Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Hậu quả của việc chấp nhận Bob Kerrey


Trước hết, vị trí Chủ tịch quỹ tín thác FUV của Bob Kerrey có ý nghĩa quyết định hay biểu tượng với FUV?

Hậu quả của việc chấp nhận Bob KerreyTrong hệ thống Đại học Mỹ, Chủ tịch quỹ tín thác tức là người lo vận động tài chính cho trường là sẽ người QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG, hiệu trưởng chỉ là người điều hành. Với người Mỹ, quyền to nhất thuộc về người có tiền.
Đọc bài “Đại học Fubright phản hồi về nguồn tiền 20 triệu USD để thấy, Bob Kerrey có vị trí quyết định với việc hình thành ngôi trường này như thế nào. Không có ông ta, FUV xem như về mo. Miễn bàn thêm bàn nếm về việc ông ta xứng đáng hay không với ngôi trường này.
Thứ hai, khoản tiền mồi 20 triệu USD kia đã đủ cho FUV hoạt động? Chưa, may ra đủ xây phần thô. Bởi vậy, muốn theo học trường này, con em nhà bình dân đừng vội mơ ước.
Nguyên văn phân tích của chị Beo Hồng: “Fulbright là tên một quỹ của Quốc Hội Mỹ, cấp học bổng cho khoảng 50 quốc gia, hàng năm có cấp cho Vn 10,15 xuất du học từ 3 tới 9 tháng tại Mỹ. Nếu tôi không lầm thì Huy Đức Trương Huy San đi Mỹ theo học bổng này.
VN là nước đầu tiên Fulbright mở cấp đại học tại bản xứ, hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận. Lý do quan trọng nhất là nhờ có khoản tiền 146 triệu USD như đã nói.
Trước tiên phải hiểu cho đúng chữ trường phi lợi nhuận, theo định nghĩa của Mỹ. Đó là, tất cả giá trị thặng dư tạo ra sẽ được dùng để ĐẦU TƯ LẠI cho trường. Điều đó không đồng nghĩa với FUV không cần ….lời lãi. Thậm chí nó còn cần rất nhiều lãi để đầu tư trong giai đoạn đang xây dựng cơ sở vật chất. Trường sẽ không có HĐQT theo những nguyên tắc thông thường, nó chỉ có Bob Kerrey trong mọi quyết sách.
Ông Kerrey có “tiền sử” bị ngôi trường ông làm chủ tịch phản ứng dữ dội. Ví như ở New School University, 94% giáo viên phản ứng. Ông không dùng tiền lãi (ở đây chủ yếu từ học phí) để đầu tư cho giáo dục mà chủ yếu cho các hoạt động phi giáo dục. Thậm chí họ còn đánh giá rằng, ông chẳng biết gì về giáo dục.
Ai biết tiếng Anh đọc thêm ở đây.
http://nymag.com/news/features/54685/
Viễn cảnh có thật thứ hai: FUV dự kiến tới năm 2030 mới hoàn chỉnh phần đầu tư. 45/70 triệu usd đầu tư ban đầu trông chờ vào sự hào phóng của các doanh nghiệp, cá nhân trong nước. Và như thế, với người nắm quyền ban chủ trương như Kerrey, đừng vội mơ mộng có một chỗ khi, gia đình bạn chưa có ai là thành viên…chính phủ (để đủ giàu đóng học phí). ”
Thứ ba, cũng theo chị Beo Hồng, ở Mỹ “BẤT CỨ trường đại học nào tôi đã vào, đều gắn dấu tích của những nhà “chủ tịch tín thác”. Trường siêu hạng như Harvard, Stanford, Berkeley, MIT…, nơi ít nơi nhiều, người đã khuất người còn sống, đều có cả. Nó là một phần văn hóa Mỹ. Và, đó cũng là phần chúng ta BUỘC PHẢI tiếp nhận. Cùng “Uống nước nhớ nguồn”, nhưng họ nhớ một cách rất thực tế, thực dụng như thế” và viễn cảnh có thật khi ngôi trường thành hình “sinh viên FUV ngày ngày chui qua háng ông Bob Kerrey để vào trường (chẳng hạn cổng trường có đề tên ông này). Tượng ông ấy, trang trọng trong khuôn viên trường, ngày ngày thơm ngát hoa tươi dưới chân”
Tên của những cá nhân đóng góp tài chính cho trường luôn được đặt ở những vị trí danh dự ở Mỹ
Từ vị trí của một tội phạm chiến tranh, tên tuổi gắn với vụ thảm sát Thạnh Phong, ông Bob Kerrey sẽ ngày ngày được các thế hệ sinh viên Việt Nam sau này của FUV tưởng nhớ đến “công ơn sinh thành”, tức ông đã trở thành người hùng trong một bộ phận tiếp nhận, thụ hưởng nó.
Chốt hạ, chưa xét đến việc FUV có đem lại hiệu quả “hóa rồng” gì cho tương lai Việt Nam hay không, nhưng hệ quả là cuộc tranh luận nảy lửa trên truyền thông, mạng xã hội đã cho thấy, người Việt chấp nhận Bob Kerrey vì thứ được định danh là “sự cao thượng”, “không hận thù quá khứ”, “hướng tới tương lai”, “Bob đã nhận lỗi và đang bù đắp tổn thất”… Vậy thì đừng trách vì sao Hoàng gia Anh danh tiếng đã phải trải thảm đỏ rước vợ chồng cặp nguyên thủ Tập Cận Bình với ưu đãi để có tiền đầu tư từ nhà Tập. Vậy cũng đừng trách vì sao Mỹ lại bỏ rơi VNCH khi con bài đã hết date, vì sao Mỹ trao Hoàng Sa cho Trung Quốc khi cần một giải pháp cho chiến tranh Việt Nam. Cũng đừng trách vì sao Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc xây dựng, bồi đắp đảo khủng ở Biển Đông đổi lấy việc Trung Quốc ủng hộ cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng đừng trách vì sao Mỹ hùng cường như vậy mà lại để Trung Quốc len lỏi làm giàu sụ lên rồi mới cuống cuồng đối phó…
Cái lộ trình Việt Nam đang chọn, đã chọn qua vụ Bob Kerrey cho thấy, một ngày nào đó, người Việt sẽ “sẽ chấp nhận mất Trường sa khi người Trung quốc đưa ra một giải pháp, tương tự”
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét