Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Mỹ và Châu Âu với cuộc chạy đua thống lĩnh hoạt động nhân quyền

“Chính phủ nào đang là nhà vô địch nhân quyền của hôm nay?” Đây là một câu hỏi được đưa ra và trả lời bởi Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Human Right Watch, trong bài giảng của ông ta tại Carnegie Council. Roth đã tóm tắt bài báo cáo Human Right Watch năm 2007 trong bài giảng này. Ông ta nói rằng Hoa Kỳ không còn thực sự ủng hộ nhân quyền mạnh mẽ như có vẻ nữa, và thế giới phải tìm một nhà vô địch nhân quyền mới.

Mỹ và Châu Âu với cuộc chạy đua thống lĩnh hoạt động nhân quyền

Ý kiến cho rằng thái độ của Hoa Kỳ đã giảm mạnh kể từ năm 2001, thậm chí trước đó, được đưa ra bởi Philippe Sands trong cuốn sách của ông ta Lawless World. Trong cuốn sách này, Sands cho rằng trật tự thế giới hậu chiến tranh, đầu tiên được Roosevelt và Churchil mô tả trong Atlantic Charter 1941, một sắc lệnh được dựa trên ba nguyên tắc (không có chiến tranh giữa các quốc gia, tôn trọng nhân phẩm, hợp tác kinh tế và xã hội), không hề được ủng hộ một cách nhiệt tình bởi Hoa Kỳ như trước đây nữa. Một người có thể đặt ra nghi vấn liệu Hoa Kỳ (và châu Âu) có thực sự bảo vệ những nguyên lý này một cách nhiệt tình như trong quá khứ nữa hay không, nhưng có vẻ khá rõ ràng rằng Sand và Roth đang đúng khi nói rằng một sự thay đổi tồi tệ đã diễn ra gần đây.

Tất nhiên, Roth cho hay, Hoa Kỳ không bôi bác tất cả nhân quyền. Nước này không thực hiện diệt chủng, và do đó nước này có thể gây áp lực lên chính quyền Sudan nhằm chấm dứt nạn diệt chủng do Darfur gây ra. Và Hoa Kỳ có thể bảo Nga tôn trọng quyền tự do truyền thông và quyền tham gia chính trị cho mọi người, bởi có tự do truyên thông và dân chủ tại Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ không thể trách cứ bất kỳ ai vi phạm tra tấn tù nhân, hay bắt giam mà không xét xử, bởi vì Hoa Kỳ thực hiện các hành vi tra tấn và bắt giam công dân mà không cần xét xử.

Hoa Kỳ tiếp tục tự chỉ ra các sai phạm về nhân quyền của các chính quyền khác và của chính nó. Gần đây Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo với hàng loạt các cáo buộc. Khi Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trình bày bản báo cáo này, bà ta nói với báo chí rằng:

Chúng tôi không xuất bản các bản báo cáo này bởi vì chúng tôi cho rằng chúng tôi hoàn hảo, nhưng chưa hoàn toàn bởi vì chúng tôi biết chúng tôi thực sự chưa hoàn hảo, cũng như mọi con người và các nổ lực mà họ thực hiện. Hệ thống dân chủ cai trị của chúng ta có thể đáng tin, nhưng nó không phải là không có lỗi. Tuy nhiên, chúng ta được dẫn lối bởi những lý tưởng trường tồn: những quyền không thể xâm phạm của toàn bộ nhân loại và nền tảng dân chủ cho tất cả mọi người và tất cả các chính phủ phải tiếp tục cố gắng. Và điều này bao gồm cả Hoa Kỳ của chúng ta.

Tuy vậy, ngoài việc công bố các báo cáo, Hoa Kỳ chẳng làm gì mấy để khuếch trương nhân quyền. Ngược lại, nhân quyền với Mỹ chỉ là một chiêu bài để tận dụng mà thôi. Mỹ không thực sự mong muốn có nhân quyền, ngay cả ở trên chính đất nước của mình chứ đừng nói đến các nước khác. Ví dụ cụ thể là Mỹ cũng là một nước đã từng từ chối gia nhập Hội đồng Nhân quyền Quốc tế vào năm 2006, và chỉ mới tham gia các nhiệm kỳ 2009-2012 và 2012-2015.

Năm 2007, các nước Liên minh EU đã thống nhất là giữ vị trí đầu trong các hoạt động Nhân quyền. Nói là làm, các ngân sách đầu tư ở rất nhiều các quốc gia EU như Pháp, Anh, Thụy Điển…v…v… đều dành một khoản không nhỏ cho các hoạt động Nhân quyền. Tuy nhiên, các nguồn quỹ này cũng không làm được gì nhiều hơn các bản báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền, và những bài viết lên án trên truyền thông.

Nhân quyền đến giờ vẫn là một khái niệm để viện dẫn, nhưng chưa nơi nào trên thế giới thực sự tôn trọng nhân quyền và thật sự mang đến cho người dân các quyền tự nhiên mà bản tuyên ngôn nhân quyền đề cập đến. Ngay tại Mỹ, cảnh sát vẫn bắn người vô tội vạ và Châu Âu sẵn sàng thúc đẩy chiến tranh ở Ukraina hay Trung Đông chỉ để bảo vệ tín ngưỡng Kito của chính mình.

Đây thực sự là một điều đáng buồn, khi các hội nhóm đối lập ở Việt Nam tổ chức đón chào ngày Quốc tế Nhân quyền một cách hình thức, học theo lối làm việc của Mỹ và EU. Vậy mà bao ngân quỹ đổ vào đó, như một hình thức rải ngân để xây dựng bè cánh. Nhân quyền, giờ đây đang biểu hiện tất cả những khía cạnh tiêu cực của nó.
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét