Ngay sau khi ông Donald Trump vừa đắc cử, trên trang Luật Khoa đã xuất hiện ngay bài “Ngày tàn của chủ nghĩa pháp quyền đã điểm” của cây viết Nam Quỳnh đưa ra một lời tiên tri táo bạo, rằng chủ nghĩa pháp quyền “trên toàn thế giới sắp cáo chung”. Sau đó, tác giả lớn tiếng hô hào “luật sư thế giới đoàn kết lại” để bảo vệ “chủ nghĩa pháp quyền”. Tôi xin phép nhận xét rằng tác giả không nên hô hoán như thể mình là người đại diện đầy danh giá của giới luật gia, trong khi anh chỉ là một thầy bói.
Trước tiên, phải khẳng định rằng bài viết của Nam Quỳnh sai ngay từ cái tựa. Tôi đố tác giả tìm thấy khái niệm “chủ nghĩa pháp quyền” trong bất cứ một sách vở nào của thế gian. Trong tiếng Anh chỉ có “rule-of-law”, tức pháp quyền, chứ không hề có khái niệm “chủ nghĩa pháp quyền”. Hẳn đây là khái niệm chính trị mà tác giả mới sáng tạo ra để tiện tuyên truyền ở đất Việt Nam, nơi mà xung đột ý thức hệ ăn sâu vào não mọi người tới mức người ta nhìn cái gì cũng ra chủ nghĩa.
Cách dùng từ này cho thấy tác giả không hề nắm vững các khái niệm luật học căn bản. Nói cách khác, tác giả là một tuyên truyền viên chính trị chứ không phải là một luật gia. Mà một tuyên truyền viên thì khác một cây bút khách quan, trung thực, giữ vững các nguyên tắc của nghiệp vụ báo chí rất nhiều. Cụ thể ở đây, tác giả chỉ hô hào, mà không hề tuân thù nguyên tắc “nói có sách mach có chứng”.
Trong bài, tác giả buộc tội Trump “sẵn sàng cha đạp lên nền tư pháp lâu đời ở nước Mỹ”, mà không thèm đưa ra bất cứ một bằng chứng xác thực nào để khẳng định điều này. Thay vào đó, anh chỉ dựa vào một biểu hiện thôi, đó là Trump… thô tục, lỗ mãng! Xin hỏi tác giả: Anh có hay không đưa ra được bằng chứng cho thấy Trump vi phạm pháp luật? Trump có trốn thuế như luật sư Lê Quốc Quân, sống bằng tiền của các thế lực chính trị ngoại quốc như luật sư Nguyễn Văn Đài, hoặc xâm hại quyền riêng tư về thư tín của vợ như luật sư Trịnh Hội không? Giữa một người không vi phạm pháp luật và những tội phạm kể trên, ai đang “chà đạp lên nền tư pháp”?
Các chính sách mà Trump muốn ban hành tập trung vào việc cắt giảm ngân sách, ngoại trừ các khoản chi căn bản cho quân sự, an ninh và y tế. Việc này giúp giảm thuế và làm nhà nước gọn nhẹ hơn. Ông được cho là sẽ bổ nhiệm một thẩm phán tòa án tối cao có khuynh hướng bảo thủ. Tất cả những chính sách nêu trên đều khiến việc tham nhũng trở nên khó khăn hơn. Không lẽ như vậy là đe dọa pháp quyền? Không lẽ để bảo vệ cái “chủ nghĩa pháp quyền” ta phải đánh thuế cao, duy trì nhà nước cồng kềnh, và vung vãi yêu sách vào những khoản chi không cần thiết – Tất cả đều dung dưỡng tham nhũng?
Việc buộc tội Trump dựa trên thái độ ăn nói của ông, thay vì những chính sách cụ thể của ông cho thấy tác giả vừa thiếu kiến thức chính trị, vừa là một tuyên truyền viên bất chấp sự thật để đạt được mục đích.
Để tiếp tục vẽ ra lời tiên tri giật gân về ngày tận thế của pháp quyền, tác giả tiếp tục nêu ra ba sự kiện thời sự, một ở Hương Cảng, một ở Anh, một ở Philippines. Cách tác giả đưa tin về ba sự kiện này càng cho thấy anh ta vừa phản bội nguyên tắc nghiệp vụ báo chí, vừa thiếu hiểu biết về luật pháp. Thứ nhất, sao có thể lấy ba sự vụ cá biệt mà vài hôm nữa sẽ bị lãng quên không kèn không trống, để “tiên tri” về một khuynh hướng có tính phổ quát trên toàn cầu? Thứ hai, “những tờ báo dân túy của Anh” bao gồm bao nhiêu tờ báo, chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số đầu báo của nước Anh, và độc giả của mấy tờ báo này chiếm bao nhiêu phần trăm tổng dân số? Bằng cách che giấu con số cụ thể trong vụ việc trên, tác giả dễ dàng lừa phỉnh mọi người, và tạo ấn tượng sai lầm rằng cả nước Anh đang bị phe dân túy dụ dỗ vào con đường chống pháp quyền. Thứ ba, PCA là một cơ quan trọng tài để làm trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp của các bên, chứ không phải một tòa án để xử án. Vì vậy, việc Trung Quốc phủ quyết PCA chỉ có nghĩa là PCA đã thất bại trong công việc hòa giải của nó, chứ không phải Trung Quốc đang đe dọa nền pháp quyền. Sai lầm lớn của tác giả, cũng như hầu hết các nhà chống Cộng Việt Nam, là đã thiếu hiểu biết về các định chế quốc tế, như PCA, mà còn thích đem chủ đề này ra chém gió để lòe dân chúng.
Tóm lại, nội dung bài cho thấy tác giả không có chuyên môn luật và báo chí, và rất có động cơ tuyên truyền. Thêm nữa, tác giả lại thích hiệu triệu quần hùng bằng cách đưa ra lời tiên tri giật gân, nhưng vô căn cứ. Vì vật, tôi nhận xét rằng tác giả giống một thầy bói hơn là một luật gia. Còn tờ Luật Khoa thì không giống khoa luật, mà giống khoa bói toán.
Bình luận thêm vì sao BBT trang này lại nhanh chóng đưa ngay bài này lên khi Trump vừa quá bán phiếu đại cử tri. Trang Luật Khoa Tạp chí này do Trịnh Hữu Long, Phạm Thị Đoan Trang sáng lập, kiểm soát bài vở. Việc Trump với tuyên bố “thực dụng”, cho rằng Mỹ không việc gì phải làm “sen đầm” thế giới sẽ là mối nguy lớn với các nhà hoạt động zân chủ xứ Việt, bởi nguy cơ hiện hữu những khoản tiền Chính phủ Mỹ rót cho NED hay ĐSQ Mỹ hay các quỹ tài chính đầu tư “cách mạng đường phố” sẽ bị bóp nghẹt, đồng nghĩa với các tổ chức như VOICE hay hàng tá các dự án đang được nuôi dưỡng có nguy cơ “tự tử”. Hiểu được điều này sẽ thấy ngay rằng, vi sao bài viết trên đăng tải nhanh chóng và tung ra “khớp” thời điểm như thế. Hẳn giờ đây, người sầu nhất vì thất bại của Hillary Clinton lại chính là các “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền” xứ Việt Nam xa xôi này
GĐTQT