Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Tà đạo Giê Sùa: lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để hình thành “Nhà nước Mông”

Để thực hiện âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch, phản động không ngừng gieo rắc niềm tin tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều người Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị xúi giục, ép buộc, lừa mị tin theo cái gọi là đạo “Giê Sùa” với những luận điệu viển vông…

Trên thực tế, bản chất của các đối tượng này lập ra là nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, lôi kéo, tập hợp lực lượng phục vụ mưu đồ ly khai, tự trị, hình thành “Nhà nước” riêng, tách ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vậy tổ chức “Giê Sùa là gì”?

Có nguồn gốc ngoại sinh từ một người có quốc tịch Mỹ sáng lập và đưa vào Việt Nam; dựa vào Kinh thánh của Tin lành, lấy cơ sở để phát triển tổ chức “Giê Sùa”. Người sáng lập “Giê Sùa” là David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc huyện Phon Xa Vẳn Xiêng Khoảng, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hiện đang sinh sống tại Bang California, có quốc tịch Mỹ sáng lập ra.

 “Hội thánh Giê Sùa” không có giáo lý rõ ràng mà dựa vào một số câu trong Kinh thánh để tuyên truyền, cho rằng Tên Chúa Giê Su phải gọi là “Giê Sùa” và giải thích Giê Su là tên nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người. Tổ chức này đả kích, không thừa nhận các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có “Giê Sùa” mới là tôn giáo có thật, chính thống, tôn giáo của tất cả người Mông. Hội thánh “Giê Sùa” không thừa nhận A-đam và E-Va trong Kinh thánh, thay vào đó là nhân vật chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết người Mông; không tổ chức lễ Giáng sinh, Phục sinh và coi đây là trò bịp bợm, vì lợi ích của nhà cầm quyền La Mã; không bắt buộc dâng hiến 10% thu nhập; kiêng ăn hịt lọn và một số loại cá không có vảy, cua, ốc…

Đối tượng Hờ Chá Sùng.

 “Giê Sùa” chưa có giáo lý, giáo luật, hiến chương; tài liệu, kinh sách sử dụng là một số điều trong Kinh thánh (Tân ước và Cựu ước) và một số tài liệu do David Her tự soạn thảo, tán phát trên mạng Internet. 

Thường sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần, sinh hoạt với nội dung, hình thức gần giống với điểm nhóm Tin lành (hát thánh ca, chia sẻ lời Chúa, cầu nguyện). Tuy nhiên, một số nội dung giảng dạy trong kinh thánh khác với điểm nhóm Tin lành, tin vào việc Chúa tái lâm, không thừa nhận tên Chúa là Giê Su mà gọi là Giê Sùa. Bác bỏ ngày lễ trọng trong năm như lễ Noel, Lễ Phục sinh         

David Her đã thông qua mạng Internet để tán phát các video clip có nội dung tuyên truyền đạo “Giê Sùa” trên Wedsite WAVw… Trong thời gian hoạt động tại một số địa phương Tây Bắc, “Giê Sùa” đã có những hoạt động gây mất tình hình an ninh trật tự (ANTT) nơi nó du nhập vào. Các đối tượng lợi dụng, xuyên tạc một số câu trong Kinh thánh để tuvên truyền, lôi kéo người khác tin theo như “Không thừa nhận tên Chúa Giê Su như các tổ chức Tin lành khác như Giê Sùa và giải thích rõ ràng là do nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa gạt và đả kích mọi người. Trong một số bài tuyên truyền, đối tượng David Her còn cho rằng, Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng do người Mông không đoàn kết không biết bảo vệ nhau nên đất đai bị các dân tộc khác xâm chiếm, cho nên người Mông mới không có lãnh thổ, đất nước riêng, suốt đời phải đi làm thuê cho dân tộc khác.

David Her nhận mình là người đưa tin của “Chúa Giê Sùa”; “Chúa Giê Sùa” tái lâm để bảo vệ người Mông, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ở các nước vê Lào chiến đấu xây dựng “Nhà nước Mông”. Các nhóm tà đạo “Giê Sùa” trên địa bàn đã hình thành tổ chức, phân công vai trò, vị trí đối tượng trong nhóm và đang ráo riết tuyên truyên, lôi kéo người khác tin theo. Tuy nhiên, giữa các điểm nhóm bị ảnh hưởng chưa có sự liên kết, thống nhất với nhau hoạt động. Một số đối tượng lợi dụng giáo lý danh nghĩa của các hệ phái để che giấu việc tin theo tà đạo “Giê Sùa”.

“Giê Sùa” xuất hiện khoảng tầm 5 năm trở lai đây ở các địa phương vùng núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng mức độ ảnh hưởng của “Giê Sùa” khá nhanh, mức độ ảnh hưởng rộng đến đồng bào dân tộc Mông; lôi kéo người dân tin theo nhằm mục đích xây dựng nhà nước riêng, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ờ các nước về Lào chiến đấu để xây dựng “Nhà nước Mông” tại tỉnh Xiêng Khoảng. Theo con số thống kê các địa phương gửi báo cáo, hiện “Giê Sùa” hoạt động tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Mức độ lan nhanh ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số như đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, theo con số thống kê được của các địa phương có khoảng 1.297 người tin theo.

Nhận diện các thủ đoạn, phương thức thâm độc chống phá vấn đề dân tộc, tôn giáo của Việt Nam

  Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, những năm qua, tôn giáo là một trong những nội dung chiến lược được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (ANCT, TTATXH), tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong.



Qua nghiên cứu, có thể khái quát một số thủ đoạn, phương thức cơ bản mà các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo thời gian gần đây để chống phá nước ta như sau:

Một là, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, tích cực thúc đẩy liên kết hoạt động giữa các tôn giáo hòng từng bước biến tôn giáo thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng đẩy mạnh phát triển các hội đoàn tôn giáo, khuếch trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên để tập hợp quần chúng, gây áp lực với chính quyền địa phương. Chúng đã lập ra các hội, nhóm liên kết bất hợp pháp núp dưới danh nghĩa tôn giáo như “Hội đồng liên tôn Việt Nam”,“Hội đồng nhân quyền Việt Nam”, “Văn phòng Công lý-Hòa bình”... để lôi kéo, mua chuộc quần chúng, tín đồ nhằm tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động phá hoại ANCT, TTATXH ở một số địa phương. Đáng chú ý, kẻ địch triệt để đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, như: Vụ lấn chiếm đất đai trái pháp luật tại Giáo xứ Sở Kiện (Hà Nam); vụ lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai trái phép tại Giáo xứ Xuân Hòa (Bắc Ninh); vụ dòng Thiên An lấn chiếm đất rừng ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)... Thông qua đó, đòi tư hữu hóa đất đai, gây mâu thuẫn giữa các chức sắc, tín đồ với chính quyền, kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ANCT, TTATXH tại địa phương...

Hai là, chúng triệt để lợi dụng chiêu bài “tôn giáo hóa dân tộc” để thâm nhập, lôi kéo, tập hợp lực lượng là người DTTS, tiến tới hình thành tổ chức phản động trên địa bàn. Chúng thông qua các tôn giáo đã phát triển ở vùng DTTS hoặc lập ra một số hình thức "tôn giáo riêng" cho người DTTS như "Tin lành của người Mông" để thành lập “Nhà nước Mông” ở Tây Bắc; "Phật giáo Nam Tông Khmer" để thành lập “Vương quốc Chăm Pa” ở vùng DTTS Nam Trung Bộ, “Nhà nước Khmer Kampuchea Krom” ở Tây Nam Bộ... thực chất là hình thành các tổ chức phản động chống phá Nhà nước ta. Đáng chú ý, gần đây, tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) do A Đảo (Sa Thầy, Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng” đã kết nối với các đối tượng trong nước tuyên truyền, lôi kéo chức sắc, tín đồ và người dân tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Chúng móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo Tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo kỹ năng hoạt động “xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo ta trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế.  

Ba là, lợi dụng thần quyền, giáo lý, giáo luật để kích động, ép buộc đồng bào tôn giáo chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; lôi kéo, kích động tín đồ và nhân dân biểu tình, gây rối để lấy cớ can thiệp từ bên ngoài. Đó là những biểu hiện như hoạt động chỉ đạo, kích động chống đối chính sách, pháp luật, bất hợp tác với chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp tại địa phương hay công khai bày tỏ thái độ thách thức chính quyền, coi thường pháp luật, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ta, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, lật đổ chế độ...  

 

Bốn là, triệt để tác động, lôi kéo các chính khách cực đoan trong chính trường một số nước để tác động quốc hội, nghị viện các nước này thông qua các báo cáo, nghị quyết, thông cáo xuyên tạc tình hình tôn giáo, dân tộc ở trong nước, vu cáo Nhà nước vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Thông qua các cuộc hợp tác song phương, đa phương giữa Mỹ và các nước đồng minh với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội để gây sức ép với Việt Nam về dân tộc, tôn giáo, tìm cách gắn “các yêu sách về vấn đề tôn giáo, dân tộc”, “dân chủ, nhân quyền” trong quan hệ song phương, đa phương với Việt Nam; từ đó hòng tìm cách can thiệp vào nội bộ nước ta. Ở bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong ráo riết vận động Việt kiều, người nước ngoài ủng hộ kinh phí, vật chất, phương tiện rồi tìm cách đưa vào trong nước để “nuôi dưỡng, hậu thuẫn” các đối tượng trong nước hoạt động quyết liệt, tích cực hơn. Chúng còn móc nối với số cơ hội chính trị trong nước thu thập tin tức, tình hình dân tộc, tôn giáo, việc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương rồi bóp méo, xuyên tạc trên các diễn đàn, trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Không có chuyện Nhà nước không chăm lo cho đồng bào DTTS?


Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản, nhất quán trong xây dựng và thực thi chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy, trong những năm qua đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên đáng kể, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Tuy vậy, so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào các DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi phát triển còn chậm. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động ra sức rêu rao rằng, đồng bào các DTTS đang chịu bất bình đẳng dân tộc so với đồng bào đa số, cụ thể là:


Lợi dụng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa dân tộc Kinh và đồng bào DTTS và những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở một số địa phương, các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng, Đảng, Nhà nước đối xử không công bằng, chỉ chăm lo cho người Kinh mà không chăm lo cho đồng bào DTTS, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, nghèo đói (?!).
Khi Đảng, Nhà nước đầu tư các nguồn lực để xây dựng các công trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS chúng lại rêu rao rằng, việc đầu tư đó chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị tứ, thành phố với mục đích là để phục vụ người Kinh và cán bộ, công chức trong chính quyền của người Kinh chứ không phải dành cho đồng bào DTTS (?!).
Chúng còn lợi dụng những hiện tượng cục bộ do lịch sử để lại để vu cáo Đảng, Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho người Kinh cướp đất của đồng bào DTTS, do vậy, đồng bào mới thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất và mới đói nghèo (?!).
Ở các vùng DTTS, cùng với những khó khăn về điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường là những hậu quả của chế độ phong kiến, thực dân để lại đã tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa người Kinh và đồng bào DTTS. Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng để rút ngắn khoảng cách chênh lệch này. Đảng ta khẳng định: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”[1]. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng phát huy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng DTTS ngày càng được cải thiện. Tính đến tháng 6/2021, 100% huyện vùng DTTS có đường đến trung tâm huyện; 98% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã và 97,2% thôn bản có điện lưới quốc gia; 93,9% hộ gia đình được sử dụng điện; 100 % xã có trường tiểu học và trung học cơ sở; 99,7 % xã có trường mần non; 99,3%; 99,3% xã có trạm y tế; 65,8% xã và 76,7% thôn có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng[2]. Tuy vậy, để đời sống của đồng bào DTTS và kinh tế - xã hội ở vùng DTTS phát triển ngang bằng với các vùng khác đòi hỏi phải có thời gian, không thể nôn nóng được.
Những con số là bằng chứng thực tiễn phủ nhận luận điệu xuyên tạc, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc đó

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Người dân tó cáo, phơi bày bản chất lưu manh của các băng nhóm người Thượng lưu vong

 

Các nhóm FULRO lưu vong, nhóm Người Thượng Vì công lý ở Thái Lan núp danh tín ngưỡng Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng không từ thủ đoạn gì, lợi dụng bất cứ điều gì để chia rẽ đoàn kết dân tộc, bôi nhọ chính quyền "đàn áp  người Thượng" nhằm kích động đồng bào hoài nghia, bất mãn, theo chúng chống chính quyền, phục hồi thây ma Nhà nước Đề ga tự trị.

Một vú dụ điển hình, mới đây xảy ra tại đường Hà Huy Tập khiến ông Y Thim Bya không qua khỏi, hiện tại hung thủ đã bị bắt và đang tiến hành điều tra.
 
Lợi dụng vụ việc trên, một số trang báo phản động của các đối tượng lưu vong ngoài biến giới, điển hình là các trang bài liên quan đến tổ chức “người thượng vì công lý” (Montanard) đăng tải các bài viết xuyên tạc, gây chia rẽ khối đoàn kết của người Việt Nam. Chúng cho rằng ông Y Thim là một thành viên của “hội người thượng” và đã bị gi.ết bởi “sá.t thủ người Việt”. Chúng sử dụng từ ngữ cực đoan, gây khó chịu cho ngừoi đọc và gây chia rẽ sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam
 


 
Liên quan đến các bài viết trên, anh Y Yana Eban, con trai của cố nghệ sĩ Y Thim Bya đã lên tiếng đối với sự bịa đặt, xuyên tạc trên. Được biết, ông Y Thim là người có những cống hiến cực kì lớn trong việc ngăn chặn kích động b’iểu tình của các đối tượng phản động năm 2004 và góp phần gây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân của người Việt Nam ta, đó là lý do bài hát “Chúng ta chung dòng sữa mẹ” ra đời.
 
Việc sử dụng hình ảnh của ông và lợi dụng đưa tin phản động xuyên tạc về ông là VÔ NHÂN TÍNH, KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.. Qua đây, chúng ta có thể nhìn thấy rõ bản chất lươn lẹo, vô đạo đức của bè lũ phản động trốn ra nước ngoài, chúng không đóng góp được gì cho tổ quốc, cho dân tộc, đồng bào Việt Nam mà còn quay lưng với đồng bào, tìm cách phá vỡ sự vững chắc của khối đại đoàn kết của chúng ta. Lũ phản động chúng m không xứng đáng được gọi là người con của Tây Nguyên.
 
Là một người sử dụng mạng xã hội, chúng ta phải sáng suốt, đừng để các thành phần này dắt mũi mà mang trong lòng sự căm ghét chính dân tộc của mình. Cùng chia sẻ để mọi người biết được bản chất của chúng nhé!

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Cần tẩy chay và xóa bỏ các tà đạo khỏi cộng đồng các DTTS


Mường Nhé ở tỉnh Điện Biên - huyện cực Tây của Tổ quốc, giáp với hai nước láng giềng Trung Quốc và Lào. Gia Lai, Đắk Lắk, hai tỉnh của Tây Nguyên - khu vực có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh với địa hình phức tạp, là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Chính vì vậy, những địa bàn trọng điểm này luôn “nóng” lên bởi những âm mưu chống phá, hoạt động “diễn biến hòa bình,” sự kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi và thủ đoạn khoác áo tôn giáo để khuấy động “ly khai, tự trị,” phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc. Nhưng những nơi này, người dân đều đã đề cao cảnh giác, vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Ở bản Huổi Khon, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tháng 5/2011, chính quyền, lực lượng chức năng cũng như người dân địa phương đã giáo dục, giúp đỡ hàng ngàn người Mông bị lầm đường, lạc lối trở về nhà do tin theo nhóm đối tượng do Vàng A Ía cầm đầu mà tụ tập đòi ly khai, tự trị, tách Mường Nhé khỏi Tổ quốc để thành lập “Nhà nước Mông.”

Những kẻ vi phạm pháp luật trong vụ án sau đó đã bị khởi tố, xét xử. Hai năm sau, tháng 10/2012, lực lượng chức năng tiếp tục đập tan âm mưu cướp vũ khí tổ chức các hoạt động bạo loạn, gây rối tại Mường Nhé của một số đối tượng bất mãn, tiêu cực, hoạt động chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc, lôi kéo bà con dân tộc tin và theo những luận điệu hoang đường, lừa bịp. Trong cuộc chiến đấu tại mốc 10, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, một chiến sỹ Biên phòng đã anh dũng hy sinh, ba cán bộ Công an bị trọng thương…

Khoảng 6 năm trở lại đây, trước sự xâm nhập mạnh mẽ, đe dọa đến sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của một số tà đạo vào tỉnh Điện Biên, chủ yếu là vùng dân tộc Mông ở huyện Mường Nhé như “Bà Cô Dợ,” “Giê Sùa”… Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và người dân nơi đây đã tập trung đấu tranh với các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo mới này.

Công an tỉnh Điện Biên đã triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động liên lạc, tài trợ, chỉ đạo của số đối tượng cầm đầu, cốt cán ở trong và ngoài nước. Cơ quan chức năng gặp gỡ, trao đổi thông tin, đề nghị các tổ chức Tin lành hợp pháp tăng cường quản lý hoạt động tôn giáo, tham gia đấu tranh lên án, tẩy chay tà đạo "Giê Sùa," "Bà Cô Dợ" và vận động quần chúng tín đồ không tin theo lời lôi kéo của kẻ xấu; đồng thời tiếp nhận số quần chúng đã từ bỏ tà đạo vào hệ thống của hệ phái mình.

Cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang đã tăng cường xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng và đấu tranh, ngăn chặn, xóa bỏ hai tà đạo, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở. Cơ quan chức năng đã tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với dân kết hợp với chiếu phim tuyên truyền tại các bản bị ảnh hưởng.

Biện pháp chủ yếu hiện nay là vận động, tuyên truyền để người dân nhận thức rõ bản chất phản động, lừa đảo, đi ngược lại chủ trương đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước. Nhờ đó, đã vận động được 196 hộ với 1.209 người cam kết từ bỏ tà đạo “Giê Sùa” chuyển sang các hệ phái Tin Lành và 26 hộ với 132 người từ bỏ tà đạo “Bà Cô Dợ” chuyển sang các hệ phái Tin Lành.

Mới đây tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên mở phiên tòa xét xử vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" xảy ra trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; trong số 14 bị cáo, có đến 4 đối tượng cốt cán cầm đầu trong tà đạo “Giê Sùa.”

Thông tin về việc đấu tranh với tà đạo "Bà cô Dợ," "Giê Sùa," Thiếu tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho hay để giúp đồng bào hiểu rõ bản chất phản động của các loại tà đạo này, cán bộ, chiến sỹ đã thực hiện “3 bám, 4 cùng.” Nghĩa là bám địa bàn, bám dân, bám chủ trương, chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” để tuyên truyền cho dân bản bằng nhiều thứ tiếng của đồng bào. Nhiều người đã hiểu ra, tỉnh ngộ và từ bỏ tà đạo. Người dân cũng nhờ đó mà hiểu rõ nên không tin, không theo hai tà đạo "Bà cô Dợ," "Giê Sùa."


Chia sẻ về vấn đề này, ông Giàng Seo Tủa (dân tộc Mông), ở xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã khẳng định tuy có bị kẻ xấu đến truyền giáo về đạo “Giê Sùa” và đạo “Bà Cô Dợ,” nhưng do đã hiểu bản chất sai trái của các tà đạo này, ông cùng gia đình và bà con trong bản kiên quyết không nghe, không tin, không làm theo những kẻ xấu.




Tại địa bàn Tây Nguyên, việc chính quyền và lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai cùng nhân dân địa phương tập trung đấu tranh quyết liệt với tà đạo "Hà Mòn" - tổ chức đội lốt tôn giáo do bọn phản động FULRO dựng lên năm 2007, đã dần xóa bỏ tác động, ảnh hưởng của tà đạo này tại các địa bàn trọng điểm.

Hiện nay, công tác đấu tranh, xóa bỏ tà đạo “Hà Mòn” cơ bản được giải quyết, làm thất bại âm mưu, ý đồ của bọn phản động FULRO. Cơ quan chức năng đã tiến hành bắt, xử lý toàn bộ số đối tượng cầm đầu, cốt cán lẩn trốn, lánh mặt hoạt động; xóa bỏ toàn bộ các khung ngầm, điểm nhóm tà đạo “Hà Mòn” hình thành, phục hồi bên trong. Tư tưởng của quần chúng nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức rõ âm mưu phản động, lừa phỉnh của tà đạo “Hà Mòn.”

Với “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Việt Nam” - tổ chức cũng do các đối tượng Fulro lưu vong dựng lên vào năm 2017 làm vỏ bọc nhằm che dấu mưu đồ chống phá Việt Nam. Bên ngoài, tổ chức này hoạt động giống như một nhóm phái Tin lành thuần túy như hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện nhưng bên trong, chúng tuyên truyền về tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị để tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, biểu tình, bạo loạn. Mục đích cuối cùng là để thành lập Nhà nước riêng.

Tại tỉnh Đắk Lắk - cơ sở chính của tà đạo này, cơ quan chức năng đã làm việc đồng loạt với hàng chục đối tượng ở địa bàn để đấu tranh, làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật. Quá trình đấu tranh, các đối tượng đã hoàn toàn thừa nhận những vi phạm của bản thân và cũng thấy rằng đây là những việc làm vi phạm pháp luật Việt Nam và đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Theo Đại tá Đậu Văn Minh, Trưởng Phòng An ninh Đối nội, Công an tỉnh Gia Lai, để giúp đồng bào hiểu rõ bản chất phản động của các tổ chức này, thời gian qua, lực lượng công an tập trung tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tham mưu cấp ủy chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi và tín ngưỡng thuần túy, tín ngưỡng tôn giáo thuần túy của các tín đồ theo đúng quy định pháp luật. Thường xuyên tranh thủ các chức sắc tôn giáo để tuyên truyền cho bà con các tôn giáo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội, vận động họ sinh hoạt, tham gia các chi hội thánh đã được Nhà nước công nhận. Liên quan đến những trường hợp vi phạm, lực lượng Công an thường xuyên gặp gỡ, giáo dục rồi vận động để họ từ bỏ./.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Kẻ đững sau các báo cáo sach lệch xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam


Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần giám sát về tự do tôn giáo “SWT” làm cho hình ảnh tự do tôn giáo Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế bị sai lệch. “Góp công” hỗ trợ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách trên còn có hoạt động tích cực của tổ chức phản động “BPSOS” do đối tượng Nguyễn Đình Thắng cầm đầu.
 
Cần nhắc lại, tổ chức “BPSOS” là tên viết tắt của một tổ chức người Việt ở hải ngoại là “Ủy ban cứu người vượt biển”, đây là tổ chức do người Việt 100% chứ không phải của người Mỹ hay phương Tây. Để thấy được rằng ở nước ngoài một số người Việt vẫn nhận thức lệch lạc và có nhiều hành động đi ngược lợi ích của dân tộc, cõng rắn cắn gà nhà.


 
 
Theo Báo Công an nhân dân nhận định về tổ chức này: “Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa và Nguyễn Hữu Xương, nguyên giáo sư Đại học San Diego, thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, Carlifornia (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ. Năm 1990, Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958, tại TP Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ), tiếp tục điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, Thắng đã dời trụ sở của BPSOS đến bang Falls, Church, Viginia (Mỹ) và hướng lái các hoạt động chuyển sang việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá Việt Nam”.
 
Trong lĩnh vực tôn giáo, tổ chức phản động “BPSOS” đã công khai trên trang mạng rằng từ năm 2015 đến nay đã “thành công” trong hỗ trợ hơn 2.000 cộng tác viên học tập về luật pháp quốc tế, hướng dẫn những cộng tác viên này viết hơn 500 báo cáo gửi lên Liên Hợp Quốc, Quốc hội Mỹ, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ để đưa những nhận định sai lệch về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
 
Chính những báo cáo sai lệch này được phía Mỹ coi là “bằng chứng” là tiếng nói pháp lý cho thực trạng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
 
Vậy là hơn 27 triệu tín đồ ở trong nước với hơn 150.000 chức sắc, chức việc tôn giáo lẫn hình ảnh của dân tộc Việt Nam đã bị hoen ố bởi những báo cáo phi lý, trái với đạo đức của các cộng tác viên tổ chức phản động “BPSOS” này gây ra.
 
Với cái tên nghe có vẻ mỹ miều “Người Thượng Vì Công Lý” viết tắt là “MSFJ” do một số kẻ từng vi phạm pháp luật Việt Nam, trốn chạy qua Thái Lan cầm đầu như Y Quynh, Y Pher,… thật ra lại là tay sai, cánh tay nối dài của tổ chức phản động “BPSOS” tích cực tiếp tay cho “BPSOS” trong soạn thảo các báo cáo gửi các tổ chức, Chính phủ nước ngoài để từ đó trực tiếp gây những thiệt hại cho tự do tôn giáo trong nước, chỉ vì một số lợi ích cá nhân mà đánh mất tinh thần dân tộc, lợi ích của cả một quốc gia bay màu vì những báo cáo sai lệch này.
 
Qua đây, người đồng bào Tây Nguyên nói chung, huyện Cư Mgar nói riêng cần nhận thức, nhận biết rõ bản chất của tổ chức “BPSOS”, “MSFJ” để không bị mắc lừa, tin và nghe theo rồi gián tiếp tiếp tay cho cái gọi là “báo cáo tự do tôn giáo” của “BPSOS” làm hại chính bản thân, chính quê hương đất nước mình.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

Bóng ma tà đạo chống phá nhân quyền Việt Nam

 

Ẩn trong “bóng ma đen tối” của tà đạo - hiện tượng đội lốt tôn giáo cùng thông tin sai trái độc hại trên Internet, nhiều năm qua, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong, phần tử Fulro chống phá nh​​à nước đã tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc.

Tất cả các mưu đồ, hoạt động tuyên truyền, kích động chống phá nêu trên đều nhằm tới mục tiêu: Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta.Đáng chú ý, tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu đã từng xuất hiện các hoạt động lôi kéo đồng bào thành lập “nhà nước Mông” thông qua hệ phái tôn giáo trái pháp luật (tà đạo) với hình thức biến tướng, bản chất là mê tín dị đoan, hoang đường, xuyên tạc các nội dung trong kinh thánh để chống phá đất nước như: “Giê Sùa” và “Bà Cô Dợ” - đây là những loại tà đạo có nguồn gốc từ người Mông sinh sống ở Mỹ.



Theo thông tin từ cơ quan điều tra các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, vấn đề lợi dụng hiện tượng lạ đội lốt tôn giáo để tuyên truyền, thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” bắt đầu manh nha xuất hiện tại huyện Mường Nhé từ những năm 2003, 2004; sau đó lan rộng sang khu vực huyện Mường Tè trong thời gian gần đây. Cao điểm nhất là năm 2011, một số đối tượng chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, thần quyền để cầu nguyện đã tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông,” lập “vương quốc Mông.” Do ảnh hưởng của các luận điệu trên, những ngày đầu tháng 5/2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông mang theo chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “xưng vua” - lập “vương quốc Mông.”

Thực tế, tư tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong cộng đồng dân tộc Mông ở nước ngoài tuyên truyền vào địa bàn thông qua một số đối tượng cốt cán tìm cách vận động, tập hợp lực lượng trong người Mông.

Sau năm 2011, mặc dù lực lượng chức năng các tỉnh đã đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu; tích cực gặp gỡ, vận động, củng cố địa bàn, song những hoạt động lôi kéo thành lập cái gọi là “nhà nước Mông” vẫn chưa được giải quyết triệt để và có biểu hiện diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2020, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được Chúa giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) để bàn bạc, thống nhất... Sau đó, gần 400 người đã tụ tập tại địa danh Ao Rồng thuộc địa bàn xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, Lai Châu) để thực hiện “Lễ công bố thành lập nhà nước Mông.”

Để thực hiện mưu đồ trên, các đối tượng tung ra những luận điệu tuyên truyền mang tính chất hoang đường, lợi dụng mê tín dị đoan như: “Sắp có họa lớn” hay “sắp đến ngày tận thế” để lôi kéo, mị dân, làm cho đồng bào vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, thoát kiếp nghèo khó.

Ngoài ra, để dễ tạo niềm tin, các đối tượng chống phá đã triệt để lợi dụng tôn giáo, thông qua việc tuyên truyền “Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ.” Hầu hết người dân tham gia các hoạt động có màu sắc tôn giáo kiểu tà đạo đều tin một cách mê muội vào chúa trời và tin rằng mọi thứ trên đời đều do chúa sắp đặt.

Cứ thế, “virus” tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ như “nấm mốc” đã lan vào nhiều khu vực cộng đồng người Mông sinh sống; tạo ra tư tưởng lệch lạc nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; phủ nhận những chủ trương, chính sách chăm lo cho đời sống đồng bào mà Đảng và Nhà nước đang kiên trì, quyết tâm thực hiện nhiều năm qua.

Thông tin từ cơ quan điều tra cho thấy chỉ riêng các hoạt động lôi kéo bởi tà đạo “Bà Cô Dợ” do Vừ Thị Dợ (người Mông, đang sinh sống tại Mỹ) tự lập ra, trong nhiều năm, thông qua hệ thống ngân hàng, đối tượng này cùng “cộng sự” ở Mỹ đã hơn 20 lần gửi tiền, với tổng số tiền trên 600 triệu đồng cho những đối tượng cầm đầu ở huyện Mường Nhé để tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia.

Bị huyễn hoặc bởi “dòng tiền đen” cùng những lời hứa hẹn về một tương lai sẽ có cuộc sống no đủ, thậm chí “không làm thì cũng có ăn” từ các đối tượng phản động, nhiều người Mông đã tin nghe, hoặc vì lợi ích vật chất trước mắt mà làm theo.

Song, thực tế các hoạt động trên chỉ nhằm hướng đến mục đích chống phá, bởi sự thật hiện hữu là “ngày tận thế” không đến, trời đất không sụp đổ, cũng chẳng có “ông vua” hay “đấng cứu thế” nào là người Mông có quyền năng để đưa người dân tới nơi được gọi là “miền đất hứa” như những lời lừa phỉnh huyễn hoặc.

Thay vào đó, rất nhiều đối tượng cầm đầu thực hiện âm mưu, thủ đoạn, ảo vọng thành lập “nhà nước Mông” đã bị bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Và, sự thật cũng chỉ có công an, bộ đội, cán bộ chính quyền, đoàn thể đến giúp đỡ đồng bào về nhà bằng tất cả trách nhiệm, sự sẻ chia. Đó là minh chứng vạch trần luận điệu xuyên tạc, chống phá của các đối tượng phản động.

Chính Sùng Vả Lình (một trong số hàng trăm người từng tham gia hoạt động lập “nhà nước Mông”) ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè - trong cuộc trải lòng với phóng viên cũng đã khẳng định quá khứ lầm lỗi của mình và các thành viên trong gia đình, là do bị các đối tượng xấu lôi kéo theo tà đạo; bị huyễn hoặc bởi đồng tiền cũng như những hứa hẹn sẽ mang lại một tương lai “không làm cũng có ăn.”

“Đến lúc bị bắt, được các cán bộ giải thích, tôi đã hiểu thực tế là không thể có ‘nhà nước Mông.’ Việc tham gia hoạt động trên chỉ là nhằm làm mất hình ảnh đất nước, làm cho gia đình và người dân thêm khổ hơn thôi!” Sùng Vả Lình chia sẻ.

Trước đó, tà đạo “Hà Mòn” hay còn gọi là “Đạo Gyin” cũng đã xuất hiện tại khu vực tỉnh Kon Tum từ cuối năm 1999, sau đó lan sang các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - do Y Gyin (sinh năm 1942, người dân tộc Ba Na Rơn gao, trú ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) tự dựng lên một câu chuyện để lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin.

Đó là việc Y Gyin đã trông thấy Đức mẹ Maria hiện ra chói lọi trên nóc nhà, Đức mẹ đã lựa chọn Y Gyin để phán truyền xứ điệp cho loài người rằng: Trái Đất này sẽ có ngày tận thế, ai tâm niệm theo Đức mẹ thì linh hồn sẽ được lên thiên đường, còn không sẽ bị xuống địa ngục với muôn vàn đau đớn vì quỷ quái hành hạ. Từ câu chuyện bịa đặt đó, Y Gyin cùng một số phần tử Fulro đã tung ra các luận điệu sai trái, bịa đặt hết sức phản động nhằm lôi kéo, kích động giáo dân Công giáo từ bỏ đạo chính thống của mình, từ bỏ nhà thờ để đi theo tà đạo của chúng.

Nguy hiểm hơn, các phần tử Fulro đã lợi dụng tà đạo Hà Mòn để tập hợp lực lượng, gây mất ổn định về an ninh ở một số địa bàn, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Thực tế, “Hà Mòn” là một tổ chức hoạt động phi pháp, tà đạo, lợi dụng ảnh hưởng của tôn giáo để lôi kéo người dân chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân, đi ngược lại với chính sách, pháp luật của Nhà nước, trái với tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực như thúc đẩy sự phát triển xã hội, những tác động tiêu cực của hàng loạt thông tin sai trái, độc hại trên Internet cũng đang gia tăng phức tạp.

Trên thực tế, lợi dụng chính sách khuyến khích người dân tham gia “không gian mở” trên Internet để khai thác, chia sẻ thông tin, hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng không gian mạng đăng, phát nội dung không được phép, các thông tin độc hại, sai sự thật để tiến hành các hoạt động chống phá.

Đơn cử như vụ việc thành lập “nhà nước Mông” nêu trên, Thượng tá Lù Văn Hoàn, Trưởng Công an huyện Mường Tè cho biết mưu đồ thành lập “nhà nước Mông” xuất phát từ những biểu hiện của tà đạo “Bà Cô Dợ” do Vừ Thị Dợ lập ra.

Theo đó, để thực hiện mưu đồ trên, Vừ Thị Dợ đã lợi dụng quyền tự do Internet, không gian mạng để đăng tải, tán phát nhiều đoạn video clip tuyên truyền trên mạng xã hội Youtube.com, để lôi kéo mọi người tin theo nhằm lập nhà nước riêng của người Mông. Thậm chí, một số đối tượng cầm đầu, cốt cán theo tà đạo “Bà Cô Dợ” ở Mỹ còn sử dụng ứng dụng Zoom - tạo phòng họp trực tuyến để tuyên truyền.

Do bị ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền, ngoài các đối tượng đã trực tiếp liên hệ và xem các video của đối tượng Vừ Thị Dợ quay phát trực tiếp, tạo phòng Zoom trên mạng vào ban đêm, qua theo dõi phòng Zoom nói trên, cơ quan an ninh đã phát hiện mỗi buổi có khoảng hơn 100 người Mông ở một số nước tham gia, trong đó có Mỹ, Pháp, Lào và các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk…

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), tin tức giả mạo xuất phát từ hoạt động của các tà đạo không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Đáng chú ý, theo ông Dũng, các hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng Internet, tập trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Trong các vụ án được cơ quan chức năng triệt phá thời gian qua, có thể thấy phương thức hoạt động của các hội nhóm phản động hết sức tinh vi nên lôi kéo được khá đông số đối tượng tham gia. Số cầm đầu phản động lưu vong ở nước ngoài đã móc nối với số phần tử phản động trong nước thông qua các phần mềm mang tính bảo mật cao để liên lạc, phân công, giao nhiệm vụ, nhận sự chỉ đạo và kinh phí để tổ chức các hoạt động chống đối. Các hình thức hội họp, đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đều được thực hiện qua các phần mềm này.

Cùng với đó là thành lập hội nhóm “kín” hoạt động công khai trên các mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Cứ hội nhóm này bị các lực lượng chức năng đấu tranh, phá rã thì hàng chục hội nhóm “kín” khác trên không gian mạng tiếp tục được thành lập, tạo thành một mạng lưới làm nhiễu loạn thông tin trong cộng đồng mạng. Thành phần tham gia các hội nhóm “kín” phần lớn là đối tượng chống đối mới, tư tưởng lệch lạc hoặc đang có những vấn đề bất mãn xã hội.

Bên cạnh đó, thông qua không gian mạng, các hội nhóm phản động đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng, phương thức tập hợp lực lượng tham gia chống phá qua các bài viết được đăng tải trên các mạng xã hội và thực địa ở một số địa phương... Từ đó, chúng tiêm nhiễm vào người dân các tư tưởng chống đối cực đoan; thực hiện các hoạt động phá hoại, bạo loạn, khủng bố nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ ta./.

 

Cảnh báo về lớp học nhân quyền giả hiệu của BPSOS

 

Để lôi kéo, phát triển lực lượng chống phá Việt Nam trong đồng bào dân tộc Tây Nguyên, được sự tài trợ từ các dự án của NED, Nguyễn Đình Thắng huy động đám tay chân như A Ga, Y Quynh... lôi kéo người DTTS theo học các lớp nhân quyền với danh nghĩa đấu tranh cho quyền dân tộc của người Thượng. Thông qua các lớp học nhân quyền giả hiệu, các đối tượng tập hợp tín đồ trong nước, liên kết với số đối tượng phản động người Việt lưu vong để mưu đồ ly khai, tự trị.
 

 
 
Hoạt động với mục đích ôn hòa, đầu tiên tôn giáo và thứ 2 quyền người bản địa thì có thể độc lập - đây là một phần đoạn hội thoại trong lớp tập huấn trực tuyến có vỏ bọc là rao giảng về nhân quyền, pháp luật của nhóm "Người Thượng vì Công lý" tổ chức. Nhóm này do Y Quynh - phần tử Fulro lưu vong đang ở Thái Lần cầm đầu.
 
Cùng tham gia tổ chức tập huấn với nhóm của Y Quynh có tổ chức "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên", có gốc gác từ Hội thánh Tin lành đấng Christ ở Mỹ, do Y Hin Niê, phần tử Fulro ly khai đang lưu vong ở nước ngoài cầm đầu. Với vỏ bọc sinh hoạt tôn giáo, thông qua các lớp học nhân quyền giả hiệu này, các đối tượng tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước, liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong để mưu đồ ly khai, tự trị.
 
Các lớp tập huấn xã hội dân sự chỉ là chiêu trò mà nhóm "Người Thượng vì Công lý" của Y Quynh và "Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên" của A Ga câu kết với Nguyễn Đình Thắng của Ủy ban Cứu trợ người vượt biển lập nên.
 
Thượng tá Trương Hồng Quý - Trưởng phòng An ninh Nội địa, Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Ba nhóm đối tượng này kết hợp với nhau để tổ chức rất nhiều cuộc hội luận tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách dân tộc tôn giáo của nhà nước Việt Nam để làm thành các bản báo cáo vu cáo Việt Nam. Tạo dựng được một lực lượng để sau này từng bước công khai hóa hoạt động và đối trọng với chính quyền theo như chiến lược của chúng vạch ra nhằm thay đổi chế độ Việt Nam".
 
Tôn giáo là để giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp. Còn lấy vỏ bọc tôn giáo để hướng dẫn tín đồ đối phó với chính quyền, kêu gọi biểu tình, lập tôn giáo riêng, lập Nhà nước riêng, làm ảnh hưởng tới quốc gia, dân tộc, và quyền của những người khác. Đó là hành vi cần phải ngăn chặn.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Đừng trở thành nạn nhân của đám phản động người Thượng và Nguyễn Đình Thắng ở Thái Lan

Năm trước đây, ở huyện Chư Sê, có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số vì sự thiếu hiểu biết, tin theo lời của FULRO lưu vong ở Mỹ, Thái Lan nên đã tìm đường trốn sang Thái Lan để tìm “Miền đất hứa” theo những lời rủ rê ngon ngọt của những người dẫn đường, nhưng kết quả nhận được không như mong đợi, kể cả những mất mát, khổ cực to lớn cho bản thân và những người thân, bạn bè.
 

 
 
Nhiều người ở Gia Lai sau khi trốn sang Thái Lan không được đi nước thứ 3 định cư, không có việc làm, lười lao động đã tìm cách dụ dỗ dân làng vượt biên sang Thái Lan để lấy tiền tiêu xài. Họ lợi dụng cuộc sống nhiều người dân còn khó khăn, không có việc làm hoặc lười biếng làm ăn nhưng muốn có cuộc sống khá giả... nên đã dùng Facebook, Youtube khoe khoang về cuộc sống sung sướng, không lao động vất vả vẫn có tiền tiêu xài...; ở Thái Lan luôn được quốc tế giúp đỡ, lo ăn uống hàng ngày, người dân tộc chỉ cần sang Thái Lan là được đi Mỹ, đi Canada sống, làm việc lâu dài.
 
Thế nhưng, khi trốn sang đến Thái Lan, mọi người mới vỡ lẽ mọi chuyện không phải như họ nghĩ. Để trốn sang được Thái Lan, những người bên ngoài bắt chuẩn bị và lấy tiền 20 - 30 triệu đồng/người. Người dân sau khi đến Thái Lan lại phải đi tìm nhà trọ để ở, tìm kiếm việc làm (chủ yếu đi làm phụ hồ, bốc vác thuê để kiếm sống qua ngày). Cuộc sống ở Thái Lan khó khăn do không có việc làm ổn định mỗi tuần chỉ có 2 đến 3 ngày là có việc làm; không có giấy tờ hợp pháp nên nhiều người ra ngoài đi làm bị Cảnh sát Thái Lan bắt, giam giữ nếu không có tiền chuộc; không biết tiếng nói, khi đau ốm không có tiền để chữa trị, nhiều người muốn quay về cũng không có tiền để về vì khi đi đã bán hết các tài sản có giá trị trong gia đình. 
 
Đã có nhiều người trốn sang Thái Lan đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình vì ốm đau, bệnh tật không được chưa trị kịp thời. Nhiều trường hợp nhận ra bản chất lừa đảo của các đối tượng đã tự nguyện quay về, được chính quyền địa phương quan tâm thăm hỏi, tạo điều kiện ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
 
Dưới đây là 02 trường hợp trong số trường hợp người DTTS trên địa bàn huyện trốn sang Thái Lan: 
 
- Tháng 3/2022, cái chết tại Thái Lan của R'Ô HWan, sinh năm 1975, trú tại làng Dek, xã H'Bông, Chư Sê sẽ là lời cảnh tỉnh cho những giấc mơ của người vượt biên tại Thái Lan và những ai đang có ý định vượt biên. Khi đang ở Thái Lan, R'Ô Hwan mắc Covid-19, nhưng do không có giấy tờ hợp pháp, không được tiêm vắc xin, không có tiền để chữa trị, cuối cùng phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, hiện thân xác còn để lại nơi đất khách quê người.
 
- Tháng 8/2022, chị Siu Huin, sinh năm 1983, trú tại thôn Tốt Biớch, TT.Chư Sê, nghe theo lời tuyên truyền, xúi giục của đối tượng Rmah Bun (quê xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, hiện đang ở Thái Lan), đã cùng với 03 con nhỏ của mình trốn sang Thái Lan. Tại đây, chị không dám ra khỏi nhà vì sợ bị cảnh sát Thái Lan kiểm tra, bắt giữ vì không có giấy tờ hợp pháp, các con nhỏ thường xuyên ốm đau do thay đổi khí hậu nhưng không có tiền để chữa trị, không được đi học; cuộc sống chủ yếu nhờ vào việc từ thiện của nhà chùa…Chị vô cùng hối hận khi đã tin lời của các đối tượng tuyên truyền trốn qua Thái Lan. Chính quyền địa phương đã liên lạc, vận động chị tự nguyện về Việt Nam. Sau khi về lại Việt Nam, được chính quyền thị trấn Chư Sê ân cần hỏi thăm, giúp đỡ ổn định cuộc sống, chị Huin vô cùng vui mừng, cam kết chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, tuyệt đối không bao giờ nghe lời tuyên truyền của các đối tượng bên ngoài nữa.
 
Hiện nay lợi dụng việc chương trình nhập cư mới của Chính phủ Mỹ, đám Nguyễn Đình Thắng và tay chân của băng đảng lừa đảo này ở Thái Lan đang ra sức lòe bịp, phỉnh lừa đồng bào trốn sang Thái Lan để chúng xin cho tỵ nạn, đồng nghĩa với việc vừa mất tiền để chúng chạy cho xuất tỵ nạn, vừa bị chúng khống chế thành công cụ chống phá đất nước cho chúng lợi dụng vì mục đích chính trị đen tối.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

RFA và chiêu trò cổ suy cho tà đạo Dương Văn Mình

Việc RFA liên tục có những bài viết xuyên tạc về bản chất của “tà đạo Dương Văn Mình”. Không khó để nhận ra âm mưu ý đồ của nhà đài này đang hướng đến là vu cáo Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo.
Trong một bài viết được đăng tải ngày 28/1, RFA cho rằng: “Giới nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước xem Đạo Dương Văn Mình là một hiện tượng tôn giáo mới có nhiều đặc tính của người dân tộc H’mong và kêu gọi nhà nước phải khoan dung với cái mới, cái lạ nếu nó không làm hại bất cứ ai. Luât Quốc tế không cho phép nhà nước đơn phương quyết định rằng niềm tin nào là phù hợp với người dân. Chúng tôi đang vận động quốc tế chú ý đến hiện tượng đàn áp tôn giáo và sắc tộc thiểu số này với hy vọng rằng chính quyền Việt Nam phải ngưng vi phạm chính luật pháp của mình và những cam kết với quốc tế.”
RFA âm mưu vu cáo tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam Để hiểu cho đúng vấn đề này, cần phải nắm rõ được bản chất của “tà đạo Dương Văn Mình”. Theo thông tin chính thức từ phía các cơ quan chức năng, “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” ngày từ khi thành lập đã lợi dụng vấn đề tín ngưỡng tôn giáo để tuyên truyền nhằm tập hợp quần chúng, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông với ý đồ ly khai, tự trị, lập “Nhà nước Mông” do Dương Văn Mình đứng đầu. Tổ chức này núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, móc nối, liên hệ, tìm kiếm, hỗ trợ, hậu thuẫn của một số cá nhân, tổ chức phản động; tổ chức quốc tế thiếu thiện cảm với Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo; tuyên truyền luận điệu “Dương Văn Mình sẽ làm Chúa, Vua của người Mông”. Trước sự can thiệp của chính quyền nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, số đối tượng cốt cán, quá khích kích động, xúi giục người dân tập trung đông người chống đối chính quyền bằng cách ngăn cấm không cho con, em đi học, không nhận hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo, lôi kéo khiếu kiện, tái dựng “nhà đòn”; không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp... Đồng thời các đối tượng thu, truyền tải qua mạng xã hội và cung cấp cho cá nhân, tổ chức bên ngoài để kêu gọi sự can thiệp, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Âm mưu chính trị của “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” do Dương Văn Mình và số đối tượng cốt cán có lẽ đã quá rõ ràng, tuy nhiên các đối tượng vẫn cố tình hoạt động trái pháp luật bằng cách lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với đó là kêu gọi các tổ chức nước ngoài can thiệp, gây sức ép và vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo. Với việc Dương Văn Mình chết do bệnh tật hồi cuối năm 2021, có lẽ các đối tượng cộng với số đài báo hải ngoại đang đẩy nhanh hoạt động để tái thiết lại tổ chức, tiếp tục thần thánh hóa tổ chức và duy trì hoạt động trái pháp luật. Sự lên tiếng của đài RFA và các tổ chức hải ngoại chỉ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ và vu cáo, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam mà thôi. Theo chúng tôi, đây là lúc cần thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng để dập tắt âm mưu chính trị đen tối của các đối tượng cầm đầu tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình./.

Từ những nhận thức sai lầm khi tin theo “Tin lành Đêga”...

 


“Tin lành Đêga” không phải là con đường đúng đắn để đi theo Chúa - đó là những lời tâm sự của anh Siu Anhoai (Ama Plai), sinh năm 1968, trú tại làng Sur A, xã Ia Ko, huyện Chư Sê khi nói về “Tin lành Đêga”. Nhận ra điều đó, anh và gia đình đã từ bỏ “Tin lành Đêga”, quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy tại điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam) làng Sur A.

 
 
Từ những nhận thức sai lầm khi tin theo “Tin lành Đêga”...
 
Năm 2001, nghe theo lời tuyên truyền, xúi giục của các đối tượng FULRO bên ngoài và số đối tượng cầm đầu trên địa bàn xã Ia Ko như: Siu Kaih, Kpuih Phe, Siu Bóp..., Siu Anhoai đã tham gia nhóm họp theo “TLĐG”, được các đối tượng giao giữ chức vụ Chấp sự trưởng “Tin lành Đêga” làng Sur A. Sau đó, Anhoai đã tích cực tuyên truyền, lôi kéo nhiều người trong làng Sur A theo “Tin lành Đêga”; tham gia nuôi giấu các đối tượng cầm đầu FULRO trốn rừng hoạt động; tuyên truyền người dân chuẩn bị để tổ chức biểu tình để thành lập “Nhà nước Đêga”... Những ngày đó, bà con nhân dân trong làng không yên tâm làm ăn kinh tế mà chỉ nghe theo các đối tượng bên ngoài, chờ đợi đến ngày “Nhà nước Đêga” thành công, sẽ có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Sau khi các đối tượng cầm đầu bị xử lý, bản thân anh Anhoai cũng đã phải trả giá cho những hành vi vi phạm của mình bằng 02 năm học tập tại cơ sở giáo dục tại Phú Yên.
 
Đến nhận thức đúng về Đức tin
 
Sau khi về địa phương, được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, bà con dân làng và cán bộ Công an huyện phụ trách địa bàn đã thường xuyên gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, anh Siu Anhoai đã nhận thức được các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các đối tượng FULRO bên ngoài và các đối tượng trên địa bàn và đã từ bỏ hoạt động, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Hiện gia đình có gần 800 cây cà phê, 04 sào lúa nước, 08 con bò, 02 ha cao su kinh doanh, xây được ngôi nhà mới khang trang, cuộc sống ổn định, con cái được học hành.
 
Đến tháng 7/2021, anh Siu Anhoai đã tham gia sinh hoạt tại điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam) làng Sur A, thuộc Chi hội Plei Tung, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh. Đến năm 2022, anh được bà con tín đồ sinh hoạt tại điểm nhóm tín nhiệm bầu vào Ban chấp sự của điểm nhóm, giữ chức vụ thủ quỹ. Anh tâm sự: “Sau thời gian dài suy ngẫm và được cán bộ tuyên truyền, giáo dục, mình đã nhận ra “Tin lành Đêga” không phải là con đường đúng đắn để đi theo Chúa, Chúa không nói anh em mình đi theo con đường đó, “Tin lành Đêga” là do các đối tượng dựng lên để chống phá Nhà nước, chia rẽ đoàn kết dân tộc mà thôi. Từ đó, mình đã quyết tâm thay đổi, bản thân đã tham gia và vận động được 06 người là anh em, họ hàng trước đây theo “Tin lành Đêga" tham gia sinh hoạt tại điểm nhóm làng Sur A”.
 
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp Siu Anhoai, anh Rmah Ayen - Trưởng điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam) làng Sur A cho biết: “Anh Anhoai hiện đang tham gia sinh hoạt tại điểm nhóm làng Sur A, là tín đồ tham gia rất tích cực tại điểm nhóm. Khi anh Anhoai xin tham gia sinh hoạt tại điểm nhóm, các thành viên Ban chấp sự của điểm nhóm và mục sư quản nhiệm Chi hội Plei Tung rất ủng hộ và giúp đỡ để anh Anhoai sớm hòa nhập với tín đồ trong điểm nhóm. Đến nay, anh Anhoai đã được tín đồ tín nhiệm bầu vào Ban chấp sự, làm thủ quỹ của điểm nhóm. Không những anh Anhoai mà tất cả mọi người có nhu cầu, nguyện vọng thì cũng đều được quan tâm, tạo điều kiện để tham gia sinh hoạt”.
“Lúc đầu mới tham gia sinh hoạt tại điểm nhóm, bản thân mình cũng còn mắc cỡ, ngại ngùng do đã lớn tuổi, không biết cách cầu nguyện, đọc kinh thánh nhưng dần dần, được mục sư và anh em trong điểm nhóm nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, bây giờ thì quen rồi. Mình mong rằng những người anh em, họ hàng, dân làng mình sẽ nhận ra việc đi theo “Tin lành Đêga” là sai trái và quay về con đường đúng đắn” - Anh Anhoai tâm sự.
 
Thời gian qua, nhiều trường hợp người DTTS trên địa bàn huyện trước đây tin và nghe theo bọn phản động FULRO, tham gia nhóm họp “Tin lành Đêga”, sau khi được chính quyền tuyên truyền, giáo dục đã nhận ra sai lầm và quay về tham gia sinh hoạt theo các tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Các chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn huyện luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để bà con tham gia sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo, thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định pháp luật./.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Vỡ mộng nơi đất Thái

Những năm qua đời sống của người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng ổn định và có nhiều mặt phát triển. Bên cạnh những hộ gia đình có ý thức vươn lên thoát nghèo, chăm lo phát triển kinh tế gia đình để ngày càng có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn vẫn còn đó những hộ gia đình không có tinh thần vượt khó lười lao động, nợ nần nhiều sa vào tiêu cực, bất mãn xã hội bị số đối tượng xấu bên ngoài lôi kéo, dụ dỗ vượt biên sang Campuchia, Thái Lan... “ ảo vọng” có cuộc sống sung sướng không cần làm vẫn ăn. Gia đình anh Y Cer Êban ( Ama Sâm) ở buôn Kđrô 2, xã Cư Né, huyện Krông do khó khăn, nợ nần trở thành nạn nhận của số đối tượng ở Thái Lan lừa đảo thông qua số đối tượng dẫn đường vượt biên để trục lợi “ăn chia” số tiền mà các nạn nhân chi trả. 
 
Trong năm 2019, vợ của Ama Sâm là H’ Diam Niê (Amí Sâm) bị một số đối tượng tuyên truyền, dụ dỗ vượt biên sang Thái Lan với nội dụng “vượt biên sang Thái Lan sẽ được khám bệnh miễn phí, không phải lo ăn ở”, do chồng đang bị bệnh không có tiền chữa trị nên H’ Diam đã tin và nghe theo lời dụ dỗ này. Tháng 5/2019, lấy lý do đi khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh, cả gia đình Y Cer Êban gồm 5 người đã đưa 30 triệu đồng cho kẻ xấu để vượt biên sang Thái Lan,hậu quả là để lại cho bố mẹ vợ một số nợ là 120 triệu đồng đến nay chưa trả hết được.
 

 
 
Khi tới Thái Lan, gia đình Y Cer mới thấy cuộc sống ở đây khó khăn như thế nào, hoàn toàn không giống như lời số đối tượng đã dụ dỗ lôi kéo, bị người dẫn đường bỏ rơi ở đất Thái Lan, gia đình Y Cer phải sống dưới gầm cầu, sau đó được hướng dẫn thuê trọ, sống cuộc sống chui lủi, khó khăn, sống tạm bợ qua ngày bằng những bao gạo của một số tổ chức từ thiện ở Thái Lan, hai vợ chồng Y Cer phải đi làm thuê các công việc như: quét rác, phụ hồ, rửa chén thuê, nhặt phế liệu, ve chai... với số tiềnít ỏi để nuôi sống cả gia đình đồng thời cũng phải trốn tránh Cảnh sát Thái Lan để không bị bắt vào trại IDC. Sau khi trải qua muôn vàn khó khăn ở đất khách quê người, Y Cer đã bàn bạc với vợ,dành dụm một số tiền để kiếm đường về lại Việt Nam. Sau khi ở Thái Lan 3,5 năm Y Cer tìm đường day đưa lậu người qua biên giới Thái Lan- Campuchia, Campuchia- Việt Nam để về đoàn tụ với gia đình và người thân tại Đắk Lắk.
 
Sau khi trở về địa phương, Y Cer đã được chính quyền địa phương thăm hỏi và tạo điều kiện hỗ trợ vật chất để sớm hoà nhập với cộng đồng, đồng thời động viên nhờ chính quyền tìm cách đưa 4 vợ con của Y Cer sớm quay về hồi hương, đoàn tụ.
 
Qua đây người dân cần cảnh giác trước những lời dụ dỗ của số đối tượng xấu ở bên ngoài lừa tiền vượt biên để tránh hậu quả như gia đình Y Cer Êban- coi đây là bài học cảnh tỉnh trước những “ ảo tưởng ” hão huyền.