Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017
Mong manh quyền xuất nhập cảnh?
Luật Khoa tạp chí được xem là nơi dành cho những cây viết chuyên về
luật do Trịnh Hữu Long, Đoan Trang đều là nhân viên của Trịnh Hội –
VOICE điều hành. Ngày 1/11/2017, trang này đăng tải bài viết “Mong manh quyền xuất nhập cảnh” của Luật sư Đặng Đình Mạnh có một số thứ cần làm bàn.
Trong bài viết, Luật sư Mạnh đã liệt kê ba trường hợp của bà Dương Thị Hằng Nga, ông Lê Thanh Liêm và ông Phan Châu Thành với cáo buộc tới chính quyền đó là họ bị tước quyền xuất nhập cảnh trái phép. Ông Mạnh cho rằng quyền xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đang quá mong manh.
Có thể nói, hàng ngày có tới hàng trăm ngàn người Việt đang nhập cảnh và quá cảnh tại các cửa khẩu mà không gặp rắc rối gì. Chỉ mới một vài trường hợp bị tước quyền xuất nhập cảnh ông Mạnh đã cho rằng quyền công dân này trở nên mong manh thì thật đáng “lo ngại” cho năng lực đánh giá tình hình của Luật sư Mạnh. Cần phải lạm bàn xem khả năng hiểu hệ thống luật pháp của ông có vấn đề gì không.
Luật sư Mạnh cho rằng khi quyền xuất nhập cảnh của công dân đã được Hiến pháp thừa nhận và đảm bảo, thì Nghị định 136/200/NDD-CP của Chính phủ và Thông tư 21/2011/TT-BCA của Bộ Công an là sai trái vì dám ngang nhiên có thẩm quyền tương đương với Hiến pháp. Thiết nghĩ Luật sư Mạnh phải hiểu một điều rất đơn giản rằng Hiến pháp quy định ở mức chung nhất, và các bộ luật, đạo luật, thông tư của Chính phủ, Bộ và các ban ngành dựa vào đó để kiến nghị các dự luật. Không phải chỉ ở Việt Nam, các cơ quan hành pháp lại đưa ra các các bộ luật can thiệp cụ thể vào các quy định của Hiến pháp. Ở hầu hết các quốc gia, cả phát triển và không phát triển, bộ máy hành pháp luôn đóng vai trò kiến nghị dự luật để Quốc hội xem xét và thông qua.
Và khi xem xét kỹ điều 23 của Hiến pháp, đối chiếu với Nghị định 136/2007/NĐ-CP và Thông tư 21/2011/TT-BCA, chúng ta không hề nhận ra nghịch lý nào như Luật sư Đặng Đình Mạnh đã trình bày.
Điều 23 của Hiến pháp ghi rõ:
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Tức là công dân có quyền tự do đi lại, xuất nhập cảnh, nhưng phải chú ý rằng việc thực hiện các quyền này phải tuân thủ pháp luật. Tức là công dân phải tuân thủ các Nghị định của Chính phủ, cũng như các Thông tư của Bộ Công an, bởi đây chính là cơ quan thực hiện trực tiếp quyền công dân được quy định tại Hiến pháp.
Điều 21 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP đã ghi rõ:
Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng Bộ Công an đã cố tình không thông báo cho các thân chủ của ông ta nhằm tránh tối đa các thiệt hại tinh thần cũng như vật chất. Liệu Luật sư Đặng Đình Mạnh có thể đưa ra được chứng cớ xác thực rằng Bộ Công an đã không tìm cách liên hệ và thông báo cho thân chủ của ông?
Khoản 3, điều 6, mục 1, chương 2 của Thông tư 21/2011/TT-BCA đã ghi rõ:
Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (kể cả khi gia hạn và giải tỏa các quyết định này) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó biết, trừ trường hợp vì lý do cần giữ bí mật cho công tác điều tra tội phạm hoặc lý do an ninh.
Như vậy, không rõ thân chủ của Luật sư Đặng Đình Mạnh đang vướng phải chuyên án điều tra như thế nào. Nếu cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cho thân chủ của Luật sư Mạnh không được xuất nhập cảnh mà không có giải thích hợp lý cho việc không gửi thông báo bằng văn bản cho thân chủ của Luật sư thì Luật sư Mạnh hoàn toàn có thể giúp thân chủ mình khởi kiện chính cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thân chủ của Luật sư Mạnh không được xuất nhập cảnh. Luật sư Mạnh có thể hoàn toàn tuân thủ pháp luật để đòi lại công bằng, chính nghĩa cho các thân chủ của mình. Đó phải chăng chính là lý do mà Luật sư Mạnh lựa chọn để theo đuổi nghề luật sư hay sao?
Với một bài viết thể hiện trình độ học luật yếu kém của Luật sư Đặng Đình Mạnh và quá trình biên tập qua loa, thiếu trách nhiệm của Luật Khoa, độc giả không khỏi thắc mắc liệu Luật Khoa tạp chí có thật sự hoạt động vì tinh thần thượng tôn pháp luật, đóng góp để xây dựng một nền tảng pháp luật công bằng, văn minh để giúp đỡ những người bị hàm oan? Hay Luật Khoa tạp chí chỉ cần thấy bài viết nào chỉ trích chính quyền, chỉ trích nhà nước Việt Nam là sẽ đăng tải mà không cần xem xét kỹ tới chất lượng nội dung của bài viết? Qua bài viết này, độc giả không khỏi phải đặt lại nghi vấn về động cơ thực sự của Luật Khoa tạp chí.
GĐTQT
Trong bài viết, Luật sư Mạnh đã liệt kê ba trường hợp của bà Dương Thị Hằng Nga, ông Lê Thanh Liêm và ông Phan Châu Thành với cáo buộc tới chính quyền đó là họ bị tước quyền xuất nhập cảnh trái phép. Ông Mạnh cho rằng quyền xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đang quá mong manh.
Có thể nói, hàng ngày có tới hàng trăm ngàn người Việt đang nhập cảnh và quá cảnh tại các cửa khẩu mà không gặp rắc rối gì. Chỉ mới một vài trường hợp bị tước quyền xuất nhập cảnh ông Mạnh đã cho rằng quyền công dân này trở nên mong manh thì thật đáng “lo ngại” cho năng lực đánh giá tình hình của Luật sư Mạnh. Cần phải lạm bàn xem khả năng hiểu hệ thống luật pháp của ông có vấn đề gì không.
Luật sư Mạnh cho rằng khi quyền xuất nhập cảnh của công dân đã được Hiến pháp thừa nhận và đảm bảo, thì Nghị định 136/200/NDD-CP của Chính phủ và Thông tư 21/2011/TT-BCA của Bộ Công an là sai trái vì dám ngang nhiên có thẩm quyền tương đương với Hiến pháp. Thiết nghĩ Luật sư Mạnh phải hiểu một điều rất đơn giản rằng Hiến pháp quy định ở mức chung nhất, và các bộ luật, đạo luật, thông tư của Chính phủ, Bộ và các ban ngành dựa vào đó để kiến nghị các dự luật. Không phải chỉ ở Việt Nam, các cơ quan hành pháp lại đưa ra các các bộ luật can thiệp cụ thể vào các quy định của Hiến pháp. Ở hầu hết các quốc gia, cả phát triển và không phát triển, bộ máy hành pháp luôn đóng vai trò kiến nghị dự luật để Quốc hội xem xét và thông qua.
Và khi xem xét kỹ điều 23 của Hiến pháp, đối chiếu với Nghị định 136/2007/NĐ-CP và Thông tư 21/2011/TT-BCA, chúng ta không hề nhận ra nghịch lý nào như Luật sư Đặng Đình Mạnh đã trình bày.
Điều 23 của Hiến pháp ghi rõ:
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Tức là công dân có quyền tự do đi lại, xuất nhập cảnh, nhưng phải chú ý rằng việc thực hiện các quyền này phải tuân thủ pháp luật. Tức là công dân phải tuân thủ các Nghị định của Chính phủ, cũng như các Thông tư của Bộ Công an, bởi đây chính là cơ quan thực hiện trực tiếp quyền công dân được quy định tại Hiến pháp.
Điều 21 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP đã ghi rõ:
Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng Bộ Công an đã cố tình không thông báo cho các thân chủ của ông ta nhằm tránh tối đa các thiệt hại tinh thần cũng như vật chất. Liệu Luật sư Đặng Đình Mạnh có thể đưa ra được chứng cớ xác thực rằng Bộ Công an đã không tìm cách liên hệ và thông báo cho thân chủ của ông?
Khoản 3, điều 6, mục 1, chương 2 của Thông tư 21/2011/TT-BCA đã ghi rõ:
Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (kể cả khi gia hạn và giải tỏa các quyết định này) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó biết, trừ trường hợp vì lý do cần giữ bí mật cho công tác điều tra tội phạm hoặc lý do an ninh.
Như vậy, không rõ thân chủ của Luật sư Đặng Đình Mạnh đang vướng phải chuyên án điều tra như thế nào. Nếu cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cho thân chủ của Luật sư Mạnh không được xuất nhập cảnh mà không có giải thích hợp lý cho việc không gửi thông báo bằng văn bản cho thân chủ của Luật sư thì Luật sư Mạnh hoàn toàn có thể giúp thân chủ mình khởi kiện chính cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thân chủ của Luật sư Mạnh không được xuất nhập cảnh. Luật sư Mạnh có thể hoàn toàn tuân thủ pháp luật để đòi lại công bằng, chính nghĩa cho các thân chủ của mình. Đó phải chăng chính là lý do mà Luật sư Mạnh lựa chọn để theo đuổi nghề luật sư hay sao?
Với một bài viết thể hiện trình độ học luật yếu kém của Luật sư Đặng Đình Mạnh và quá trình biên tập qua loa, thiếu trách nhiệm của Luật Khoa, độc giả không khỏi thắc mắc liệu Luật Khoa tạp chí có thật sự hoạt động vì tinh thần thượng tôn pháp luật, đóng góp để xây dựng một nền tảng pháp luật công bằng, văn minh để giúp đỡ những người bị hàm oan? Hay Luật Khoa tạp chí chỉ cần thấy bài viết nào chỉ trích chính quyền, chỉ trích nhà nước Việt Nam là sẽ đăng tải mà không cần xem xét kỹ tới chất lượng nội dung của bài viết? Qua bài viết này, độc giả không khỏi phải đặt lại nghi vấn về động cơ thực sự của Luật Khoa tạp chí.
GĐTQT
Cơ chế UPR – có tốt thật như nó đang được tung hô?
Mới đây, trang web Luật Khoa tạp chí đã đăng tải một bài viết có tựa đề "Cơ chế kiểm điểm nhân quyền UPR của LHQ là dành cho mỗi chúng ta". Trong bài viết này, Luật Khoa đã giới thiệu tóm lược về cơ chế UPR và tán dương nó lên tận trời xanh.
Thứ nhất, cơ chế UPR chỉ là một chiêu bài của
Hoa Kỳ để sử dụng nhân quyền như một chính sách ngoại giao nhằm can
thiệp vào tình hình chính trị của các quốc gia không cùng phe. Tổng
thống đảng Dân chủ Jimmy Carter quyết định chính thức đưa nhân quyền vào
chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ khi ông đắc cử năm 1976. Kể từ đây, cứ
mỗi lần một tổng thống đảng Dân chủ đắc cử thì Hoa Kỳ lại đổ một khối
lượng tiền khổng lồ vào hoạt động nhân quyền, tiếp tay vô tội vạ cho
nhiều tổ chức hoạt động không thật sự vì sự phát triển của đời sống
người dân, chưa kể nhiều hội nhóm khủng bố, hoạt động chính trị ngầm
nhưng vẫn trá hình hoạt động nhân quyền để xin tiền từ chính quyền Mỹ.
Thứ
hai, các quốc gia tham gia khuyến nghị chẳng thực sự có thông tin về
quốc gia được khuyến nghị nhưng vẫn cứ đưa ra yêu cầu một cách hình
thức. Để thực sự đưa ra được lời khuyên cho một quốc gia để quốc gia đó
trở nên tốt hơn, bạn cần thực sự tìm hiểu đời sống của người dân, nghiên
cứu điều kiện thực tiễn hàng năm trời mới có thể đưa ra được khuyến
nghị nhằm cải cách quốc gia đó. Tuy nhiên, chẳng có quốc gia nào làm
được như vậy. Các quốc gia đó nếu không rơi vào trường hợp đạo đức giả
như Hoa Kỳ, chỉ xem UPR như một cơ hội để bảo vệ cho các quân cờ chính
trị của mình đang hoạt động tại Việt Nam, thì lại rơi vào trường hợp lố
bịch khi đưa ra các khuyến nghị tầm thường, vô thưởng vô phạt như hãy
xem xét việc thúc đẩy tự do báo chí, hoặc hãy xem xét tham gia công ước
của LHQ...Nực cười là có gần 200 quốc gia thành viên của LHQ nhưng có
tới hơn 100 khuyến nghị kiểu vô thưởng vô phạt như vậy. Có quốc gia
khuyến nghị kiểu rải thảm vì họ rất tự hào về một thành tích họ có được
nên nước nào họ cũng khuyến nghị nên làm giống như vậy. Phải chăng UPR
sắp trở thành nơi tự sướng của mỗi quốc gia thành viên, và xa rời mục
đích ban đầu là thúc đẩy đời sống của người dân trên toàn thế giới.
Thứ
ba, Luật Khoa đưa ra một loạt các ví dụ về những vụ bắt giữ và xét xử
vi phạm nhân quyền như Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và
gây khó dễ cho nhiều luật sư khác...để minh chứng cho sự cần thiết của
cơ chế UPR. Thế nhưng Luật Khoa lại quên mất một điều đơn giản đó là các
luật sư kể trên bị bắt, xét xử hoặc gây rối đều tuân thủ đúng và đầy đủ
luật pháp Việt Nam hiện hành. Hiến Chương LHQ là do LHQ đưa ra, có giá
trị tham khảo và Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác sẽ áp dụng trong
điều kiện phù hợp. Nếu trông chờ vào UPR để giúp đỡ các luật sư kể trên
thì quả thật đây không phải là phương án khả thi. Bốn hoặc 5 năm Việt
Nam mới phải kiểm điểm tại LQH một lần, không lẽ các luật sư trên phải
chờ tới các kỳ UPR mà Việt Nam kiểm điểm mới được can thiệp. Thiết nghĩ
Luật Khoa nên đưa ra các phương án giúp đỡ các luật sư hiệu quả và thiết
thực hơn.
Thứ tư, nếu LHQ
thực sự muốn UPR trở thành một cơ hội dành cho tất cả mọi người, cho
phép họ được yêu cấu sự giúp đỡ, thì LHQ nên dừng tài trợ tiền cho các
NGO đang hoạt động về nhân quyền hiện nay, bởi các NGO sẽ chỉ dùng số
tiền đó để tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ, tuyển quân nhằm phát
triển lực lượng. Nhưng có lẽ điều này mới chính là mục đích thực sự của
LHQ, vốn bị chi phối bởi tài chính của Hoa Kỳ. UPR không có gì hơn là
một sân khấu khôi hài để Hoa Kỳ can thiệp tình hình chính trị của các
quốc gia khác phe bằng ngoại giao mà thôi. Và Luật Khoa, một lần nữa lại
chứng minh nó cũng chỉ là một công cụ tay sai không đắc lực của Hoa Kỳ
khi có một bài viết kém cỏi về UPR như vậy.
GĐTQT
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017
Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017
Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)