Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Báo chí được kiểm soát ưu việt hơn?


Tự do báo chí luôn là câu cửa miệng của giới tự nhận “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” ở nước ta hiện nay. Họ cho đây là thước đo dân chủ mà bất cứ chính phủ “dân chủ” nào phải có cũng như là tiêu chí đánh giá tính ưu việt của một Nhà nước đã hướng tới giá trị nhân quyền tiến bộ, văn minh. Xã hội nào, Chính phủ nào còn cơ quan, tổ chức kiểm soát báo chí, còn duy trì luật báo chí…tức là “độc tài”, “phi dân chủ”, cần lật bỏ, thay thế.
Bởi vậy, những “nhà đầu tranh dân chủ, nhân quyền” phân chia thành 2 loại “báo chí” đang tồn tại ở Việt Nam thành “báo chí lề phải” (tức những báo được Nhà nước cấp phép hoạt động hợp pháp và chịu sự quản lý của Bộ 4T cũng như tuân thủ Luật báo chí) và “báo chí lề trái” hay “báo lề dân” tức thuộc về “báo chí” không được công nhận, hoạt động theo tiêu chí tự do, dân chủ phương Tây, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước, là mục tiêu bài trừ, xử lý của Nhà nước. Sự phân chia này là cái cớ để vu cáo báo chí lề phải là cái loa của Đảng, không đáng tin, không khách quan, chân thực. Còn báo chí lề trái không chịu sự kiểm soát, “tự do” hoàn toàn, đưa những thứ báo chí lề phải không dám đưa, nên cung cấp cho dân chúng tin khách quan, kịp thời, chân thực hơn, được dân chúng tin tưởng hơn. Từ đó cổ vũ “ly khai” khỏi báo chí lề phải, tạo dựng những hội kiểu “Hội nhà báo độc lập” tập hợp các cây viết “lề trái”, hướng tới xây dựng đội ngũ lề trái chuyên nghiệp, bài bản đẳng cấp quốc tế mà báo chí lề phải không bao giờ với tới được.
Sự thực thì hoàn toàn trái ngược. Báo chí lề trái, kể cả các cơ quan truyền thông “quốc tế” như BBC, RFA, VOA cũng thường xuyên bị tố cáo đưa tin không trung thực, một chiều, chịu sự chi phối “thế lực chính trị” khác. BBC từng bị khá nhiều “nhà đấu tranh dân chủ” lên án “một chiều”, “không khách quan”, như Bùi Thanh Hiếu từng lên án BBC viết bài theo hướng ca ngợi “chim mồi” của cộng sản để được Nhà nước cho phép đặt văn phòng hoạt động; cô ca sỹ Mai Khôi phải theo kiện, kiên trì đấu tranh buộc BBC gỡ bài đưa tin một chiều khiến cả cộng đồng mạng “chụp mũ tay sai công an” cho cô này. Các cây bút “lề trái” như Phạm Chí Dũng bị chính đồng đảng tố chuyên gia bình luận xáo tin một chiều bệnh hoạn, kiểm soát bài vở theo “gu” của mình; Tuấn Khanh bịa đặt, gán ghép sự thật vào tin bài (ví dụ như dùng ảnh thảm họa cá chết ở Mỹ gán vào minh họa cho sự cố môi trường miền Trung vừa qua); RFA bị lên án là cái loa cho Việt tân, ông chủ RFA Việt ngữ là thành viên Việt tân…Các trang nổi tiếng đưa tin vịt nhiều vô kể. Những trang kiểu Dân Luận, Dân làm báo, Ba Sàm, Nhật ký yêu nước…đều bị chính đồng bọn “dân chủ” lên án sự “độc tài”, “cực đoan”, “bá láp, “bịa đặt”…
Gần đây, chính Lê Diễn Đức – một nhà báo kỳ cựu chống cộng khét tiếng ở hải ngoài chuyên cộng tác cho BBC, RFA, và nhiều “trang báo mạng lề trái” khác như Talawas, Đàn chim Việt đã phải thừa nhận báo chí lề phải thực hiện tốt chức năng đưa “thông tin bổ ích” tối hơn hẳn lề trái, còn lề trái đang trở thành nơi “xuyên tạc sự thật, dựng thuyết âm mưu, bình loạn các sự kiện như phim trinh thám, giảm thiểu tính tích cực của nó”. (Xem ảnh)
Hiển thị Báo chí lề phải ưu việt hơn lề trái.png
Có lẽ đây là lần đầu tiên một kẻ chống cộng chuyên nghiệp bằng truyền thông lại thừa nhận sự thất bại của “tự do báo chí” mà họ đang cổ súy chăng?
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét