Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Chân dung ứng viên ĐBQH Nguyễn Thúy Hạnh



Về cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sắp diễn ra, đã có rất nhiều cá nhân có đức, có tài, có tâm huyết với đất nước đã ra ứng cử đại biểu quốc hội với mong muốn được cống hiến, được đóng trí lực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. 
Tuy nhiên cũng có không ít người coi việc tự ứng cử là để “cho vui” như bộc bạch của vợ ông Nguyễn Quang A với hàng xóm, một số người coi đây là cơ hội để đánh bóng bản thân, hay xem nó như là một “phép thử dân chủ”. Họ chính là những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ”, nhưng xem việc ứng cử trở thành ĐBQH như là phong trào thể hiện bản thân, gây nhiễu loạn xã hội thay vì trách nhiệm công hiến như những công dân đứng đắn. Những ứng viên “dân chủ” này ngay từ bước làm hồ sơ đã liên tục cập nhật tình hình “ứng cử” của mình lên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài chuyên chống chính quyền. Khiến cho dư luận đặt câu hỏi về mục đích tự ứng cử của những “nhà dân chủ” này. Một trong số đó là Nguyễn Thúy Hạnh, còn gọi là Hạnh Liberty
 
Con đường đến với làng zân chủ

Nguyễn Thúy Hạnh sinh năm 1963
trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.  Bà Hạnh là nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp KCP Việt Nam, từng có một gia đình hạnh phúc, yên bình như bao người bình thường khác. Tuy nhiên kể từ những năm 2011, khi những cuộc biểu tình, tụ tập dưới danh nghĩa “yêu nước”, “chống Trung Quốc” nổ ra, bà Hạnh đã nhanh chóng bị cuốn vào. Đã ly hôn chồng, con cái đều đã trưởng thành, có lẽ bà Hạnh cảm thấy cuộc sống hiện tại quá buồn tẻ nên khi gặp những “làn gió mới” như Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy,.... bà Hạnh đã nhanh chóng tìm thấy thú vui mới cho cuộc sống của nhàm chán của mình.

 Tiếc thay cho bà, các cuộc biểu tình đó không đơn thuàn là yêu nước mà chứa đầy dụ dỗ, lôi kéo của những kẻ được huấn luyện chuyên nghiệp, những kẻ có mưu đồ lật đổ chính quyền Việt Nam bằng các cuộc biểu tình đường phố hay xã hội dân sự như ở Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông. Từ đây, bà Hạnh trở thành một trong những con mồi béo bở mà chúng lôi kéo được thông qua các cuộc biểu tình yêu nước này. 

Trở thành biểu tình viên chuyên nghiệp

SAu vài lần biểu tình trái phép bị bắt và xử lý, lại bị những kẻ chống đối chuyên nghiệp kích động, Nguyễn Thúy Hạnh nhanh chóng trở thành một biểu tình viên tích cực. Ban đầu là những cuộc tuần hành dưới danh nghĩa “yêu nước”, “chống Trung Quốc”, dần dần bà Hạnh bước vào phong trào dân chủ ở Việt Nam với những buổi cafe nhân quyền, biểu tình đòi thả tự do cho những đối tượng vi phạm pháp luật đã bị xử lý, gây rối trật tự công cộng trước cổng các cơ quan nhà nước.
Trong vai trò là một “nhà hoạt động địa phương”, bà Hạnh đã tận dụng mọi cơ hội để chống đối chính quyền, từ tụ tập trái phép dưới danh nghĩa “tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh” cho đến biểu tình phản đối chặt cây xanh

Trong tất cả những cuộc biểu tình này bà Hạnh đều tham gia tích cực, là người dẫn đầu, hô hào các khẩu hiệu, thậm chí sẵn sàng xô xát, khiêu khích lực lượng chức năng để nhận được những lời tán dương, cổ vũ, tung hô của đồng bọn. Như con thú say mồi, bà dong duổi khắp mọi miền đát nước, cứ ở đâu có biểu tình, có gây rối trật tự do đồng bọn tổ chức hay các cuộc liên hoan, tụ tập ra đời hội nọ nhóm kia, giao lưu, gặp mặt đều không thể thiếu vắng gương mặt của bà. Say mê với biểu tình, quậy phá đến nỗi, dường như một người đàn bà ít có khẩu khí và nhận thức về chính trị ngoài adua và phát tán lại bài viết khẩu hiệu, phong trào của đồng bọn, bà Hạnh còn sẵn sàng bảo vệ Việt Tân khi nó bị cả cộng đồng và giới báo chí, kiều bào Mỹ tẩy chay, lên án vì bản chất khủng bố, phá hoại cộng đồng bằng cách đăng các bài viết biện hộ cho Việt tân. Dường như bất cứ ai, bất cứ kẻ nào đem lại cơ hội được  tung hô, truyền thông hình ảnh là bà Hạnh đều dễ dàng đồng cảm và hòa nhập.


Tham gia vào nhiều hoạt động tụ tập đông người trái phép, thậm chí là xô xát, chống đối lại lực lượng chức năng, bà Hạnh đã nhiều lần bị cơ quan công an mời lên làm việc, nhiều lần bị xử phạt hành chính  về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Mới đây trong phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng phạm, bà Hạnh đã cùng nhiều người tụ tập gây mất trật tự trước cổng tòa án. Mặc dù là phụ nữ đã có tuổi nhưng bà Hạnh không hề ngần ngại tấn công những người không cùng chính kiến với mình.


Tham gia nhiều hội nhóm trái pháp luật

Cũng như bất kỳ nhà dân chủ tự xưng nào khác, bà Hạnh tham gia vào rất nhiều những hội nhóm mang danh xã hội dân sự. Những hội nhóm này đều nằm trong dự án lật đổ chính quyền bằng cách mạng đường phố và xã hội dân sự. Tiêu biểu như hội dân oan, mạng lưới blogger Việt Nam, hội phụ nữ nhân quyền, Hiến Chương 2015, Hội nhà báo độc lập …. Có nhiều bằng chứng cho thấy các hội nhóm mà bà Hạnh đều tham gia có liên quan đến tổ chức khủng bố Việt Tân hoặc nhận tiền tài trợ từ các quỹ chống cộng ở hải ngoại.


Không có khả năng viết lách và cũng có cuộc sống sung túc nên facebook là nơi để bà công kích chính quyền, chia sẻ các bài viết của đồng bọn và trưng trổ các khẩu hiệu, băng rôn do bà tự thiết kế như là một nơi để công khai những chiến công của mình.
Ngoài ra với sự săn đón của các đài báo chống phá Việt Nam ở hải ngoại, bà Hạnh tích cực trả lời phỏng vấn từ ca ngợi các đối tượng tù hinh sự bị bắt, xử lý vì hành vi chống chính quyền cho đến các sự kiện chính trị cần tiếng nói của giới “bất đồng chính kiến”

Ửng cử Đại biểu Quốc hội để làm gì?

Phong trào tự ứng cử nằm là một phần của chiến dịch phá hoại kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa 14 do ông Nguyễn Quang A đã phát động. Phong trào này nhằm khích lệ các nhà dân chủ tự xưng tham gia tự ứng cử đại biểu quốc hội nhằm hợp thức hóa việc vu cáo chính quyền thông qua việc không trúng cử. Ngay từ những bước đầu tiên của quá trình làm hồ sơ ứng cử bà Hạnh đã tích cực cập nhật tình hình lên facebook cá nhân với nội dung tố cáo chính quyền gây khó dễ cho những người tự ứng cử như bà. Tuy nhiên sự thật đằng sau những lời tố cáo này là bà Hạnh đã cố tình không làm theo yêu cầu của hồ sơ,việc cơ quan chức năng hướng dẫn bà bổ xung hồ sơ đã bị xuyên tạc thành gây khó dễ cho người tự ứng cử. Như vậy ngay từ đầu bà Hạnh đã bộc lộ mục đích chống đối của mình thông qua việc tự ứng cử
Bề ngoài thì tuyên bố cương lĩnh tranh cử để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay quyền giới phụ nữ, người yếm thế, nhưng thực chất khi chia sẻ mục đích ứng cử với các đài báo nước ngoài, với đồng bọn thì bà không giấu giếm ý đồ lợi dụng ứng cử ĐBQH để “đòi quyền tự do đã mất”, tức chống lai thể chế chính trị mà bà ta cho là “độc tài”, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng để “ĐCSVN phải trả lại quyền lực cho dân tộc”.

Sự hiếu thắng cùng sự cổ vũ của đồng bọn, người ta thấy bà Hạnh tự sướng rằng mình tổ chức “hội nghị cử tri” ở công ty nước ngoài do bà làm đại diện miền Bắc, tức làm xếp, và được 100% cử tri là nhân viên công ty ở miền Nam ủng hộ bằng biểu quyết giơ tay, tiệt nhiên không có đại diện hay sự chứng kiến từ Hội đồng bầu cử nơi bà nộp hồ sơ ứng cử ở Hà Nội. Khó có thể tin được chất lượng, sự hư thực cả loại “hội nghị cử tri” này, nhưng bà Hạnh đã tự sướng và đồng bọn của bà bu vào tung hô bà như nhận vật ứng cử hiếm hoi của phong trào dân chủ đã thành công hay thắng lợi tuyệt đối. Trong khi cùng lúc đó, ông Hoàng Dũng, thủ lĩnh của Phong trào con đường Việt Nam được 97% ý kiến cư tri phản đối. Ông Cù huy Hà Vũ cũng tưng chỉ nhận được 1 phiếu duy nhất ủng hộ ông ta ứng cử ĐBQH nơi cú trú. Đó là lý do vì sao bà Hạnh phải vội vàng triệu tập các nhân viên cùng với sự chủ tọa của ông xếp người nước ngoài để tự tung tự tác tổ chức riêng “hội nghị cử tri” nơi công tác không quan tâm đến thủ tục đúng hay sai, kết quả có được chấp nhận hay không?


Một người công khai thể hiện tư tưởng chống đối chính quyền, thường xuyên vi phạm pháp luật và từng nhiều lần bị xử phạt hành chính, ca ngợi bất cử đối tượng chống đối nào bị bắt và xử lý, bất chấp mọi chiêu trò để quảng bá hình ảnh, đánh bóng bản thân như bà Hạnh liệu có xứng đáng trở thành một người đại diện cho tiếng nói của nhân dân không ?

GĐTQT (tổng hợp và ghi lại từ clip CHÂN DUNG ỨNG VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN THÚY HẠNH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét