Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Bấu víu vào cụ Phan để làm chính biến – Một thứ phong trào ký sinh

Bấu víu vào cụ Phan để làm chính biến – Một thứ phong trào ký sinh 
 
Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ 20, thế nhưng sang đầu thế kỷ 21, cái tên của ông được nhắc đi nhắc lại như một tấm bình phong cho phong trào dân chủ ở Việt Nam với khẩu hiệu khá quen thuộc “nhân quyền”, “dân quyền”, “khai dân trí”… Để dựng lên một thần tượng thu hút quần chúng, việc chọn cụ Phan đáng kính cho thấy rõ mưu đồ tạo vỏ bọc mà chính quyền và người dân khó có thể lên án, nhằm thúc đẩy một mô hình dân chủ cải lương hay còn gọi thẳng ra là ngụy dân chủ. Cách thức này không khác mấy phong trào chống dự án Bauxite của nhóm ông Huệ Chi cũng núp dưới ủng hộ ý kiến của tướng Võ Nguyên Giáp để thúc đẩy hình thành phong trào đối lập vậy. Đi đầu trong phong trào ngụy dân chủ này là các trí thức thuộc Viện IDS cũ.
Qũy Phan Chu Trinh là bước đi đầu tiên của chiến lược này. Qũy được bảo trợ bởi nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, là người cháu cụ Phan. Qũy này hỗ trợ học thuật chỉ là vỏ bọc, trên thực tế chủ yếu làm 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là tạo biểu tượng Phan Chu Trinh gắn liền với công cuộc “khai dân trí” (thực chất thúc đẩy đi theo mô hình dân chủ phương Tây). Mục đích thứ hai là hợp lý hóa ngân sách để nuôi một đội ngũ trí thức chống đối chính quyền. Nếu nhìn lại danh sách các trí thức được giải của Qũy Phan Chu Trinh, ta sẽ thấy rằng họ đều công khai hoặc ngầm ẩn tỏ thái độ bất bình với chính quyền. Qũy Phan Chu Trinh còn hỗ trợ các nhóm “chém gió” trẻ tuổi tổ chức các sự kiện tại VUSTA 53 Nguyễn Du do ông Chu Hảo dìu dắt để truyền bá tư tưởng chống đối, mạo nhận là tinh thần Phan Chu Trinh.
Khi đã tập hợp được một lượng trí thức chống đối đông đảo, không thật sự giỏi chuyên môn nhưng rất giỏi chém gió, một loạt những hoạt động ồn ào khác được dấy lên. Nào là sự ra đời của Diễn đàn Xã hội Dân sự, nào là Ban vận động Văn đoàn độc lập, hết góp ý Hiến pháp không dựa trên cơ sở lý luận khoa học, lại vận động bầu cử phi pháp, rồi lại đến xuất bản sách ngoài luồng… Những trí thức này không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để kêu gọi một đám đông gắn mác “nhân sỹ trí thức” (không ít chẳng có tí chữ nghĩa nào cũng như chưa bao giờ hành nghề liên quan đến trí thức) để gây sức ép với chính quyền, ép chính quyền phải thực hiện các yêu sách của họ, ép chính quyền cho họ ngang nhiên nhận tiền của các thế lực chính trị nước ngoài. Họ tự thành lập một “thinktank”, nhưng “thinktank” này không đặt quyền lợi quốc gia làm trọng mà chủ yếu dùng để chống đối chính quyền, và quan trọng hơn, dễ dàng thu hút các nguồn đầu tư của nước ngoài cho họ nhiều hơn.
Một trường đại học tư nhân có tên là Phan Chu Trinh đã được dựng lên ở Quảng Nam, ngay giữa trung tâm Hội An – một vị trí đắc địa. Thế nhưng sau nhiều năm, trường này vẫn lẹt đẹt không thể phát triển, không tuyển được học viên, dù đã cố đánh bóng bằng một chương trình tự nhận là “giáo dục khai phóng” dẫn đến phải đóng cửa. Thay vào đó, một cái tên mới được dựng lên, nghe rất oách “Viện Phan Chu Trinh”.
Viện Phan Chu Trinh một lần nữa được bảo trợ bởi bà Nguyễn Thị Bình, nên đã được không ít báo chí chính thống ca ngợi, và ngay lập tức đã nhận được dự án với nguồn tiền không nhỏ. Thế nhưng, thực chất, Việt Phan Chu Trinh chỉ là một sự hợp lý hóa những hoạt động của Diễn đàn Xã hội dân sự, Ban vận động Văn đoàn độc lập…, và sâu xa hơn là một sự lột xác của Viện IDS với cái tên dễ nhớ, dễ gọi, dễ gây thiện cảm hơn. Đằng sau tất cả những điều ấy là một mưu đồ làm chính biến của những trí thức nửa vời mà Quang A, Nguyên Ngọc là tiên phong, còn Chu Hảo ở trong màn trướng chỉ huy.
Mượn danh người đã khuất để làm chính trị, núp bóng những lãnh đạo Đảng là con cháu cụ Phan đã nghỉ hưu, đây quả thực là một thứ chính trị ký sinh. Tức là sao? Tức là tự bản thân nó không sống được, phải tạo vỏ bọc, không danh chính ngôn thuận, không dám thể hiện đúng “bản chất” của mình. Bản chất của những người núp bóng cụ Phan không hề thực tâm khai dân trí, không mang lại nhân quyền, dân quyền, họ chỉ muốn biến người dân thành công cụ cho mưu đồ đen tối.
GĐTQT

Viện Phan Chu Trinh – rượu cũ bình mới?

Viện Phan Chu Trinh được thành lập và được quảng bá rầm rộ. Các thành viên chủ  chốt của Viện tận dụng mọi mối quan hệ chính thống và phi chính thống của mình để quảng bá cho Viện. Ông GS Chu Hảo vốn dĩ rất ít khi làm diễn giả chính trong các talk show (hầu như chỉ làm MC), giờ cũng phải “đăng đàn thuyết pháp”. Điều này cho thấy, Viện Phan Chu Trinh đang rất nỗ lực để tạo được chỗ đứng trong cộng đồng dân chủ. Thế nhưng, nếu xem xét đường đi nước bước của nhóm người Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Nguyên Ngọc và các nhân sĩ trí thức liên quan thì thấy rằng mọi sự không đơn giản và đầy lý tưởng như cái tên gọi và tuyên ngôn khai dân trí của Viện.

vien-phan-chau-trinh Tin hay không tin tranh cãi quạn viện Phan Chu Trinh, Hoangthinhatle
Nếu các bạn chú ý, sẽ thấy rằng Viện Phan Chu Trinh được dựng dậy từ cái xác chết của trường Đại học Phan Chu Trinh. Trường Đại học Phan Chu Trinh do Nguyên Ngọc làm hiệu trưởng, Chu Hảo làm hiệu phó đã thất bại thảm hại vì lượng sinh viên quá ít, chương trình học không thực tế và gặp nhiều vấn đề về tài chính dù đã bỏ không ít công sức đi ngửa tay xin tiền các bên. Trường Đại học Phan Chu Trinh đã đóng cửa, thay vào đó hóa thân thành Viện Phan Chu Trinh để tiết kiệm tài chính và các nguồn lực nhân sự, lại vẫn được tiếng tốt là tổ chức học thuật. Quảng bá Viện Phan Chu Trinh chẳng qua chỉ để xóa đi cái sự kiện đau lòng đối với Nguyên Ngọc và Chu Hảo, đó là ngôi trường đã bị đóng cửa.  Thế là, thay vì thông cáo về sự đóng cửa của trường, họ lại đẩy mạnh truyền thông về sự ra đời của Viện.

Thế nhưng, không chỉ dừng ở đó, Viện Phan Chu Trinh đang cố gắng tích hợp hoạt động của Qũy Phan Chu Trinh và Viện IDS. Qũy Phan Chu Trinh là một quỹ trao giải cho các sách hay được xuất bản hàng năm liên quan đến chủ đề nghiên cứu học thuật. Thế nhưng, quỹ này đa phần không trao hay khuyến khích các nghiên cứu học thuật có tính khoa học mà chỉ trao cho các nghiên cứu học thuật mang tính chính trị (có thể là bản thân công trình hoặc tác giả). Thông qua việc trao giải thưởng này, quỹ đã tác động đến giới học thuật, lái hướng nghiên cứu sang phục vụ các mục đích chính trị mà nhóm nhân sĩ trí thức này đề ra. Trước đó, viện IDS do bà Nguyễn Thị Bình hỗ trợ thành lập mà đại diện là TS Nguyễn Quang A cũng đã thất bại. Viện IDS được thành lập để tập hợp các trí thức bất đồng với chính quyền, viết bài trên báo chí và Internet để tạo dư luận nhằm thúc ép chính quyền theo những yêu sách họ đưa ra. Mang tiếng là một Viện nghiên cứu khoa học tự do nhưng Viện này chưa cung cấp được cho bạn đọc bất cứ một nghiên cứu hay một bài viết mang tính khoa học nào. (Yêu cầu của một bài viết khoa học là phải có chứng cứ chính xác và lập luận vững chắc dựa trên chứng cứ).

Viện IDS bị giải thể do cách thức hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam về mặt pháp lý tổ chức. Không đồng tình với việc giải thể này, các nhân sĩ trí thức viện đã năm lần bảy lượt lên tiếng. Sau đó, nhóm nhân sĩ trí thức này đã cùng nhau cổ vũ Bauxite Việt Nam, thành lập Qũy Phan Chu Trinh để kêu gọi tiền tài trợ, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc nhưng thực ra là để gây hỗn loạn, thành lập Diễn đàn Xã hội dân sự, thành lập Văn đoàn độc lập… và đến giờ là thành lập Viện Phan Chu Trinh. Vẫn là những con người ấy, tư tưởng ấy, cách thức hoạt động ấy mà sân nào cũng đá một tí, cứ mỗi lần thất bại lại “ve sầu thoát xác”, đội lên cái lốt mới với cái tên gọi mỹ miều hơn. Cách hoạt động này, ta có thể gói gọn trong mấy chữ của cổ nhân xưa: “Bình mới rượu cũ”.

Chính bởi cứ rót rượu từ hết bình này đến bình kia, nên xem ra rượu của các nhân sĩ trí thức này có lẽ đã có phần… nhạt. Dân tình không còn “mắt chữ a mồm chữ o” tán thưởng sự ra đời của Viện như những lần trước nữa. Thậm chí có phần thờ ơ. Không những giới trí thức ít quan tâm mà giới đấu tranh dân chủ còn có vẻ khinh rẻ. Có lẽ, Viện Phan Chu Trinh cũng sớm ngày đóng cửa mà thôi.
GĐTQT

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Tin hay không tin- Tranh cãi xoay quanh viện Phan Chu Trinh

Tin hay không tin- Tranh cãi xoay quanh viện Phan Chu Trinh

Viện Phan Chu Trinh vừa được thành lập ngày 7/2/2017 thì ngay lập tức Phạm Chí Dũng – quản trị của Hội nhà báo độc lập đã lên tiếng phê phán và được VOA đăng tải công khai ngày 22/2 với tiêu đề ‘Viện Phan Chu Trinh’ có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh.  Ngay lập tức, Bùi Minh Quốc – một “nhân sĩ trí thức” có nhiều bài đăng tải trên các trang như Bauxite Việt Nam, Văn Việt… đã vội lên tiếng bênh vực “Viện Phan Châu Trinh, Nguyên Ngọc, tôi tin“. Thông qua cuộc tranh cãi này, ta có thể thấy không chỉ có phe dân chủ vô học đang đánh nhau mà cả dân chủ có học cũng đang thanh trừng nhau.

Phạm Chí Dũng đã không tiếc lời buộc tội Việt Phan Chu Trinh là tay sai của chính quyền bằng các lập luận như sau:

“Cũng có một số dư luận cho rằng thành phần lãnh đạo của Viện Phan Chu Trinh gồm khá nhiều cựu quan chức. Có thể, việc các cựu quan chức tham gia vào tổ chức dân sự là quyền của họ và nên xem là điều tự nhiên. Nhưng cung cách tham gia này lại có nét nào đó khá tương đồng với cơ chế “hết quan lập hội” của nhiều quan chức nhà nước mà từ lâu chính báo chí nhà nước đã phải mỉa mai, và gần đây chính giới quan chức cao cấp đương chức đã phải tìm cách hạn chế ngân sách cấp cho những “hội đoàn quan chức về hưu” như thế.

Trong khi một số gương mặt của ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh có thể tiêu biểu cho khuynh hướng “phản biện trung thành”, thì lại không có được khuôn mặt phản biện độc lập nào. Ngay cả một ít nhân vật mang tính phản biện trong tổ chức Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam cũng không thấy có mặt trong ban lãnh đạo và thành phần điều hành của Viện Phan Chu Trinh.”

Hay:
“Một câu hỏi đặt ra là tại sao Viện Phan Chu Trinh mới ra đời nhưng đã có ngay 4 công trình nghiên cứu mà có thể nhận ngân sách nhà nước, trong khi nhiều hội đoàn nhà nước đang bị cắt giảm đến 50% hoặc hơn từ ngân sách hàng năm?
Với việc nhận ngân sách nhà nước để nghiên cứu, một câu hỏi khác được đặt ra là về bản chất, Viện Phan Chu Trinh là một tổ chức xã hội dân sự độc lập hay là một hội đoàn mới của chính quyền và trực thuộc… tỉnh ủy Quảng Nam?”

Và đi đến kết luận rằng:
“Lại một câu hỏi không thể không phòng hờ: Liệu có một chủ trương của chính quyền để Viện Phan Chu Trinh trở thành nơi thu hút những người nhà dân chủ nửa vời và vẫn nằm nguyên trong quỹ đạo “đổi mới không đổi màu” của đảng?”

Cách lập luận của Phạm Chí Dũng để công kích Viện Phan Chu Trinh và các nhân sĩ trí thức này khá giống với cách Osin Huy Đức bị hạ bệ bởi đám đông đấu tranh vì lập luận rằng Osin Huy Đức là gián điệp cài hàng của Trung Quốc. Phạm Chí Dũng là quản trị của Hội nhà báo Độc lập, một tổ chức cũng tập hợp khá nhiều các cây viết chống chính quyền, nhận tiền trực tiếp của Công giáo và Việt Tân trong nhiều phi vụ. Dù được đầu tư rất nhiều nhưng Hội nhà báo độc lập vẫn không thể nào chiếm được vị thế của Ban vận động Văn đoàn độc lập. Và sự việc Viện Phan Chu Trinh được thành lập đã trở thành cái cớ để Phạm Chí Dũng thanh trừng đối thủ lúc nào cũng diễu võ dương oai này.
Đáp lại Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc – một nhà văn tiêu biểu cho kiểu của các nhân sĩ trí thức của Viện Phan Chu Trinh cũng hô hào ầm ĩ. Trong quá trình hô hào này, Bùi Minh Quốc cũng bốc phét không ít về thực trạng của các nhân sĩ trí thức thuộc Viện Phan Chu Trinh.

Ông Bùi Minh Quốc viết như sau về chức năng của Viện Phan Chu Trinh:
“Mọi người đều biết, trong chế độ chuyên chính vô sản độc tài toàn trị không có khoa học xã  hội đích thực, chỉ có cái gọi là khoa học xã hội phục vụ chính trị. Sự thật thê thảm này đã được thẳng thắn phơi bày từ chính ủy viên trung ương Đảng (CSVN) chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội lúc đương nhiệm Nguyễn Khánh Toàn (tên ông hiện được đặt cho một đường phố lớn ở Hà Nội); ông nói, đại ý  : Khoa học xã hội của chúng ta bấy lâu chỉ làm nhiệm vụ chứng minh cho đường lối và chính sách đã có là đúng chứ không làm được công việc mà đáng lẽ nó phải làm là xác lập căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối và chính sách.

Vì vậy, những ai muốn làm khoa học xã hội đích thực  tất phải đương đầu với những trở lực ghê ghớm, thậm chí phải đối mặt với hiểm nguy.

Nhưng tôi tin, dù trở lực to lớn nhường nào, gian nan nguy hiểm nhường nào, Nguyên Ngọc với sự dũng cảm và khôn khéo mà tôi biết, cùng với các đồng sự của anh sẽ từng bước vững vàng thực hiện ngoạn mục nhiệm vụ ấy.”

Ông Bùi Minh Quốc cho rằng Viện Phan Chu Trinh là tổ chức làm khoa học xã hội đích thực, không có động cơ chính trị. Điều này mâu thuẫn với triết lý Phan Chu Trinh mà ông Nguyên Ngọc đã khẳng định:

“Viện Phan Châu Trinh ra đời, đúng như tên gọi của nó, nhằm góp phần phát huy di sản tinh thần to lớn của nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong phát triển của đất nước ngày nay. Hơn một trăm năm trước, trong tình thế cực kỳ hiểm nghèo và trăn trở tìm đường cứu nước, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đã nhận ra rằng mối họa lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ không chỉ là mất độc lập, mà còn nguy cấp hơn nhiều, là lạc hậu nặng nề về văn hóa và văn minh so với đối thủ mới của mình và với thế giới, bởi chính lạc hậu là nguyên nhân khiến nước ta mất độc lập, dân ta lâm vào vòng nô lệ thảm khốc.Từ đó, ông thống thiết nói : “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, đó là ‘CHI BẰNG HỌC!’”. Ông chủ trương một cuộc khai dân trí rộng lớn và căn bản trong điều kiện toàn cầu hóa mà ông cũng là người đầu tiên nhận ra. Nhà nghiên cứu Lê Thị Hiền Minh chỉ ra rằng đó chính là chương trình nhằm “trang bị cho những người yếu thế [tức cho nhân dân ta] các phương tiện để bước vào một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc ViệtNam lên con đường hiện đại hóa”. Có như vậy thì độc lập được giành lại, dù bằng cách nào, mới thật sự có ý nghĩa và mới có thể bền vững. Chúng tôi nghĩ cần hiểu, dù chỉ vắn tắt nhất, về điều được gọi là “Triết học Phan Châu Trinh” như vậy, để thấy rằng ngày nay ta đã có được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh khốc liệt và anh hùng, song nhận thức sáng rõ và mạnh mẽ của vị tiền bối anh minh của chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, những nan đề sinh tử ông từng sáng suốt phát hiện và báo động cho dân tộc vẫn còn nguyên tính thời sự, thậm chí theo cách nào đó càng nóng bỏng cấp thiết hơn. Chúng tôi muốn được thưa rằng Viện Phan Châu Trinh được thành lập hôm nay chính là trên và vì ý hướng đó.”

Tư tưởng Phan Chu Trinh không nhắc đến chuyện nghiên cứu khoa học, và ngay cả bài phát biểu của Nguyên Ngọc cũng không nhắc đến “khoa học”. Mục đích của viện Phan Chu Trinh là để “khai dân trí rộng lớn”, nếu đúng như Nguyên Ngọc nói là phát huy tinh thần của Phan Chu Trinh. Những tư tưởng Phan Chu Trinh kêu gọi là dân chủ và nhân quyền. Như vậy, có thể hiểu trắng ra là Viện Phan Chu Trinh được thành lập để phổ biến và tuyên truyền tư tưởng dân chủ và nhân quyền. Thế nhưng, dân chủ là như thế nào, nhân quyền là như thế nào thì đến nay các học giả trên thế giới vẫn còn tranh cãi rất nhiều. Tuyên truyền và phổ biến kiểu “khai dân trí rộng lớn” là một việc làm đi ngược lại với khoa học – vốn là một công việc đòi hỏi các chứng cớ, khảo sát, phương pháp luận…v…v… Nếu kết hợp giữa khoa học và tuyên truyền khai dân trí thì Viện Phan Chu Trinh trở thành một tổ chức hoàn toàn là phản khoa học và đi theo lối chính trị hóa nghiên cứu. Thế nên, lập luận của ông Bùi Minh Quốc về sứ mệnh làm khoa học chân chính của Viện Phan Chu Trinh là hoàn toàn không có cơ sở. Và điều đó khiến cho toàn bộ những chém gió của Bùi Minh Quốc về nghiên cứu khoa học xã hội trong bài của ông ta thành một loạt những lập luận đao to búa lớn mà sáo rỗng.

Dưới bài viết này, Bùi Minh Quốc có đính kèm thêm bài viết của Phạm Chí Dũng như một lời đối đáp với Phạm Chí Dũng, thế nhưng bản thân ông ta không trả lời được những nghi vấn được đặt ra. Thế nên, người không tin thì vẫn sẽ tiếp tục không tin, người tin do gắn bó lợi ích thì vẫn cứ tiếp tục tin.

Những tranh cãi xoay quanh Viện Phan Chu Trinh cho thấy một sự phân hóa đang diễn ra trong nội bộ giới đấu tranh dân chủ có học. Họ bắt đầu tranh chấp nhau cái nhãn mác “khai dân trí” và “phản biện xã hội”. Những tranh luận này cho thấy những lập luận về dân chủ của họ không hề được hiện thực hóa ngay trong chính cộng đồng của họ. Thế nên, luận điệu dân chủ chỉ là cái vỏ cho lòng tham quyền, tham danh, tham tiền ở những kẻ thích nói chữ này mà thôi.

GĐTQT