Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

PEN – Văn bút quốc tế hay công cụ chính trị?

PEN – Văn bút quốc tế hay công cụ chính trị?


Ít ai biết rằng nhóm Văn Việt nhận tài trợ và chịu sự chỉ đạo của tổ chức Văn Bút Quốc Tế, tên tiếng Anh là International Pen. Thoạt nghe tên, chúng ta sẽ tưởng đây là tổ chức hội tụ tài năng văn chương khắp toàn cầu. Tuy vậy, có một thực tế là ngay từ khi thành lập, Văn Bút Quốc Tế đã không phải là một tổ chức hoạt động vì văn chương mà thay vào đó lại là một tổ chức chính trị để kiểm soát văn chương thế giới.
Kết quả hình ảnh cho Văn bút quốc tế
“Ủy ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù duyệt xét lần chót các Dự án Quyết Nghị trong phiên họp ngày 29 tháng 9 năm 2016” 
Để thấy rõ rằng PEN có bản chất là một tổ chức chính trị, hãy cùng phân tích Hiến chương PEN. Hiến chương này gồm năm điểm như sau:
Văn học, quốc gia dù trong nguồn gốc nó không có biên giới, và sẽ vẫn là sự phổ biến chung giữa các dân tộc mặc dù có những biến động chính trị và quốc tế.
Trong mọi hoàn cảnh, và đặc biệt trong thời chiến, các tác phẩm nghệ thuật và những thư viện, là di sản của nhân loại nói chung, nên để nguyên vẹn không bị tác động bởi xúc cảm đam mê quốc gia hay chính trị.
Các hội viên PEN phải luôn luôn sử dụng những ảnh hưởng mà họ có để thúc đẩy của sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, họ tự cam kết làm hết sức mình để xua tan những hận thù chủng tộc, giai cấp, hận thù quốc gia và đấu tranh cho lý tưởng một nhân loại sống trong hòa bình trên thế giới.
PEN ủng hộ nguyên tắc truyền bá tư tưởng không bị cản trở trong mỗi quốc gia và trong mọi dân tộc, và các thành viên PEN tự cam kết phản đối mọi hình thức đàn áp tự do ngôn luận trong nước hay trong cộng đồng của mình.
PEN tuyên bố tán thành một nền báo chí tự do và phản đối việc kiểm duyệt độc đoán trong thời bình. PEN tin rằng sự tiến bộ cần thiết của thế giới hướng tới một trật tự chính trị và kinh tế có tổ chức cao hơn làm cho việc tự do phê bình chính phủ, chính quyền, và các tổ chức là rất quan trọng. Và vì sự tự do có bao hàm ý hạn chế tự nguyện, nên các hội viên PEN tự cam kết chống lại các tệ nạn như vậy của việc tự do xuất bản báo chí xuyên tạc, cố ý lừa dối, và bóp méo các sự kiện cho những mục đích chính trị và cá nhân…
Trong năm điểm của bản Hiến chương nêu trên, chỉ có hai điểm đầu tiên là phục vụ văn chương thay vì mục đích chính trị. Không đáng ngạc nhiên khi trong toàn bộ bản hiến chương này, đây là hai điểm duy nhất có lí. Ba điểm còn lại đều là những ràng buộc nhằm biến các nghệ sĩ tham gia PEN thành công cụ chính trị của hệ thống Mĩ và giúp hệ thống Mĩ lan truyền trên thế giới bằng cái cớ bảo vệ văn chương.
Tất nhiên, cũng như mọi bản hiến chương chính trị, Hiến chương PEN tràn ngập những mĩ từ tốt đẹp và những khẩu hiệu lí tưởng màu hồng. Tuy nhiên, đừng để bị lừa. Khẩu hiệu của một tổ chức chính trị càng to tát, êm tai, thì tai họa mà nó mang đến cho thế giới càng lớn. Hiến chương PEN hô hào về một thế giới đại đồng, chung sống vĩnh cửu trong hòa bình, hoặc một nền tự do lí tưởng không được định nghĩa, không có nghĩa là tổ chức này tốt cho văn chương. Vấn đề là ở chỗ bằng tất cả khẩu hiệu mĩ miều này, PEN đang cố biến văn chương thành một công cụ để phục vụ cho mục đích chính trị của các đoàn thể, thay vì để văn chương là tiếng nói tự nhiên của con người cá nhân như bản chất vốn có của nó. Khi văn chương được coi là cái loa phường của lí tưởng chính trị, thay vì là tiếng hồn cá nhân thì văn chương đương nhiên thui chột. Về bản chất và ảnh hưởng, PEN cũng chẳng khác gì những hội nhà văn thường tuyên bố rằng văn chương phải là công cụ để phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến.
Ta hãy lấy một vài ví dụ cụ thể. Trước tiên, ta phải khẳng định rằng nếu gia nhập và tuân thủ Hiến chương PEN, thì rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử sẽ trở thành những cái loa phường hoặc những kẻ khóc thuê, thay vì những văn sĩ lớn. Trước tiên, Shakespeare sẽ không thể viết bi kịch, bởi bi kịch của ông phủ nhận khả năng “hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau” giữ con người, cũng như “lí tưởng về một nhân loại chung sống trong hòa bình”. Thay vào đó, có thể ông sẽ trở thành một chuyên gia viết khẩu hiệu và thiết kế truyền đơn bởi các nhân vật của ông thường có những phát ngôn tuyệt mĩ. Tương tự, nếu không chịu đi học tập, cải tạo để thấm nhuần ý thức chính trị, thì Alexander Dumas sẽ bị khai trừ khỏi PEN. Vì tội tiêm nhiễm tư tưởng bạo lực, Nguyễn Trãi sẽ bị khai trừ vì tội kích động các dân tộc anh em. Nietszche sẽ bị khai trừ vì tội phỉ báng tất cả những lí tưởng của PEN. Còn Lí Bạch sẽ bị khai trừ vì tội thờ ơ tất cả những lí tưởng đó. Nếu chịu nâng cao bản lĩnh chính trị để được tiếp tục tham gia PEN, có thể những văn sĩ vĩ đại này sẽ trở thành những chính khách thành công sau khi đã đánh mất hết tính văn chương như chuyện đã xảy ra với Huy Cận và Xuân Diệu. Xem ra độ phủ sóng của PEN càng rộng bao nhiêu, thì văn chương toàn cầu sẽ càng mất đi nhiều vốn quý.
Những ví dụ kể trên còn cho thấy Hiến chương PEN đang tự mâu thuẫn với chính nó một cách ngu xuẩn. Khi buộc các nghệ sĩ tham gia PEN dùng ngòi bút của mình làm công cụ để đấu tranh cho tự do ngôn luận, liệu PEN có cho phép họ tự do khỏi hiến chương của chính nó hay không? Chúng ta chỉ biết rằng nếu tham gia PEN thì Shakespeare sẽ bị cấm viết bi kịch, Dumas sẽ bị cấm viết truyện kiếm hiệp, Nietszche sẽ bị cấm lật đổ các ý tưởng, và Nguyễn Trãi sẽ bị cấm viết tuyên ngôn độc lập cho đất nước của mình. Tất cả những người này thay vì được tự do viết ra tim não của bản thân thì phải dùng ngòi bút của mình để đấu tranh cho một thứ tự do ngôn luận mơ hồ nào đó!
Nếu là một người đọc thông minh, bạn sẽ thấy bản hiến chương của PEN hết sức ngu xuẩn. Rốt cuộc thì với điều 3 trong Hiến chương, PEN muốn biến các thành viên của nó thành gì? Nhà văn nhà thơ hay hoa hậu thiện chí? Nghệ sĩ đâu phải là phóng viên hay nhà hoạt động nhân quyền mà PEN như trong điều 4 lại bắt họ phải sồn sồn “phản đối mọi hình thức của tự do ngôn luận” và trong điều 5 khi PEN công khai đặt mục tiêu “hướng tới một trật tự chính trị và kinh tế có tổ chức cao hơn” nào đó cho toàn thế giới. Động cơ chính trị của PEN đã quá lộ liễu hay chưa?
Năm 2006, PEN ra một “Kháng nghị can thiệp khẩn cấp” kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Vũ Bình. Thật kì cục bởi ông Bình không hề viết văn, viết thơ, hay thậm chí viết tiểu luận mà chỉ là một người làm chính trị chống Cộng thuần túy. Chỉ riêng tình huống thực tế này thôi cũng cho thấy PEN không phải là một tổ chức vì văn chương  mà là một tổ chức mạo nhận văn chương để làm chính trị.
Không đáng ngạc nhiên khi từ lúc nhận tiền tài trợ của PEN, các thành viên Văn Việt không còn sáng tác được tác phẩm tử tế nào mà ngày càng chuyển sang hoạt động chính trị hăng hái.
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét