Văn Việt – website chính thức của Văn đoàn độc lập, sau hơn
một năm hoạt động với chủ trương xây dựng một nền văn học mới, tự do
hơn, mang tính Việt hơn. Nhưng sự thực, tất cả những gì “Ăn mày dĩ vãng”
(Tên một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai. Nhưng tâm lý “ăn mày dĩ vãng”
này, không phải là ca ngợi quá khứ, mà là sự khinh miệt quá khứ, và họ
câu view từ sự khinh miệt ấy. Mới đây, biểu hiện cho tâm lý “ăn mày dĩ
vãng” này chính là việc họ làm chương trình Audio, với tiểu thuyết khai
trương “Hậu chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Bản thân “Hậu chuyện kể năm 2000” đã là một thứ “ăn mày dĩ vãng”,
giống tập truyện trước đó của ông có tên “Chuyện kể năm 2000”. Qua hai
tập chuyện kể, ta thấy cuộc đời của Bùi Ngọc Tấn không có viễn kiến gì
mới mẻ, chỉ là những lời kể lể về những quá khứ đen tối, được nhớ lại
với sự thù hận. Dưới con mắt thù hận ấy, Bùi Ngọc Tấn chỉ thấy tất cả
đều là kẻ thù. Cái tư thế của ông ta trong bối cảnh ấy, cũng suy thoái,
cũng đớn hèn. Theo như “Hậu chuyện kể năm 2000” thì Bùi Ngọc Tấn còn
tham nhũng cả cá khi còn đang Xí nghiệp đánh cá. Một người như thế, đâu
có cao hơn những người khác. Vậy mà nhìn thấy trong đó, ông ta luôn tự
cho mình hơn người, như một nhà văn vĩ đại bị rơi vào địa ngục! Những
bạn viết của Bùi Ngọc Tấn luôn tâng ông lên hàng cây bút vĩ đại (mà
không rõ là bạn viết thật lòng hay chỉ khen cho sướng nhau thôi. Ông
khen tôi, tôi khen ông, đó là tình trạng thường thấy ở các nhà văn Việt
Nam. Cái việc khen đó là biểu hiện của bè cánh).
Nhưng thôi, Bùi Ngọc Tấn đã mất. Phê phán Bùi Ngọc Tấn như vậy có
phần không được tử tế cho lắm. Nhưng khai thác cơn hoảng loạn của một
người đã mất là Bùi Ngọc Tấn, như Văn Việt đã và đang làm thì cũng chẳng
tử tế gì hơn. Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn có tài, điều này không thể
không thừa nhận. Dù cho tư tưởng có vấn đề, thì vẫn là một nhà văn có
tài. Trong Văn Việt không có những cây viết như thế, và cũng không thể
đào tạo dược những cây viết tài năng như thế. Thế là họ phải đảo mò từ
Bùi Ngọc Tấn. Chừng nào ở Việt Nam, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn còn
không được đăc, thì chừng ấy Văn Việt còn có truyện để đăng, còn có các
bài ca ngợi ông Tấn, còn có dẫn chứng để miệt thị chính quyền mà cụ thể
là các cơ quan an ninh (Trong “Hậu chuyện kể năm 2000”, Bùi Ngọc Tấn cho
rằng công an chính là những người đã đứng sau đẩy ông vào cuộc đời đen
tôi).
Đại diện Văn đoàn độc lâp
Bùi Ngọc Tấn được Văn Việt dựng nên như một tượng đài, đại diện cho
tinh thần bài trừ Đảng Cộng Sản, cho một ngòi bút sẵn sàng châm chích
vào chính quyền mà không sợ hãi. Từ Bùi Ngọc Tấn, Văn Việt cổ vũ những
thứ văn chương như vậy. Tôi e rằng, sau này, Văn Việt cũng không thoát
khỏi thứ văn chương này. Từ Văn Việt sẽ ra lò một lớp những nhà văn ôn
nghèo kể khổ, ít đọc sách, ít tìm tòi, chỉ biết lấy thù hận làm kim chỉ
nam cho ngòi viết. Và Văn Việt sẽ trao giải cho họ, gọi họ là những nhà
văn dân chủ, những nhà văn đại diện cho một cuộc Cách mạng mới trong văn
học Việt Nam.
Nếu mà Văn Việt ngày càng phát triển như vậy thì văn học Việt Nam
thật đáng buồn. Trên thực tế sẽ không có sự đổi mới nào! Lại là những
định hướng và những bức tượng đài. Những cây bút mới sẽ bị gạt ra khỏi
đó nếu không phù hợp với chủ trương và bức tượng đài họ dựng nên. Rốt
cuộc, Văn Việt liệu có phải thúc đẩy sự phát triển của văn học Việt Nam
không, hay vẫn chỉ là một Hội nhà văn thứ 2 để đối chọi lại với Hội nhà
văn Việt Nam?
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét