Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Đọc bài Trung Quốc sẽ lại “dạy cho Việt Nam một bài học” của VOA


Đọc bài Trung Quốc sẽ lại “dạy cho Việt Nam một bài học” của VOA
Nội dung bài báo đọc kỹ, tìm đi tìm lại chỉ là mớ thông tin tổng hợp, hỗn tạp, được xáo xáo từ nhiều nguồn, chủ yếu là Reuter, cho biết,một số thành phần trong quân đội Trung Quốc đang thúc ép chính quyền phải phản ứng mạnh hơn nữa, có thể cả hình thức vũ trang, nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này trong khu vực, và rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng” đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm với Việt Nam năm 1979”. “Họ” ở đâ rõ ràng là thuộc nhóm “Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này trong khu vực” đang trực diện đối đầu với Trung Quốc. Hiển nhiên Việt Nam không nằm trong danh sách “đồng minh của Hoa Kỳ” như bài báo nêu, cái tên Việt Nam được xướng ra nhằm nêu lại cuộc chiến năm 1979 như một ví dụ về cách “dạy” các nước láng giềng xung đột lợi ích với Trung Quốc.

Từ nguồn tin của Reuter, Voa đi phỏng vấn một bạn đọc Việt Nam về thái độ với phát ngôn trên, rồi dẫn lại tin trước đây về màn đấu khẩu hằm hè nhau giữa báo chí Việt – Trung Quốc, tất nhiên cũng chẳng mảy may dính dáng mấy tới chủ đề vừa nêu ngoài sự tổng hợp lại tin tức báo chĩ cũ mèm.

Rõ ràng, nếu ai không đọc kỹ “tiểu xảo” trích tin, giật tít sẽ “dính chưởng” ám thị của VOA rằng quân đội Trung Quốc thúc giục tấn công các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam mà không thấy rằng no đang nhằm vào khiêu khích, đe dọa chính Mỹ và đồng minh của Mỹ, chẳng liên quan gì đến Việt Nam.

Đây có thể xem là trò mèo, kích động gây chiến giữa dân Việt với Trung Quốc, lái mối quan hệ căng thẳng, leo thang giữa Mỹ-Trung sang “đốt nóng” tinh thần dân tộc chống xâm lược của người dân và chính phủ Việt Nam.

Diễn biến thực tế trên Biển Đông ngày càng lộ rõ, Mỹ chỉ muốn huých chó vào bụi rậm trong sách lược với đồng minh Phi, Nhật, Hàn và các nước có xung đột với TRung Quốc như Việt Nam, còn mình thì “ngư ông đắc lợi”. Tình hình Biển Đông càng nóng thì Mỹ càng có cơ hội “trình diễn”, vừa bán vũ khí vừa làm quan tòa ngồi ghế trên để phán, thương lượng, chia sẻ lợi ích với Trung Quốc (TRung Quốc đừng hy vọng ngoạm cả Biển Đông mà không chia phần tương xứng cho Mỹ!!!) chứ tiệt nhiệt Mỹ hoàn toàn tránh né đối đầu hay gây chiến với Trung Quốc như một thế lực hùng mạnh đang lên, đang cạnh tranh vi trí siêu cường thế giới với Mỹ, đe dọa lợi ích, giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực giao thương nóng bỏng này.

Không chỉ Tổng thống Duterte mới của Phi nhận ra đều này mà hầu hết các nước ASEAN đều thấy rõ, nhưng vì lực mỏng, thế yếu nên mỗi nước buộc phải chọn cho mình con đường và cách thức riêng bảo vệ chủ quyền. Một số nước ngả về thỏa hiệp với Trung Quốc như Cam, Lào, Thái vì lợi ích Trung Quốc đem lại cho họ lớn hơn từ Mỹ và các nước ASEAN và cũng vì không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc. Một số nước có tranh chấp trực tiếp như Phi, Nhật thì lại nghiêng về Mỹ với thỏa thuận quân sự để bảo vệ chủ quyền. Nhưng khi Phi mất bãi cạn Scabourough trước quân đội Mỹ, Trung nổi đóa lên kiện Trung, ngoài thành công xóa được đường lưỡi bò, cũng chẳng giúp Phi đòi lại đảo, khiến Phi mất hết hy vọng “theo Mỹ thoát Trung”, quay sang thỏa hiệp với Trung theo kiểu “hớt” được chút lợi nào thì được, còn hơn mất cả nếu theo Mỹ. Bởi vậy không lạ khi ông Đại sứ Việt Nam ở Phi tiết lộ, tổng thống mới của Phi bày tỏ sự ngưỡng mộ với chính sách ngoại giao khôn khéo của Việt Nam mà đám zân chủ lâu nay vẫn đả kích “chính sách đu dây”, không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào để chống lại nước kia của Chính phủ Việt Nam là “bán nước”, là “đánh mất chủ quyền”…

VOA, RFA đều là đài Chính phủ Mỹ cấp ngân sách, phát bằng thứ tiếng của các quốc gia Việt, Lào, Cam… nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ trong khu vực, kích động chiến tranh giữa các nước này với Trung Quốc là ưu tiên số 1 của Mỹ. BBC chẳng khá hơn vì thuộc Chính phủ Anh – một đồng minh thân cận, chiến lược số 1 của Mỹ hiện nay. Không có cái đầu tỉnh táo khi đọc mấy tin tức từ các “báo chí quốc tế” này thì người Việt lĩnh đủ “lợi hại”. Chỉ có đám zân chủ đua nhau xin làm cộng tác viên cho VOA, RFA hưởng lương từ 300, 400 USD cho đến cả ngàn USD tùy công “đóng góp” thì tất phát ngôn của chúng, mang vỏ bọc là “đấu tranh dân chủ”, “yêu nước” thực chất là yêu đô la hoặc yêu chủ Mỹ. Một số đám khác như Phong trào Con đường Việt Nam hay Hội An hem dân chủ, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội nhà báo độc lập…nếu không nhận tiền từ Quỹ dân chủ Mỹ NED thì cũng nhận tiền từ các “trung gian” khác, giải ngân theo “yêu cầu công việc” được gọi mỹ miều là “dự án NGO” của Mỹ mà thôi.
GĐTQT

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Cảnh báo mưu đồ thâm độc chia rẽ lương giáo của bọn phản động

Cảnh báo mưu đồ thâm độc chia rẽ lương giáo của bọn phản động

Thực tế đã được một số fbker làm rõ, bức hình về những đôi dép này “xuất thân” từ những trang mua bán hàng qua mạng ở Mỹ. Bằng hình thức google ảnh sẽ dễ dàng tìm được  nguồn gốc hình ảnh cụ thể ban đầu đưa lên là ở trang này:http://www.qureta.com/…/tuhannya-dihina-orang-kristen-kok-d… của Indonexia (nơi nhiều người sử dụng loại dép đó). Và rất nhiều loại sản phẩm tương tự được sản xuất và rao bán trên trang mạng của một công ty ở bang Kentucky – Mỹ. Trang trực tuyến:http://www.cafepress.com/+jesus-and-mary+footwear. Ở những nước này, họ yêu quý cờ Tổ quốc thì họ may nội y để mặc, họ yêu chúa thì in hình chúa mọi chỗ, trên mọi thứ đồ vật để thế hiện đức tin của mình. Tuy nhiên với người Việt Nam thì lối hành xử như vậy lại bị xem là xúc phạm, phỉ bang đức tin, y kiểu đặt tên dân Việt thời chiến tranh đặt tên các tổng thống Mỹ cho các con chó ở nhà để thể hiện sự căm thù, nhưng ở Mỹ thì việc đặt tên cho các thú cưng những người họ yêu quý lại thể hiện sự đối ngược là trọng vọng! (thứ tư duy này có thể so sánh như là một sự lệch pha về tiêu chí dân chủ,  nhân quyền giữa phương Đông và phương Tây).
Trở lại vụ việc những đôi dép bị dấy lên để gán ghép mưu đồ cộng sản với đạp Thiên Chúa đúng trong bối cảnh các tỉnh miền Trung, một số linh mục cực đoan và đám phản động đang kích động giáo dân biểu tình đòi đóng cửa Formosa, lên án truyền thông “xúc phạm” các linh mục có mưu đồ xấu kia thì rõ ràng việc làm này “ chính là một chiêu bài thâm độc nhằm chia rẽ, kích động xung đột lương giáo phục vụ âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động.”
FB Hùng Ngô Mạnh đưa ra cảnh báo về mưu đồ trên và giải thích,” Luật pháp Việt Nam quy định và thực hiện rất tốt tự do tôn giáo cũng như không tôn giáo. Hiện nay ở các nước phương Tây vốn theo Kito giáo nhiều thì nay khi dân trí cao, họ đã dần bỏ đạo. Ngoài ra thì việc đóng cửa các nhà thờ không phải là hiếm, Pháp vừa “đóng cửa” tới hơn 20 nhà thờ Hồi giáo và nhiều nhà thờ Kito cũng bị bán.Ở Việt Nam mà như vậy thì sẽ bị cả trong lẫn ngoài gào lên là “đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng”.
Kito ở Pháp đây: https://www.washingtonpost.com/…/images-of-a-priest…/
Dòng chữ trên tường “linh mục bị giết, nhà thờ bị đóng cửa, rồi sao?”
Từ cảnh báo trên, nhiều người đã chia sẻ với hy vọng người dân cảnh giác bởi “Những thế lực thù địch luôn tìm mọi chiêu trò bẩn thỉu, đen tối kích động Giáo dân nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Bà con cô bác dù có theo đạo nào cũng cần tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật , không nhẹ dạ cả tin những luận điệu tuyên truyền phản động gây mất trật tự an ninh xã hội.”
 GĐTQT

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Mỹ và truyền thông phương Tây mưu đồ kích động xung đột ở Biển Đông?

Xung đột và nguy cơ bất ổn ở Biển Đông lại được Mỹ và truyền thông phương Tây “hâm nóng” bằng việc đưa thông tin không rõ ràng, thiếu cơ sở về việc Việt Nam đưa dàn tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung Quốc trên Biển Đông, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ “xác nhận” về việc đã nhận được báo cáo về việc này (gián tiếp thừa nhận/đảm bảo cho thông tin thiếu kiểm chức kia có thật) và trắng trợn đòi Việt Nam rút các tên lửa khỏi Trường Sa để tránh leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc lập tức phản ứng dữ dội “Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa”, rồi báo chí phương Tây như muốn “đổ dầu vào lửa” thổi nóng vụ việc theo kiểu “Vũ khí Việt Nam ở Trường Sa nguy hại cho Trung Quốc hơn tàu Mỹ – RFI“, lập tức tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc đe dọa Việt Nam « Nếu đợt triển khai tên lửa mới nhất của Việt Nam là nhắm vào Trung Quốc, thì đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ nhớ và rút ra một số bài học từ lịch sử »…

Trên thực tế, cả thế giới cũng đều biết rằng Việt Nam vừa mua hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SPIDER của Israel vì hợp đồng mua bán vũ khí này được công khai theo luật của Nhà nước Israel nhưng không công bố tính năng chi tiết của vũ khí và giá cả. Reuter, BBC lấy tin từ quan chức phương Tây và lập lờ kiểu “nguồn tin tình báo” và gán ghép hệ thống EXTRA – loại đã được đưa vào biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam (Việt Nam từng trưng bày  trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 60 ngày Hải quân Nhân dân Việt Nam tại Cam Ranh ngày 7-5-2015) đã được công khai tính năng “là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, được điều khiển bằng vệ tinh, được phóng từ các bệ phóng cố định hoặc cơ động. Nó nhỏ, nhẹ, có thể lắp đặt trên các xe tải kiểu Kraz hoặc Ural mà Việt Nam sẵn có”. Với những tính năng được biết đến như vậy, các tên lửa EXTRA có thể được sử dụng với mục đích phòng thủ chứ không thể có tấn công hay phá hủy được các cấu trúc hạ tầng mà Trung Quốc đã xây cất trái phép trên các các bãi đá nêu trên. Hãy thử tưởng tượng xem 150 kg thuốc nổ có thể làm gì với các cấu trúc bê tông cốt thép đó, bao gồm cả đường băng sân bay, các hầm ngầm bê tông kiên cố ? Vậy thì các tên lửa EXTRA nếu được triển khai cũng chỉ nhằm mục đích phòng thủ chống tàu nổi chứ không phải nhằm mục đích tấn công. Việc BBC và hệ thống truyền thông phương Tây bơm thổi cho rằng mục tiêu tấn công của các tên lửa Việt Nam (trong trường hợp nó được triển khai) là nhằm vào các thực thể địa lý ở Trường Sa mà Trung Quốc đang chiến đóng bất hợp pháp của Việt Nam là một thông tin có tính khiêu khích với ý đồ đẩy Việt Nam và Trung Quốc đối đầu với nhau trên Biển Đông. Chính sách quốc phòng xuyên suốt của Việt Nam luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của mình trên các vùng biển và hải đảo ở Biển Đông nhưng luôn kiềm chế, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, không nổ súng trước bởi không hề mong muốn một cuộc xung đột nổ ra. Thật vô lý đến nực cười khi cho rằng “Việt Nam muốn răn đe quân sự với Trung Quốc” dù ở bất kỳ mức độ nào đi nữa.
Vụ việc một lần nữa cho thấy rõ mưu đồ kích động chiến tranh, hâm nóng xung đột ở Biển Đông, kích thích Việt -Trung gây chiến của Mỹ và truyền thông phương Tây. Bằng cách này, Mỹ thể hiện rõ ý đồ “đưa mồi” cho Trung Quốc có cớ đóng vai “nạn nhân của hành động quấy nhiễu trên Biển Đông” theo như phân tích của Nhà nghiên cứu Biển Đông Malcolm Cook từ Viện ISEAS của Singapore (vốn được Trung Quốc ưa thích thể hiện), hợp thức hóa các hoạt động leo thang quân sự ở Biển Đông của Trung Quốc cũng như “giải quyết nhanh gọn Biển Đông” – điều mà giới chức Mỹ rất mong muốn để được diễn vai “quan tòa phân xử”.
Trước đó, truyền thông phương Tây từng tuyên truyền “Ai là kẻ chiếm đóng nhiều đảo nhất ở Biển Đông?” (mời google cụm “Who is the biggest aggressor in the South China Sea?”) đều nhắm vào việc mở rộng các điểm đảo của Việt Nam từ 5 điểm đảo thời VNCH lên đến 48 điểm đảo sau 40 năm thống nhất đất nước; rồi quan chức quốc phòng, ngoại giao Mỹ không ít lần “cảnh cáo” Việt Nam cải tạo, đưa dân ra mở rộng các đảo “tranh chấp”…
Đám “đấu tranh dân chủ” từ hải ngoại lại được dịp tung hỏa mù, xuyên tạc, đơm đặt theo kiểu “Việt Cộng tiếp tay cho Trung Cộng đưa vũ khí ra Biển Đông nhằm đối đầu với Mỹ bị Mỹ chặn đứng”, rằng cần phải “minh bạch” việc quan chức Bộ Quốc phòng mua vũ khí để “tham nhũng”…
Dư luận một lần nữa nhìn lại mưu đồ của Mỹ ở khu vực, hầu như đều là mọi cách để “dùng máu của Trung Quốc đánh Việt Nam”,hay “dùng máu người Việt nam đánh Trung Quốc”. FB Linh Nguyễn đã điểm lại lịch sử chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực:
“Năm 1956 Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Phú Lâm. Đổi lại Chu Ân Lai lúc đó giúp Mỹ chia cắt Việt Nam thành hai Miền.
Năm 1974 Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc Chiếm Hoàng Sa đối lại Trung Quốc cũng làm ngơ cho Mỹ ném bom Miền Bắc, gây sức ép lên lãnh đạo Hà Nội không được dùng vũ lực thống nhất hai miền. Nhưng kế hoạch không thành công,lãnh đạo Hà Nội họ không phải là con rối . Không thế gây áp lực cho Hà Nội, cho dù là Liên Xô nước tài trợ lớn nhất cho VN khi đó.
Năm 1979 Mỹ lên án Việt Nam đem quân sang Campuchia lật đổ Khơ me đỏ. Đồng thời sử dụng Thái Lan làm căn cứ hậu cần hỗ trợ cho tàn quân Khơ me đỏ nhằm chống lại Việt Nam và nhân dân Campuchia.
Cũng năm 79 Mỹ ủng hộ Trung Quốc xâm lược Việt Nam,nhờ cuộc chiến này Mỹ đã viện trợ cho Trung Quốc hàng tỷ đô la,máy móc đặc biệt dàn ra đa phán pháo đế chống lại Việt Nam. Nhờ viện trợ của Mỹ và Phương Tây đã làm thay đổi diện mạo Trung Quốc vốn đã kiệt quệ trong cuộc cách mạng nhảy vọt. Diệp Kiếm Anh một nguyên soái cùng thời với Đặng Tiểu Bình đã nói một câu nổi tiếng ” Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu của người Trung Quốc, không được dùng máu của người Trung Quốc báo thù thay Mỹ”.
Và từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay Mỹ hầu như là kẻ đứng sau những tổ chức muốn lật đổ chính là quyền Việt Nam,trong đó có những nhóm như Việt Tân với các chiến dịch đông tiến 1 và 2. hay những đám Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh từng làm gián điệp cho Pháp đến Mỹ đã thực hiện hàng chục chuyến xâm nhập, đổ bộ quân và vũ khí, tiền giả…
Đặc biệt khi tổ chức Fulro bạo loạn ớ Tây Nguyên bùng nổ, Mỹ đã sử dụng đất Thái Lan huấn luyện hơn 300 lính đánh thuê nhằm mục đích nếu Tây Nguyên mất chúng sẽ dùng trực thăng đem số quân này úp sọt TP HCM chiếm các trụ sở đầu não như đài phát thanh,trung tâm hành chính. Tiếc là ước nguyện của anh Mẽo không thành công chính quyền Việt Nam giải quyết quá tốt.
Thất bại với cấm vận và trợ giúp quân đội lưu vong phục quốc, Mỹ chuyển sang chiến lược “Diễn biến hòa bình”, điều chỉnh đám phản động nội ngoại thay hình đổi dạng từ “bạo động”, “khủng bố” sang “đấu tranh bất bạo động”, sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự… với hy vọng thành công từ Liên Xô, Đông Âu hay các quốc gia Bắc Phi, Trung Đông sẽ diễn ra ở Việt Nam vào ngày đẹp trời nào đó
Từ thực tế này giải thích cho việc, chưa bao giờ Việt Nam từ bỏ chính sách trung lập, kiên quyết không liên minh với nước này đánh nước khác, tăng cường “phòng thủ” để giữ lấy hòa bình. Chí có đám thiểu năng, cuồng Mỹ, ngây thơ, ảo tưởng…mới ra rả suốt ngày đòi Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ giữ chủ quyền, hèn nhát không bằng chính phủ Philippine khi trao số phận đinh đoạt chủ quyền của mình cho cơ chế phán quyết do nước lớn chi phối và không có giá trị chế tài…
GĐTQT

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh – Kẻ đưa văn hóa “động lắc” vào phá hoại nền âm nhạc và chính trị Việt Nam

  Nhạc sĩ Tuấn Khanh – Kẻ đưa văn hóa “động lắc” vào phá hoại nền âm nhạc và chính trị Việt Nam   

Có lẽ thành tích phá hoại của nhạc sĩ Tuấn Khanh phải được xếp vào hạng nhất trong số những kẻ phá hoại có tên tuổi ở Việt Nam hiện nay. Từ việc làm tan nát chất lượng âm nhạc đại chúng của Việt Nam tới việc lái dư luận phá tan tành ổn định chính trị của nước ta, nhạc sĩ Tuấn Khanh xứng đáng được liệt vào danh sách những kẻ phá hoại hàng đầu ở xứ Việt này.
Thông tin về nhạc sĩ Tuấn Khanh trên Internet không nhiều. Wikipedia chỉ cho biết một mẩu thông tin duy nhất về ngày sinh của nhạc sĩ này, 1 tháng 10 năm 1968, mà không cho biết quê quán ở đâu và cha mẹ là ai.
Tuấn Khanh học cả âm nhạc và báo chí, và hoạt động trong cả hai lĩnh vực này. Tên tuổi của Tuấn Khanh bắt đầu được biết đến kể từ khi Tuấn Khanh tìm thấy và hợp tác với nhóm nhạc POP MTV vào năm 2001. Cùng với MTV, Tuấn Khanh cho ra mắt những ca khúc với giai điệu và ngôn từ rất bốc đồng và nông cạn. như ca khúc Sóng tình hay Rêu phong. Tuấn Khanh đồng thời quản lý một nhóm nhạc nữ khác là Trio666 với phong cách khác người và được truyền thông đẩy lên quá mức bình thường. Nhìn lại khoảng thời gian MTV và Trio666 làm mưa làm gió trên truyền thông, có lẽ chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng phong cách mà Tuấn Khanh muốn áp đặt lên nhạc POP Việt Nam lại được truyền thông tung hô nhiều như thế. Chính điều này đã khiến cho nhạc POP Việt dần dần đi vào chỗ nhảm hóa. Không còn các giai điệu và ngôn từ đẹp, chỉ còn những trò gào thét, giật đùng đùng bắt chước của dòng nhạc sử dụng trong các bar, sàn, động lắc ở phương Tây. Nói một cách khác, Tuấn Khanh đã “động lắc” hóa nền âm nhạc Việt Nam.
Không những thế, Tuấn Khanh còn bao luôn cả sóng truyền hình thực tế. Năm 2003, Tuấn Khanh được mời tham dự chương trìnhSao Mai điểm hẹn và là thành phần trong ban giám khảo của cuộc thi này. Năm 2005, Tuấn Khanh được Đài truyền hình Việt Nam mời tham gia với vai trò commander của trò chơi truyền hình mang tên Trò chơi âm nhạc. Vào năm 2007, Tuấn Khanh lại được chọn làm thành viên Ban giám khảo chương trình Việt Nam Idol. Tôi tự hỏi không rõ ông nhạc sĩ Tuấn Khanh này có gì đặc biệt, có đóng góp gì đặc biệt mà lại được xuất hiện trên nhiều sóng truyền thông như vậy? Nhìn đi nhìn lại các ca khúc mà Tuấn Khanh sáng tác, chúng ta chẳng thể chỉ ra được lấy một tác phẩm thực sự có chất lượng và xứng tầm với một nhạc sĩ gần 50 tuổi đời.
Nói dông dài như vậy là vì tôi muốn khẳng định một điều rằng Tuấn Khanh là một kẻ bất tài, không có khả năng âm nhạc. Kẻ bất tài này đã luồn sâu vào thị trường âm nhạc, trèo lên một vị trí cao, mua chuộc truyền thông, áp thứ văn hóa “động lắc” này vào đời sống tinh thần của giới trẻ. Và giờ đây, ở một cấp độ cao hơn, Tuấn Khanh lại muốn áp thứ văn hóa “động lắc” này vào tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam.
Thế nào là văn hóa “động lắc”? Đó là không khí ở các bar sàn khi mọi người ở đó căn thuốc lắc và quay cuồng trong điệu nhảy giật giật, những lời gào thét, rú rít. Tất cả hành vi đó đều ở trong vô thức. Sau đó, sáng hôm sau, người sử dụng thuốc lắc sẽ rất mệt mỏi và kiệt quệ như bị rút cạn cả linh hồn và thể xác. Nói tóm lại, “văn hóa động lắc” là thứ văn hóa vô thức, văn hóa lên đồng. Sau năm 2011, Tuấn Khanh đã áp dụng thứ văn hóa này lên tình trạng chính trị và xã hội ở Việt Nam.
Cứ dăm bữa nửa tháng, Tuấn Khanh lại viết những bài bình luận xã hội trên Blog của mình. Những bài này không mang tính bình luận, mà là những dòng kêu gào cảm xúc thống thiết với hai lời khẳng định chính: “Chính quyền Cộng Sản rất khốn nạn” và “Tôi thương người dân của tôi lắm”. Hết bài này đến bài khác, dù là biểu tình chống Trung Quốc hay cá chết ở Vũng Áng, Tuấn Khanh đều lặp đi lặp lại công thức này, chỉ thay vào cái vỏ sự kiện mà thôi. Y hệt như những bài hát mà Tuấn Khanh sáng tác, lặp đi lặp lại cùng một mô tuýp cứ như là theo công thức, chỉ khác nhau vài nốt nhạc, vài ngôn từ.
Những bài viết này của Tuấn Khanh tựa như thứ thuốc lắc mà người ta cắn vào là lên cơn lên đồng thống thiết, rồi lây nhiễm hai lập luận: “Chính quyền Cộng Sản rất khốn nạn” và “Tôi thương người dân của tôi lắm”. Lố bịch nhất là lần Tuấn Khanh lấy ảnh cá chết ở hồ Michigan nước Mỹ để làm minh họa cho cá chết ở Vũng Áng với lời kêu la đau khổ. Hàng loạt các “nhà dân chủ” đã like và share hình ảnh này rồi cũng kêu gào thống thiết không kém.  Cơn lên đồng vô thức là thế, không ai còn nghĩ đến phải trái, đúng sai, không ai quan tâm đến sự thật. Họ chỉ quan tâm đến việc có được “bay lắc” bằng hành động xuống đường biểu tình hay không mà thôi. Việc này cũng giống như chẳng ai nghe và hát nhạc của Tuấn Khanh còn để ý đến ca từ và giai điệu mà chỉ quan tâm đến việc bài hát này có gào được không, có nhẩy nhót được không.
Thật là nguy hiểm nếu văn hóa “động lắc” mà Tuấn Khanh này được lan truyền. Ăn theo Tuấn Khanh, không ít các nhân vật của giới showbiz như Thành Lộc, Hoàng Bách, Phan Anh… cũng diễn vai nhập đồng “yêu nước thương dân”. Bằng những cơn lên đồng này, Tuấn Khanh và đám nghệ sĩ đua đòi ấy những mong sử dụng lượng fan của mình để tạo ra một tình trạng bất ổn liên tục, và hi vọng rằng tình trạng bất ổn ấy sẽ dẫn đến việc chính quyền Cộng Sản phải sụp đổ. Cũng may rằng fan Việt không có lòng trung thành cho lắm. Họ yêu thích một nhân vật của công chúng vì tài năng hoặc sắc đẹp chứ không phải vì phát ngôn. Và khi tài năng đã cạn, sắc đẹp tàn phai, thì cho dù có tỏ ra cấp tiến, tỏ ra hiểu biết thế nào thì fan cũng chẳng quan tâm đâu. Xem ra, nghệ sĩ thì lên đồng vô thức, mà mấy fan dù có vô học nhưng vẫn có ý thức hơn. Những kẻ quan tâm đến mấy trò lên đồng này chỉ là đám đông dân chủ vốn dĩ đã lên đồng rồi. Nói một cách khác, chỉ kẻ lên đồng mới chịu được nhau.
Tuy nhiên, thứ văn hóa “động lắc” này cần phải bài trừ nhanh chóng. Càng để lâu dài, văn hóa lên đồng sẽ lây lan như bệnh dịch. Lúc ấy, cả nước ta sẽ trở thành cái “động lắc” dữ dội. Thà tôi sống trong một đất nước với thực phẩm bẩn, với ô nhiễm môi trường còn hơn trở thành một phần của văn hóa “động lắc”.
GĐTQT

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh lại phô diễn sự thiếu hiểu biết của mình


Nhạc sĩ Tuấn Khanh lại phô diễn sự thiếu hiểu biết của mình
 Nhân vụ tin tặc tấn công “hệ thống IT cỉa phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài,” nhạc sĩ Tuấn Khanh lại một lần nữa lên tiếng thoát Trung, kêu gọi mọi người thức tỉnh về giặc phương Bắc. Tuy nhiên, việc ông dùng từ “phi cảng” thay vì “cảng hàng không” đã đủ cho thấy về mặt tư tưởng bản thân ông còn khó mà thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, nói gì tới chuyện kêu gọi mọi người thoát Trung cùng ông.
Xuyên suốt bài viết được Văn Việt đăng tải một cách trọn vẹn này của nhạc sĩ Tuấn Khanh là nhiều đoạn thể hiện sự thiếu hiểu biết của ông nhạc sĩ hết thời này. “Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phó mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam.”
Tôi xin hỏi nhạc sĩ, chính quyền Bắc Kinh có dám thừa nhận họ đã đứng đằng sau và là chủ mưu thực hiện hành vi tiểu nhân mà ông vừa nêu ra ở trên không? Nếu Bắc Kinh dám khẳng định họ là chủ mưu trong sự việc vừa qua, Việt Nam chúng ta sẽ sẵn sàng đáp trả và cho họ thấy chúng ta không phải là một dân tộc dễ bị an hiếp. Còn nếu họ không thừa nhận, xin lỗi ông chúng ta lấy căn cứ ở đâu để quy kết hành vi kể trên cho họ? Còn nếu một sự việc cỏn con như vậy mà ông đã giẫy nẩy lên và kêu gọi người dân hãy lo lắng thì tôi thấy lá gan của ông quá nhỏ. Tôi tự hỏi, nếu ông sống ở Hoa Kỳ vào năm 2001 trong thời gian vụ khủng bố máy bay 11 tháng 9 thì ông sẽ có động thái như thế nào. Phải chăng ông sẽ lên mạng và kêu gọi mọi người đừng đi máy bay, và chắc ông sẽ là một trong những người đầu tiên hùng hổ ủng hộ tổng thống Bush tấn công Iraq để trả thù và gây ra cái chết cho hàng ngàn người Iraq vô tội, chỉ đề săn lùng Osama Bin Laden.
Ông Tuấn Khanh viết tiếp: “Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?”
Vâng, cảm ơn ông đã chỉ ra những vấn đề mà đất nước ta đang phải đối mặt. Nhưng có lẽ cái danh sách của ông còn phải kéo dài thêm nhiều trang nữa. Ông còn chưa kể ra thực phẩm bẩn và thực phẩm biến đổi gen vẫn hàng ngày làm suy thoái giống nòi Việt Nam, rồi chuyện ngập măn đang đe dọa những khu vực dân cư và canh tác gần cửa biển… Tôi thắc mắc không hiểu ông lựa chọn các dẫn chứng dựa trên tiêu chí nào? Hay chỉ đơn giản  kiến thức của ông quá hạn hẹp và ông chỉ biết có chừng đó ví dụ thôi.
“Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.
Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?”
Tôi không biết ông có đi biểu tình lần nào không, nhưng dựa trên câu viết vừa rồi của ông tôi có thể thấy rằng ông không biết một chút nào về chuyện biểu tình ở nước ta cả. Những người thực sự xuống đường biểu tình chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh thì ai cũng tôn trọng, ai cũng hoan hô. Thế nhưng không ít trong số những kẻ xuống đường đó lại là những thành phần gây rối trật tự trị an, âm mưu làm loạn xã hội. Tôi xin hỏi ông, những kẻ như vậy thì có nên bắt giam lại không? Những kẻ mãi quốc cầu vinh như vậy có nên để chúng tự do muốn làm gì thì làm được không? Có lẽ, nếu ông là một người thực sự quan tâm và lo cho an nguy của Tổ quốc, ông đã chẳng phải đưa ra một câu hỏi ngờ nghệch tới vậy.
Có lẽ sau khi bị vạch trần sự giả dối khi đăng ảnh cá chế ở Michigan để minh họa cho sự cố cá chết ở miền Trung, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã im hơi lặng tiếng và chờ đợi thời cơ để đăng đàn chém gió. Thế nhưng, sự cố tin tặc tấn công hệ thống IT ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài không phải là cơ hội thích hợp cho Tuấn Khanh đánh dấu sự trở lại diễn đàn dân chủ. Tuấn Khanh đã quá nôn nóng và một bài viết thiếu tính thuyết phục như vậy là một kết quả không gây ngạc nhiên đối với độc giả. 
GĐTQT

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Diện và Nghiên diễn trò tung hứng về tinh thần dân tộc


Diện và Nghiên diễn trò tung hứng về tinh thần dân tộc
Phamthanhnghien-sinh nhật mlbvn
 Xem link http://vandoanviet.blogspot.com/2016/07/pham-thanh-nghien-tro-chuyen-voi-ts.html
Bài phỏng vấn Diện chủ yếu xoay quanh vấn đề văn hóa Trung Hoa đã ảnh hướng tới văn hóa Việt Nam như thế nào, rồi từ đó đặt lại câu chuyện thoát Trung và chống Trung Quốc. Có thể nói, đây là một bài phỏng vấn có thể đoán trước mọi lập luận của Diện về tinh thần dân tộc, nhưng không thể đoán được độ dốt nát về vấn đề lịch sử và văn hóa của kẻ tự xưng là “nhà nghiên cứu Hán Nôm”, “nhà trí thức cấp tiến này”.
Ngay từ câu hỏi đầu tiên của Nghiên về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc vào văn hóa Việt Nam, Diện đã phán luôn một câu xanh rờn:
“Về ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc, mà ở đây là văn hóa Trung Hoa, thì đây là vấn đề thuộc về quy luật. Các nền văn hóa lớn, lâu đời luôn ảnh hưởng lớn mạnh và sâu rộng ra chung quanh nó. Văn hóa Trung Hoa do vậy, có sức ảnh hưởng ghê gớm tới chung quanh. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử đều chịu ảnh hưởng rất sâu đậm văn hóa Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này đến mức người Âu Mỹ đến Hàn, Nhật, Việt đều cho họ cảm giác đang ở Trung Quốc”
Qua phát ngôn này, ta có thể thấy rằng Diện hoàn toàn không hiểu gì về việc một nền văn hóa được tạo ra như thế nào. Tôi muốn hỏi anh Diện rằng, cái gì là “văn hóa Trung Hoa”? Cái gọi là “văn hóa Trung Hoa” rất mơ hồ. Trung Hoa nhiều lần chia rẽ rồi lại hợp nhất, mỗi triều đại lại có một nét văn hóa khác nhau. Cái thứ “văn hóa Trung Hoa” mà anh Diện nói tới là thuộc thời Đông Chu, thời Tần Hán, Đường Tống hay Minh Thanh? Sự khác biệt văn hóa của các triều đại Trung Hoa được tạo ra chính bởi việc các vị vua cai trị vùng đất Trung Nguyên đi xâm lược hoặc bị nước khác xâm lược rồi cùng nhào trộn các nền văn hóa mà thành. Không có cái khái niệm “văn hóa Trung Hoa” một cách cứng nhắc.
Hơn nữa, cũng qua phát ngôn này, ta thấy rằng Diện là một kẻ võ đoán. Diện nói rằng người Âu Mỹ đến các nước Hàn, Nhật, Việt đều thấy rằng như đang ở Trung Quốc. Tôi muốn hỏi anh Diện tiếp rằng anh Diện có biết nói tiếng Anh hay Pháp không, có người bạn Tây nào không, hoặc có đọc được nhận xét ấy từ học giả nổi tiếng nào ở xứ da trắng hay không? Không thấy anh Diện có cơ sở nào để có sự khẳng định này. Chỉ riêng kiểu uống trà, ta đã thấy rằng người Trung Quốc, người Nhật Bản và cả người Việt Nam đã có cách uống khác nhau, cho nên không thể nói một người Tây sống ở ba vùng đất này đều có cảm giác như sống ở Trung Quốc được. Nếu cái gì giống Trung Quốc thì chính là cái đầu óc của Tễu Diện đây, mà không những giống Trung Quốc, mà còn là thứ Trung Quốc hàng rởm bán đổ đống ở biên giới Việt Trung.  Vậy thì Diện có tư cách gì mà nói chuyện về “Thoát Trung”?
Điều nực cười nhất trong bài phỏng vấn Diện đó là Nghiên hỏi một câu chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng liên quan: “ Thưa Tiến sĩ, nếu cần lựa chọn một sự kiện thời sự cụ thể để “định hình” tinh thần Việt, tôi nghĩ đó là sự kiện Formosa. Liệu người dân VN có đủ sức để đẩy lùi thủ phạm gây ra nạn ô nhiễm môi trường mà hậu quả của nó ảnh hưởng lâu dài đến tương lai chúng ta và nòi giống Lạc Hồng?” Nghe loảng xoảng vui tai nhưng nội dung sai be bét, chẳng liên quan gì đến chuyện thoát Trung về văn hóa. Formosa thì liên quan gì đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, đến “định hình tinh thần Việt”? Thế mà Diện vẫn tiếp tục tấu bài ca thán về các nguy cơ của sự việc Formosa xả thải và các tác hại của nó. Nghe rất thống thiết, nhưng chẳng ăn nhập gì với câu hỏi của Nghiên về “định hình tinh thần Việt” cả. Có lẽ Diện chẳng quan tâm đến “tinh thần”, mà trong đầu chỉ vảng vất mấy chữ “Formosa”, “biển chết”, “ô nhiễm môi trường”… mà thôi. Nói một thôi một hồi rồi cuối cùng Diện chỉ muốn dân miền Trung khước từ tiền bồi thường của Formosa, để chính phủ Việt Nam gặp thật nhiều khó khăn về tài chính, để dân miền Trung bị bần cùng hóa
Đọc đến hết những dòng sướt mướt của Diện và Nghiên, tôi chỉ thấy buồn cười vì “mẹ đốp” và “chú Tễu” này chỉ biết nỏ mồm mà quên mất rằng thực ra Formosa là tập đoàn của Đài Loan. Tập đoàn Formosa cũng chẳng có bất cứ ảnh hưởng văn hóa nào đến Việt Nam cả. Nói tóm lại đọc cả bài, người đọc chả hiểu rốt cuộc mục đích của Diện và Nghiên là gì: chống Trung Quốc hay tẩy chay Formosa, hay chống chính quyền, hay chỉ là trò diễn tung hứng của hai kẻ dốt nát thích đem chữ để lòe thiên hạ kiếm danh hão. Mà nực cười nhất là trang Văn Việt – trang ngôn luận của Văn đoàn độc lập lại đăng bài phỏng vấn này một cách trang trọng. Thế cũng đủ biế cái Văn đoàn này “sàm hết biết”.
GĐTQT