Nguyễn
Đình Hà là một cái tên khá mờ nhạt trong làng dân chủ Việt Nam. Tham gia vào
các hoạt động chính trị từ những năm 2008 khi tuổi đời còn khá trẻ, Hà đã lê la
khắp mọi nơi, từ biểu tình ngoài vỉa hè đến gặp mặt đại sứ quán nước ngoài. Nhưng
có lẽ do không có tài cán lại không biết cách làm ăn cũng như PR bản thân cho nên
đến giờ phút này cái tên Nguyễn Đình Hà vẫn vô cùng mờ nhạt. Không cam lòng
nhìn những đàn em vào sau, thâm niên kinh nghiệm không có nhưng thừa chiêu trò
vượt mặt.Nguyễn Đình Hà tìm mọi cách để khẳng định vị trí của mình trong giới đấu
tranh ở Việt Nam. Nhân
sự kiện giới zân chủ Việt Nam thi nhau làm đơn tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14,
nhận thấy đây là dịp hiếm có để thể hiện mình, Hà quyết tâm làm đơn tự ứng cử dẫu
y thừa biết rằng bản thân mình cả tài lẫn đức đều quá ít ỏi. Hãy
cùng nhìn lại quá trình hoạt động đấu tranh của Nguyễn Đình Hà để xem vị “ứng cử
viên Đại biểu Quốc hội” này đã cống hiến gì được cho xã hội ?
1.
Tham gia tổ chức chống Nhà nước?
Năm
2008, Nguyễn Đình Hà tham gia đảng Dân chủ Việt Nam – đây là một tổ chức núp dưới
danh nghĩa của đảng Dân chủ Việt Nam đã giải thể năm 1988 để quy tụ lực lượng
nhằm lật đổ chế độ hiện hành tại Việt Nam dưới sự điều hành nhóm cầm đầu tổ chức
phản động lưu vong Đảng Nhân dân hành động lợi dụng ông già cần kéo dài sự sống
tuyên bố phục hoạt ở Mỹ trong thời gian được ông Phó Chủ tịch đảng Nhân dân
hành động NGuyễn Xuân Ngãi chữa trị. Sau khi ông Hoàng Minh Chính chết, Lê Công
Định được NGuyễn Sỹ Bình mồi chài làm Tổng thư ký với ảo tưởng sẽ được làm tổng
thống nếu thành công,là một trong số hành vi đã dẫn Định và đồng bọn đến với bản
án 5 năm tù giam, 3 năm quản chế với tội danh “ âm mưu lật đổ Nhà nước Việt
Nam”.
Tham
gia tổ chức như thế này và ngày ngày vẫn tự hào khoe mình là thành viên của đảng
này, không biết Hà ảo tưởng được Đảng Nhân dân hành động của do Nguyễn Sỹ Bình đang
điều hành ở Mỹ sẽ giao cho chức vụ gì nếu thành công? Chắc chắn Hà không thể đứng
ngang hàng với Lê Công Định hay Nguyễn Tiến Trung được rồi.
Từ
năm 2009 đến nay, hầu như hiếm có cuộc tụ tập nào dưới danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm người lính hy sinh
trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, yêu cây xanh, đòi trả tự do
cho đồng bọn bị bắt, xử lý… ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm vắng mặt Nguyễn Đình Hà. Công an
quận Hoàn Kiếm thống kê là Hà đã 12 lần tham gia các cuộc tụ tập trái pháp luật
này bất chấp sự khuyên ngăn từ chính quyền, hội đoàn quần chúng nơi cư trú.
Với
“bề dày và thâm niên yêu nước” này nhưng tiếc rằng, đến nay Nguyễn Đình Hà vẫn
là một cái tên vô cùng mờ nhạt. Trong khi đó Nguyễn Lân Thắng – một người mới
chỉ biết đến những cuộc biểu tình từ cuối năm 2011, thế nhưng chỉ sau một thời
gian ngắn, Thắng đã tạo dựng được tên tuổi và thương hiệu, cũng như có một vị
trí nhất định trong làng zân chủ Việt Nam. Lý giải cho nghịch lý này, một
blogger cho rằng “Nếu như Nguyễn Lân Thắng sinh ra và lớn lên trong dòng họ
Nguyễn Lân danh giá.Thì Nguyễn Đình Hà chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, học vấn
làng nhàng, gia thế không có gì đặc biệt.Thắng nhanh chóng nổi tiếng không phải
bởi anh ta tài hay anh ta giỏi mà vì gia thế của anh ta khác người. Còn Hà chỉ
một kẻ trên răng dưới một rổ củ từ, chả có gì nổi bật hơn đám đông ngoài kia
ngoài cái “thâm niên” 5 năm chống chính quyền ở mức độ “chưa được đi tù để lấy
số má”.
Tháng
10/2013 khi “Mạng lưới blogger Việt Nam” được thành lập và điều hành bởi Phạm
Thị Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và dư luận đưa tin, về bản
chất, nó là dự án chống phá do VOICE, Dân Làm báo – đều là các tổ chức ngoại vi
của Việt Tân đồng khởi xướng. Cũng từ đây, con đường đấu tranh zân chủ của Hà
ngoặt sang hướng mới là vận động chính giới phương Tây can thiệp, gây sức ép
Chính phủ Việt Nam sửa đổi luật pháp tạo điều kiện cho những thành phần gắn mác
“đối lập” hay “nhà bất đồng chính kiến” như Hà có cơ hội “cạnh tranh quyền lực”.
NHìn vào những hình ảnh Hà khoe khoang đầy tự mãn về việc được các nhân viên
ĐSQ nước ngoài trân trọng đủ biết Hà đặt nhiều hy vọng vào phong trào TUyên bố
258 này đến mức nào. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, phong trào này
bị cộng đồng mạng trong nước lên án, tẩy chay, phơi bày nhận thức ấu trĩ của kẻ
khởi xướng khi đòi bỏ điều luật duy nhất đang bảo vệ lợi ích hợp pháp cho cá
nhân, tổ chức khi bị kẻ phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi xâm hại và lên án những
kẻ mang bản chất Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về rày mả tổ, nên
phong trào được tổ chức quy mô, được sự hậu thuẫn từ thế lực chống Việt Nam bị
chết yểu, tước đi cơ hội trở thành “chính trị gia” của Hà.
Đến
tháng 5/2014, cơ hội khác đến với Hà khi Việt tân và đài RFA bày kịch “Điều trần
về tự do báo chí trước Quốc hội Mỹ”, thực chất là thuê một phòng họp ở tòa nhà
Quốc hội cho nhóm mang danh blogger Việt Nam đọc báo cáo soạn sẵn xuyên tạc Việt
Nam cản trở tự do báo chí trước một số dân biểu Hạ viên Mỹ chuyên chống Việt
Nam như bà Loretta Sanchez nghe và hứa hẹn sẽ vận động Quốc hội Mỹ quan tâm đến
những nguyện vọng của nhóm công dân Việt Nam này. Nhưng Nguyễn Đình Hà tỏ ra thực
sự tự hào, khoe sự kiện này trên facebook và đón nhận những lời có cánh từ đồng
bọn tâng bốc anh ta. Trở về sau chuyến đi Mỹ này, Hà được an ninh Việt Nam
“chào đón” ở sân bay với cáo buộc quan hệ, nhận tài trợ của Việt tân, vu cáo
chính quyền và tạm thời bị tước quyền tự do xuất cảnh.
Sau
chuyến đi này mở ra nhiều cơ hội cho Hà thường xuyên được ra vào ĐSQ Mỹ chào
đón dân biểu, chính khách Mỹ tới Việt Nam có nhu cầu động viên, an ủi “giới bất
đồng chính kiến”. Nhưng xem ra những cuộc gặp kiểu này, những lời hứa hão này đều
không đem lại cơ hội sáng sửa nào cho giấc mơ làm chính trị gia của Hà nên phải
chăng ứng cử Đại biểu Quốc Hội, hóa ra là cơ hội, con đường chính đạo duy nhất giúp
những kẻ lười lao động, thích chém gió trên mạng như Hà trở thành chính khách?
4.
Con đường trở thành Đại biểu Quốc hội liệu có hy vọng?
Là luật sư được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ,
không thể nói Hà không hiểu những hành vi tham gia tổ chức, hội nhóm chống đối,
biểu tình trái phép, vận động nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của
Việt Nam là đã vi phạm pháp luật, đồng nghĩa với việc anh ta không có đủ điều
kiện căn bản được ứng cử Đại biểu Quốc hội
Không chỉ có vậy, Nguyễn Đình Hà còn là người
chống đường lối, chính sách và Hiến pháp công khai, tích cực. Hà từng ký tên
ủng hộ bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do nhóm trí thức chống đối khởi xướng,
trong đó đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thay đổi thể chế chính trị, tên nước, quốc kỳ
cùng một bản Hiến pháp tự thảo được ví như bản sao của Hiến pháp thời ngụy
quyền Việt Nam cộng hòa. Không chỉ vậy, Hà công khai giương biển đòi tẩy chay
Điều 4 Hiến pháp, giương biển hiệu “Tôi không thích ĐCS” và treo làm avarta
trên facebook cổ vũ phong trào chống Đảng này. Thậm chí chính Hà còn giương
khẩu hiệu bôi nhọ, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm Trung Quốc cũng như
tác giả viết hàng loạt bài với giọng điệu cổ vũ lật đổi chế độ như bài
"Không thể tồn tại song song cơ chế tam quyền phân lập và hệ thống chính
trị độc đảng" trong đó có những đoạn vu cáo Đảng Cộng sản VN kiểu như
"ĐCSVN [đã cướp quyền
lực và] xây dựng tại Việt Nam 1 chế độ độc đảng – chính xác hơn là 1 chế độ
chuyên chính cộng sản, mang tính chất phản dân chủ, không tôn trọng các giá trị
tự do, nhân quyền, dân chủ căn bản được ghi nhận trong các công ước quốc tế mà
chính quyền Việt Nam cũng có ký kết"
Chiếu theo Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội về
tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội như trung thành với Hiến pháp, Tổ quốc, gương mẫu
chấp hành pháp luật thì Hà đều vi phạm.
Bởi vậy, khi giấc mơ trở thành Đại biểu Quốc hội
của Hà nhanh chóng bị dập tắt một cách phũ phàng. Ủy ban nhân dân phường nơi Hà
đang có hộ khẩu thường trú đã “bổ sung” vào phần xác nhận lý lịch của chính
quyền địa phương đối với anh Hà như sau: “Ông Nguyễn Đình Hà năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam; đã từng
được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều
trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam; đã
từng tụ tập đông người trái pháp luật 12 lần ở địa bàn công cộng quận Hoàn
Kiếm, vi phạm NĐ08/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện
pháp đảm bảo trật tự công cộng và Luật Giao thông đường bộ; là công dân không
gương mẫu”.
Bằng sự ghi nhận này từ chính quyền cơ sở,
đồng nghĩa với việc con đường trở thành ứng cử viên Đại biểu Quốc hội ngày càng
xa vời khiến Hà tuyên bố quyết tâm theo đuổi vụ kiện đại diện UNBD phường kia
vì đã bổ sung những nội dung ngoài “chức năng, nhiệm vụ và khả năng nắm bắt”
của họ.
Dư luận cho rằng, thay vì mất công phúc đáp
những đơn kiện kiểu Chí phèo của Hà, UBND phường trên nên mời cơ quan công an
nơi cung cấp những tài liệu cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục Hà đến
chứng minh cho Hà hiểu rằng, Hà là công dân Việt Nam những có quá nhiều hành
động, việc làm phản bội lợi ích đất nước, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá
sự bình yên của Thủ đô như thế nào. Đồng thời giải thích cho Hà hiểu rằng, hãy
cố gắng làm công dân có trách nhiệm, tìm công ăn việc làm có ích cho xã hội thì
cơ hội trở thành ứng cử viên Đại biểu Quốc hội sẽ đến với anh ta ở những lần
sau.
GĐTQT
(ghi lại và tỏng hợp từ clip CHÂN DUNG NGUYỄN ĐÌNH HÀ KẺ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI)
GĐTQT
(ghi lại và tỏng hợp từ clip CHÂN DUNG NGUYỄN ĐÌNH HÀ KẺ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét