Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Kiến nghị Đại hội Đảng hay giãi bày góc nhìn chủ quan?

Đại hội XII đang ngày một tới gần, và ngày càng có nhiều văn bản góp ý Đại hội Đảng đăng trên các trang lề trái như Bauxite Việt Nam hay Dân quyền. Tôi chọn đọc một bài trên trang Dân quyền – website của Diễn đàn Xã hội Dân sự với hi vọng sẽ tìm được những góp ý có giá trị. Trên trang Dân quyền, tôi đọc được bài Kiến nghị của ông Hà Tuấn Trung. Qua giới thiệu, tôi được biết đây là một Đảng viên kỳ cựu lâu năm, hiện đang sống ở trung tâm Hà Nội.
 
Kiến nghị Đại hội Đảng hãy giãi bày ý kiến chủ quan, Danchuonline
Ông Hà Tuấn Trung – nguyên Ủy viên Ủy ban KTTƯ
 
Bản kiến nghị của ông Hà Tuấn Trung tập trung vào mấy điểm sau:
 
1. Ông Trung Việt Nam cho rằng nước ta đang trên đà suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
2. Tất cả sự suy thoái ấy là do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang giữ vai trò chủ chốt và vẫn tôn vinh học thuyết Mác Lênin. Thậm chí, học thuyết Mác Lênin còn là bước cản trong phát triển ở thời bình.
3. Dư luận nhân dân cho rằng chất lượng Đảng viên đang xuống cấp
4. Đảng sử dụng các biện pháp phi dân chủ để trấn áp các tiếng nói phản biện
5. Ông Trung phân tích khái niệm “Thời kỳ Xã hội chủ nghĩa quá độ lên Chủ nghĩa Cộng Sản” là “sai lầm và ảo tưởng”, gây cản trở cho quá trình phát triển và xây dựng đất nước, vì thế cần phải bãi bỏ cụm khái niệm này.
 
Tôi rất trân trọng tâm huyết của ông Hà Tuấn Trung. Nhưng tôi cho rằng những điều ông viết chỉ đang thể hiện cái nhìn chủ quan của ông. Tôi hoàn toàn có thể thông cảm với sự sốt ruột của ông sau khi ông nêu ra các thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay. Nhưng thực trạng mà ông nhìn thấy ấy là những gì được phơi bày trên mặt báo. Mà báo chí thời kinh tế thị trường thì buộc phải đưa các tin tức tiêu cực mới có thể câu view. Đây là thực trạng không chỉ diễn ra ở báo chí ở Việt Nam mà ngay cả báo chí Mỹ cũng khó có thể tránh khỏi. Báo chí không tìm được lượng người đọc nếu đưa ra những ngợi khen đối với các chủ trương và chính sách đúng đắn. Tôi cho rằng, ông Trung, và rất nhiều những ông bà khác đang nhiệt tình góp ý với những lời chê trách, đã đọc quá nhiều RFA, BBC Việt Ngữ, VOA – những trang web sinh sống bằng việc bôi xấu chính quyền Việt Nam đương thời. Từ cách tiếp cận thông tin sai lệch ấy, ông Trung đã đưa ra những góc nhìn lệch lạc. Việt Nam có thật sự đang trên đà suy thoái hay không? Hay thực ra đang ở trong quá trình hội nhập và giao thoa, khiến cho nhiều giá trị cũ bị méo mó trong quá trình thích ứng với thời đại mới, môi trường mới. Nhưng sự méo mó đó sẽ không duy trì mãi, sẽ đến lúc những giá trị mới được hình thành.
 
Từ việc chọn cách nhìn nhận sai lầm ấy, ông Hà Tuấn Trung đã đưa ra những suy luận lệch lạc. Ông cho rằng học thuyết Mác Lênin là bước cản phát triển. Trên thực tế, không học thuyết nào là bước cản phát triển. Sự phát triển của một quốc gia phải đến từ bàn tay và khối óc của từng công dân trong quốc gia ấy. Sự lười biếng, ăn sẵn, chờ thời mới thực sự là bước cản, và người ta rất dễ lấp liếm tất cả những điều ấy bằng việc đổ lỗi cho một học thuyết nào đó. Cho nên, thay vì đổ lỗi cho Đảng và chính quyền, tại sao ông không tự dằn vặt mình rằng: Đáng lẽ ông và những người ở thế hệ của ông phải cố gắng hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa… Khái niệm “Chủ nghĩa xã hội quá độ lên Chủ nghĩa Cộng sản” không phải là một điều sai lầm và ảo tưởng. Qúa độ, chính là giai đoạn chuyển giao, hội nhập và giao thoa mà tôi có đề cập ở trên. Chối bỏ sự quá độ này, chính là chối bỏ sự phát triển.
Còn về việc chất lượng Đảng viên xuống cấp. Tôi muốn hỏi ông rằng, ông nhắc đến “Dư luận nhân dân cho rằng…”, vậy đó là dư luận nào, nhân dân nào? Với một bản góp ý một vấn đề quan trọng như Đại hội Đảng, ông cần có những dẫn chứng cụ thể hơn. Hay là bởi vì Dư luận nhân dân ông nhắc tới chính là những hội nhóm chống chính quyền luôn âm mưu lật đổ, bất chấp đúng sai, họa phúc? Bản thân ông là một Đảng viên, ông nói rằng chất lượng Đảng viên dang xuống cấp, mà không một chút xấu hổ. Liệu ông có thấy chính bản thân mình đang xuống cấp. Hay việc chê bai các Đảng viên khác, nhất là các Đảng viên mới, khiến ông khác biệt và ở tư thế cao hơn tất cả, được quyền phán xét, được quyền góp ý?
 
Ông cho rằng Đảng sử dụng những biện pháp “phi dân chủ” để trấn áp tiếng nói phản biện. Xin mời ông lên báo chí chính thống, lên các tờ báo mạng được nhà nước cho phép hoạt động, lên mạng xã hội facebook… Ông sẽ thấy tràn lan các tiếng nói phản biện, bất kể hay dở. Thứ mà ông nói là “trấn áp tiếng nói phản biện”, thực chất là các hoạt động ngăn ngừa bạo loạn từ phía các phe cực đoan, chống đối luôn sẵn thù ghét với chính quyền. Nếu ông tìm hiểu kỹ hơn về họ, ông sẽ thấy rằng họ là những phe nhóm, tổ chức nhận tiền của nước ngoài, mà chủ yếu là Mỹ, đang tập hợp lực lượng từng ngày, chờ đợi hình thành các cuộc biểu tình lớn như Mùa Xuân Ả Rập hay Cách mạng Cam. Họ không thích Việt Nam bình yên và phát triển, họ muốn bạo loạn và lật đổ, và dân chủ theo kiểu Mỹ.
 
Tôi nghĩ ông Trung đã ra rồi, không còn có thể bắt kịp với những gì đang diễn ra, cảm thấy mình bị gạt ra ngoài lề xã hội. Đây là tâm lý dễ hiểu của những người một thời là cán bộ nhà nước phải về hưu. Góp ý kiến nghị là một cách để ông cảm thấy mình còn có ích, nhưng đó chỉ là một mặc cảm bệnh lý người già. Với nhiệt huyết của ông, nếu ông còn muốn nhập cuộc, tôi mong ông hãy tìm hiểu kỹ hơn, khảo sát kỹ hơn, đừng áp đặt cách hiểu của mình, định kiến của mình và hi vọng của mình lên xã hội, bởi đó cũng là một biểu hiện của sự độc đoán

GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét