo và quỷ dữ. Từ khi nhận ngai vị giáo hoàng đến nay, Phanxicô
đã có nhiều dấu hiệu đi ngược lại lời Chúa và các quy tắc của giáo hội.
Thứ nhất: Ông ta thay đổi lễ phục giáo hoàng của Vatican. Thay vì
đeo cây thánh giá vàng với hình chúa Jesus khổ nạn, Phanxicô đã đeo cây
thánh giá sắt mạ bạc và không khắc hinh chúa Jesus mà là hình một mục tử
với những con chim bồ câu.( http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=437&ArticleID=54236
) Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện cho sự tiết kiệm của giáo
hoàng, nhưng đây là lối suy nghĩ sai lầm. Vì một cây thánh giá bằng vàng
chẳng đáng bao nhiêu so với tài sản kếch sù mà Vatican sở hữu. Ngược
lại, việc cải tiến cây thánh giá cho thấy ông ta khước từ nhận sứ mệnh
từ chúa Jesus. Thêm nữa, ông không mặc quần trắng và đi giầy đỏ như các
giáo hoàng khác, mà mặc quần đen và đi giầy đen như các chính khách
phương Tây. (Xem tại đây: http://phaolomoi.net/Default.aspx?view_type=bai_viet&&mode=bai_viet_view&id=149 )
Thứ hai: Khi ông thả chim bồ câu ở Vatican như biểu tượng của hòa
bình, một con chim mòng biển và một con quạ đã bay đến tấn công. (Xem
tại đây: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chim-bo-cau-cua-giao-hoang-bi-phuc-kich-20140127102607542.htm
). Nhiều giáo dân cho rằng đó là một điềm xấu. Trong khi ấy, giáo hoàng
Phanxicô đang tổ chức những cuộc vận động nhân quyền và xã hội dân sự
để xử lý xung đột ở Ukraina. Ai cũng biết hơn nửa số người dân Ukraina
theo Chính Thống giáo, một giáo hội đối lập với Vatican và coi Vantican
như sự lừa đảo. Việc giáo hoàng Phanxicô dùng nhân quyền để can thiệp
vào Ukriana không phải để xoa dịu mâu thuẫn, mà thực ra là muốn chiếm sự
ảnh hưởng trên mảnh đất này, gạt bỏ quyền lực của Chính Thống giáo.
Thứ ba: Trong lần sang Mỹ mới đây, giáo hoàng Phanxicô đã khuyến
khích Mỹ thúc đẩy Nhân quyền trên toàn thế giới. Và ai cũng biết rằng
cách Mỹ thúc đẩy Nhân quyền là gì? Là bạo loạn và lật đổ, như ở Ukraina,
Mùa xuân Ả Rập, HongKong, Myanmar. Chính phủ Mỹ và Vatican, hai thế lực
chính trị lớn nhất trên thế giới bắt tay với nhau, cùng đồng lòng sử
dụng Nhân quyền như một công cụ để xâm lược, giống như trước đây giáo
hội Công giáo đã bắt tay với các vị vua Châu Âu dùng Jesus như một công
cụ để thánh chiến. Lời nói của Phanxicô không còn thể hiện là một ngôn
sứ nói lời Chúa, mà giờ đây ăn nói về nhân quyền như một chính trị gia
cánh tả. Trong khi ấy, Đức Chúa Jesus không nói gì đến việc các con
chiên phải đấu tranh vì Nhân quyền, Jesus cũng chưa bao giờ là nhà đấu
tranh Nhân quyền.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét