Thứ 6 ngày 13, Pháp bị khủng bố tấn công từ các phần tử IS. Cả
thế giới đập bàn tức giận vì cho rằng Paris là thành phố hòa bình, một
đất nước nhân từ, một quốc gia sản sinh ra Nhân quyền, với khẩu ngữ « Tự
do – Bình đẳng – Bác ái », những giá trị phổ quát của nền dân chủ
phương Tây. Pháp đã từng sở hữu nhiều thuộc địa trên thế giới, trong đó
có cả Việt Nam. Những năm gần đây, Pháp đã đầu tư rất nhiều tiền vào văn
hóa, để giữ gìn các di sản thời thuộc địa tại Đông Dương. Pháp đã giúp
Việt Nam rất nhiều, chúng ta cảm ơn Pháp vì điều đó. Do vậy, nhiều người
Việt vô cùng phẫn nộ khi Pháp bị khủng bố, không kém gì việc Trung Quốc
cắm dàn khoan ở Biển Đông. Với cách hành xử như vậy, có lẽ với nhiều
người, Việt Nam thật sự đã là một nước Đông Pháp. Kể ra việc đầu tư vào
văn hóa của Pháp cũng có tác dụng không nhỏ.
Những nguồn lợi từ Pháp đã khiến nhiều người Việt quên mất rằng Pháp
là một nhà nước thực dân, và đến giờ vẫn là một nhà nước Thực dân. Theo
như trang Silonafriaca cho biết : Tính tới nay, 14 nước châu Phi vẫn
phải tiếp tục trả thuế Thuộc địa cho Pháp. Thuế thuộc địa ? Thật không
thể tin được ở thế kỷ 21 vẫn còn có thứ được gọi là « Thuế thuộc địa »,
mà không thấy Liên hiệp quốc hay Tòa án quốc tế can thiệp. (Có thể đọc
thêm tại đây : http://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax/ )
Sự nổi dậy của các nước thuộc địa Pháp ở châu Phi
Như chúng ta đều biết, Pháp đã tới thiết lập chế độ thuộc địa ở châu
Phi từ khá sớm, và tất nhiên, Pháp đã xây dựng nhiều công trình xã hội
tại đây. Tuy nhiên giới tinh hoa châu Phi không hề muốn làm thuộc địa
của Pháp mãi mà họ muốn được tự do.
Vào năm 1958, Sekou Toure tại Guine đã quyết định thoát khỏi chế độ
thuộc địa của đế quốc Pháp, giới quan chức thuộc địa tại Paris vô cùng
tức giận và bộ máy lãnh đạo thuộc địa tại Guinea đã phá huỷ gần hết tất
cả mọi thứ mà quốc gia này có bằng cái lý đó là chúng tới từ những lợi
ích của chế độ thuộc địa. Ba nghìn người Pháp rời khỏi quốc gia này,
mang đi tất cả mọi tài sản của họ, phá huỷ mọi thứ có không thể di
chuyển như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, xe kéo bị đập nát,
ngựa, bò bị giết, lương thực bị đốt hoặc đổ thuốc độc. Mục đích của việc
này đó là gửi một lời đe doạ tới các quốc gia châu Phi khác, nếu họ
cũng làm tương tự như Guinea thì cái giá phải trả sẽ rất cao.
Dần dần, nỗi sợ lan tràn trong giới tinh hoa châu Phi và không có một
ai dám hành động dũng cảm như Sekou Toure, một người với tuyên ngôn
“Chúng ta thà tự do trong nghèo đói còn hơn giàu có trong nô lệ.”
Sylvanus Olympio, vị tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Togo, một quốc
gia nhỏ bé ở tây Phi, đã tìm ra cách trung hoà cho vấn đề. Ông không
muốn quốc gia của mình tiếp tục chịu sự áp bức của Pháp, do đó ông từ
chối ký vào hiệp ước tiếp tuộc làm thuộc địa do De Gaule đề nghị, mà
thay vào đó ông đồng ý trả một khoản nợ hàng năm cho cái gọi là lợi ích
mà Togo có được từ chế độ thuộc địa. Đó chính là những điều kiện duy
nhất để cho Pháp không phá huỷ quốc gia này trước khi rời đi.
Tuy nhiên, cái giá mà nước Pháp tính toán ra quá lớn (gần 40% ngân sách
quốc Togo trong năm 1963). Có thể nói, đó là bước đầu tiên dẫn đến hình
thức Thuế thuộc địa mà chúng ta đã biết ở trên.
Tình thế tài chính của vị tổng thống Togo mới lên này quả thực rất
không ổn định, cho nên để thoát ra khỏi tình trạng này, Olympio đã quyết
định ra khỏi đồng tiền chung thuộc địa Pháp FCFA, và phát hành một đồng
tiền cho chính Togo.Vào ngày 13 tháng 1 năm 1963, chỉ 3 ngày sau khi
ông ta bắt đầu in tiền, một nhóm lính được Pháp hậu thuẫn đã giết vị
tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà Togo.Tương tự như Olympio là trường
hợp của Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của nền cộng hoà Mali.
Danh sách những vị tổng thống của châu Phi bị Pháp ám sát gồm có:
David Dacko, 1-1-1966, Cộng hoà Trung Phi
Maurice Yameogo, 3-1-1966, Cộng hoà Thượng Volta
Hubert Maga, 26-11-1972, Cộng hoà Benin
Trên thực tế, trong vòng 50 năm qua, có khoảng 67 cuộc binh biến xảy ra
tại 26 quốc gia châu Phi, 16 trong đó đã từng là thuộc địa Pháp.
« Thiếu đi Châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21 »
Vào tháng 3 năm 2008, cựu tổng thống Jacques Chirac nói:
“Nếu thiếu đi châu Phi, Pháp sẽ bị tuột xuống thành nước hạng ba.”
Người tiền nhiệm của Chirac, François Mitterand đã dự đoán từ năm 1957 rằng:
“Thiếu đi châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21.”
Vào lúc này, năm 2014, khi tôi đang viết bài báo này, 14 quốc gia châu
Phi đang vẫn đang phải trả thuế thuộc địa bằng 85% dự trữ ngoại tệ cho
Pháp.
Đây là một hệ thống tồi tệ mà Liên minh Châu Âu cũng lên án, tuy nhiên
Pháp vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ hệ thống mang lại 500 tỉ đô la từ châu Phi
mỗi năm.
Truyền thông phương Tây luôn chỉ trích các nhà lãnh đạo châu Phi vì sự
quan liêu, tham nhũng, tuy nhiên chính họ cũng không thể làm nào khác
bởi sự sợ hãi bị ám sát.
Vào năm 1958, lo sợ hậu quả của việc độc lập khỏi Pháp, Leopold Sédar
Senghor đã tuyên bố: « Lựa chọn của người Senegan là độc lập; họ muốn
điều đó chỉ xảy ra khi có được tình bằng hữu với Pháp, chứ không phải là
mâu thuẫn. »
Kể từ đó, Pháp chỉ chấp nhận « độc lập trên giấy tờ » cho các thuộc địa
của nó, nhưng phải ký một « Hiệp ước hợp tác » bắt buộc, mô tả chi tiết
bản chất các mối quan hệ với Pháp, vai trò của đồng Franc, hệ thống giáo
dục của Pháp, sử dụng vũ khí, thương mại của Pháp.
11 điểm chính trong Hiệp ước Thuộc địa kể từ những năm 1950
#1. Nợ thuộc địa để trả ơn mẫu quốc
Các quốc gia mới « độc lập » phải thanh toán những chi phí xây dựng cơ
sở hạ tầng do Pháp thực hiện tại đó trong thời kỳ thuộc địa.
Tôi hiện vẫn đang tìm kiếm chi tiết về các khoản thanh toán, định giá
giá trị thuộc địa và các điều lệ mà các quốc gia châu Phi phải tuân thủ.
Tuy nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng để bóc lột tốt hơn rồi lại bắt nước
khác phải đóng thuế thuộc địa thì đó là một hành động phi nhân.
#2. Trưng dụng dự trữ quốc gia một cách tự động
Các quốc gia châu Phi cần chuyển dự trữ tiền tệ của mình tại ngân hàng
Trung tâm Pháp. Pháp đã nắm giữ dự trữ quốc gia của 14 quốc gia châu Phi
từ 1961 : Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Ivory Coast, Mali, Niger,
Senegal, Togo, Cameroon, Central African Republic, Chad,
Congo-Brazzaville, Equatorial Guinea and Gabon.
“Chính sách tiền tệ kiểm soát một hệ thống cồng kềnh và đa dạng các quốc
gia tại châu Phi lại không hề phức tạp, bởi vì trên thực tế, hệ thống
này được điều hành bởi Kho bạc Pháp, mà không màng tới chính sách tài
chính của các quốc gia châu Phi trong khối WAEMU hay CEMAC. Theo như
điều lệ chung của hiệp ước, các ngân hàng trung tâm của mỗi quốc gia
châu Phi phải để 65% dự trữ ngoại tệ trong một « tài khoản hoạt động »
tại Kho bạc Pháp, và 20% nữa để đảm bảo trách nhiệm tài chính.
Ngân hàng CFA cũng áp dụng một mức trần lên tín dụng gia hạn đối với mỗi
quốc gia thành viên 20% thu nhập công của quốc gia đó trong năm trước
đó. Mặc dù BEAC và BCEAO có thể rút tiền quá số tiền ký gửi tại Kho bạc
Pháp, việc rút gửi đều phải được sự chấp thuận của Kho bạc Pháp. Điều
này có nghĩa là Kho bạc Pháp đã đầu tư dự trữ nước ngoại của các quốc
gia châu Phi bằng chính tên của nó vào Trái phiếu Paris.
Tóm lại, hơn 80% dự trữ ngoại tệ của các quốc gia châu Phi này được ký
gửi tại các « tài khoản hoạt động » được kiểm soát bởi Kho bạc Pháp. Hai
ngân hàng CFA đều mang tên của châu Phi, tuy nhiên chúng không có các
chính sách tiền tệ riêng. Các quốc gia này bản thân họ không biết, và họ
được được cho biết Kho bạc Pháp đã giữ bao nhiêu tiền của họ.
Những đồng lãi có được bằng việc đầu tư khoản dự trữ này được cộng thẳng
vào tài khoản tuy nhiên không có một tài khoản nào được gửi về ngân
hàng hay quốc gia châu Phi khi có bất kỳ một thay đổi nào. Chỉ có một
nhóm nhỏ cấp cao trong Kho bạc Pháp mới biết trị giá của những « tài
khoản hoạt động » này. The limited group of high officials in the French
Treasury who have knowledge of the amounts in the “operations
accounts”, where these funds are invested; whether there is a profit on
these investments; are prohibited from disclosing any of this
information to the CFA banks or the central banks of the African states
.” Wrote Dr. Gary K. Busch
Người ta áng chừng Pháp đang giữ khoảng 500 tỉ đô la từ các quốc gia
châu Phi tại kho bạc của Pháp, và sẽ dùng mọi giá để chống lại bất cứ ai
để lộ thông tin thất thiệt này về quá khứ của thời đế quốc.
Pháp chỉ cho phép họ tiếp cận 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn,
họ phải vay từ chính 65% tiền của họ trong Kho bạc Pháp vởi tỉ giá
thương mại.
Khó khăn hơn, Pháp còn thiết lập mức trần lên số tiền mà các quốc gia
châu Phi cần mượn từ dự trữ. Mức trần hiện tại là 20% thu nhập công
trong năm trước đó.
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac gần đây đã nói về đồng tiền của các
quốc gia châu Phi trong các ngân hàng Pháp. Đây là một video mà ông ta
đã nói về mô hình bóc lột các quốc gia châu Phi của Pháp: « Chúng ta
phải thành thực và thừa nhận rằng một phần lớn lượng tiền từ ngân hàng
của chúng ta tới từ việc bóc lột châu Phi. »của
bạn.</div></div>
#3. Quyền từ chối đầu tiên đối với bất kỳ một tài nguyên thiên nhiên
hay tài nguyên thô được khám phá tại châu Phi. Pháp có quyền dầu tiên
mua bất kỳ một tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy tại các quốc gia
cựu thuộc địa của nó. Chỉ sau khi Pháp nói: « Tôi không cần, » thì các
quốc gia châu Phi mới được đi tìm kiếm các đối tác khác.
#4. Đấu giá công trình công được ưu tiên cho các công ty của Pháp
Trong các hợp đồng giữa chính phủ Pháp và các quốc gia châu Phi, các
công ty Pháp phải được xem xét đầu tiên, và chỉ sau khi các công ty Pháp
không muốn, chính phủ châu Phi mới được phép đi tìm các đối tác khác.
Do đó, tại nhiều quốc gia đã từng là thuộc địa của Pháp, tất cả các tài
sản kinh tế lớn đều thuộc về người Pháp sống ở đây. Tại Bờ Biển Ngà, các
công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các hệ thống cơ sở hạ tầng –
nước, điện, điện thoại, giao thông, hải cảng và các ngân hàng chính.
Tương tự đối với thương mại, xây dựng và nông nghiệp.
#5. Độc quyền cung cấp vũ khí khí tài và đào tạo sĩ quan quân đội
Bằng một hệ thống học bổng phức tạp, và các « Hiệp ước Phòng thủ » đi
kèm với Hiệp ước Thuộc địa, các quốc gia châu Phi phải gửi các sĩ quan
quân đội cấp cao cho Pháp đào tại hoặc gửi tới các cơ sở do Pháp quản
lý.
Bối cảnh hiện nay đó là Pháp đã đào tạo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn
kẻ phản bội. Họ chẳng có hại gì khi họ không được sử dụng, tuy nhiên một
khi họ được yêu cầu thực thi nhiệm vụ, họ có thể thực hiện đảo chính
hoặc bất kỳ một mục tiêu nào.
#6. Quyền can thiệp quân sự để bảo vệ lợi ích của nó
Dưới những « Hiệp định Phòng thủ » đi kèm với Hiệp ước Thuộc địa, Pháp
có quyền can thiệp quân sự lên các quốc gia châu Phi, và cũng được phép
triển khai quân đội vĩnh viễn lên các căn cứ quân sự của các quốc gia
châu Phi được quản lý bởi Pháp.
Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà cố gắng thoát ra khỏi
sự bóc lột của người Pháp, Pháp đã tổ chức một cuộc binh biến. Trong một
quá trình đá Gbagbo, xe tăng Pháp, trực thăng, đặc nhiệm đã can thiệp
thẳng vào cuộc tranh chấp, tiêu diệt nhiều dân thường.
Không dừng lại ở đó, Pháp đã áng chừng rằng cộng đồng kinh doanh Pháp đã
mất vài tỉ đô la khi vội vã rút khỏi Abidjan trong năm 2006, quân đội
Pháp đã tàn sát 65 dân thường và làm bị thương 1,200 người khác.
Sau khi Pháp thực hiện đảo chính thành công, và chuyển giao chính quyền
cho Alassane Outtara, Pháp yêu cầu chinh quyền của Ouattara trả nợ chi
phí chiến tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp bởi những gì họ đã mất
trong cuộc nội chiến.
Và thực vậy, chính quyền của Ouattara đã phải trả gấp đôi những gì Pháp nói là Pháp đã mất khi tháo chạy.
#7. Bắt buộc dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ trong nhà trường
Oui, Monsieur. Vous devez parlez français, la langue de Molière!
Một tổ chức ngôn ngữ và văn hoá nhằm khuếch trường ngôn ngữ và văn hoá
Pháp đã được thành lập với cái tên « Francophonie » với một vài tổ chức
vệ tình và thành viên được điều phối bởi Bộ Ngoại giao Pháp.
Thông qua bài báo này this article, nếu bạn chỉ nói tiếng Pháp, bạn chỉ tiếp cận được 4% tri thức và ý tưởng. Quá ít ỏi !
#8. Bắt buộc phải dùng đồng franc thuộc địa FCFA
Đó thực sự là con bò vắt ra sữa cho Pháp, nhưng đó là một hệ thống độc ác đã bị chính Liên minh Châu Âu phản đối,.
Trong thời gian trình làng đồng Euro tại Châu Âu, các quốc gia châu Âu
đã phát hiện ra hệ thống lừa đảo của Pháp. Nhiều quốc gia, trong đó có
các quốc gia vùng Scandinavi, đã thực sự bất ngờ và đề nghị Pháp chấm
dứt hệ thống đó, tuy nhiên thất bại.
#9. Bắt buộc gửi cho Pháp cân đối tài chính hằng năm và báo cáo dự trữ hàng năm
Không có báo cáo thì không có tiền.
Dù sao thì Thư ký Ngân hàng Trung tâm của các quốc gia cựu thuộc địa của
Pháp tại châu Phi, Thư ký của các cuộc gặp song phương hằng năm của Bộ
trưởng Bộ Tài chính Pháp và các đồng nhiềm tại các quốc gia cựu thuộc
địa đều được thực thi bởi Ngân hàng/Kho bạc Pháp.
#10. Tuyên bố không được liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào trừ khi được Pháp cho phép
Các quốc gia châu Phi nói chung đều có ít đồng minh quân sự. Phần đông,
các quốc gia chỉ có đồng minh quân sự với cựu thuộc địa của nó. (Kỳ cục
phải không, tuy nhiên bạn chẳng thể làm gì hơn)
Trong trường hợp của các cựu thuộc địa của Pháp, Pháp nghiêm cấm các
quốc gia này tìm kiếm đồng minh quân sự khác trừ khi được Pháp cho phép.
#11. Bắt buộc đồng minh với Pháp trong thời chiến hoặc khủng hoảng
Hơn một triệu lính châu Phi đã tham gia trong cuộc chiến chống Nazi và
Phát-xít trong chiến tranh thế giới thức II. Đóng góp của họ thường bị
bỏ qua hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên khi bạn nghĩ tới việc Đức chỉ mất 6 tháng
để đánh bại Pháp trong năm 1940, Pháp biết rằng châu Phi có thể có ích
trong cuộc chiến vì « Nước Pháp vĩ đại » trong tương lai.
Có cái gì đó bệnh bệnh trong mối quan hệ giữa Pháp và châu Phi
Đầu tiên, Pháp cực kỳ nghiện việc bóc lột châu Phi kể từ thời nô lệ. Sau
đó lại có một sự thiếu thống trầm trọng sự sáng tạo và tương tượng
trong giới tinh hoa Pháp để có thể nghĩ xa hơn quá khứ và truyền thống.
Cuối cùng, Pháp có 2 cơ quan hiện đã bị đóng băng, bị chi phối bởi những
kẻ tâm thần luôn nói về ngày tàn của Pháp nếu Pháp thay đổi, và những
kẻ này vẫn giữ tư duy của thời kỳ lãng mạn, thế kỷ 19 : họ chính là Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Ngân sách Pháp, và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.
Hai cơ quan này không chỉ là mối lo đối với châu Phi mà còn đối với chính nước Pháp
Điều này phụ thuộc vào chính người châu Phi để giải phóng họ, đừng xin
phép ai cả, bởi vì tôi vẫn không hiểu tại sao 450 lính có thể khống chế
một dân số 20 triệu người tại Bờ Biển Ngà?
Phản ứng đầu tiên của mọi người khi họ biết về thuế thuộc địa của Pháp đó là đặt câu hỏi : « Tới khi nào? »
Lấy một ví dụ lịch sử, Pháp bắt Haiti thanh toán 21 tỉ đô la (giá trị
hiện nay) từ năm 1804 cho tới năm 1947 (gần một thế kỷ rưỡi) vì những
mất mát đối với những kẻ buôn nô lệ Pháp bởi luật bãi bỏ chế độ nô
lệ abolition of slavery và giải phóng nô lệ Haitian
Các quốc gia châu Phi mới chỉ trả thuế thuộc địa khoảng 50 năm trở lại
đây, cho nên tôi nghĩ rằng chắc phải mất 1 thế kỷ nữa mới trả hết.
Nói đến đây, ai cũng hiểu nguyên do vì sao Pháp lại trở thành mục tiêu
khủng bố tàn ác như vậy. Ai đó còn luyến tiếc Việt Nam đã đánh đuổi đi
mất một nền “văn minh”, bỏ lỡ cơ hội trở thành “đồng minh” với Pháp,
sùng bái nền văn hóa Pháp thì hãy nghĩ lại. Nền văn minh đó đáng ngưỡng
mộ nhưng nó chỉ dành cho số ít “sống chết” vì quyền lợi nước Pháp mà
thôi. Ai không có bản lĩnh đó, đừng vội mơ về Paris hoa lệ.
GĐTQT