Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Chân dung 3 tổ chức gắn mác nhân quyền để bảo kê cho thành phần chống phá Việt Nam

 

Mới đây VOA tung tin: “Ba tổ chức kêu gọi bảo vệ các nhà báo Việt Nam trước cuộc tổng xét UPR 2024” nhằm rêu rao, công kích, xuyên tạc sự thật để bôi nhọ pháp luật và nhân quyền tại Việt Nam trên mạng xã hội. Theo đó VOA cố tình lèo lái dư luận rằng: “Ba tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights vừa gửi báo cáo chung lên Liên Hợp Quốc, viết rằng các nhà báo ở Việt Nam “đang phải đối mặt với các mối đe dọa và ngược đãi trên diện rộng, và thường xuyên bị câu lưu hoặc bị bỏ tù vì đưa tin và viết bình luận…

Báo cáo của ba tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ nhằm chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát 2024 (UPR), đồng thời kêu gọi bảo vệ các nhà báo ở Việt Nam, nơi đang giam cầm ít nhất 21 ký giả” …Có lẽ cần phải biết CPJ là tổ chức gì? Bảo vệ hay xuyên tạc, vu cáo? “Ủy ban Bảo vệ Ký giả” là tổ chức được thành lập năm 1981 với tên viết tắt tiếng Anh là CPJ (Committee to Protect Journalists) có trụ sở ở New York, Mỹ. Ban đầu khi thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan”… Với tôn chỉ, mục tiêu đầy tính nhân văn, tốt đẹp để bảo vệ tiếng nói của các nhà báo, CPJ đã từng được kì vọng sẽ là một tổ chức hướng thiện với những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, dư luận liên tiếp cáo buộc CPJ đã bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng; trong đó có các hoạt động xuyên tạc, đưa ra những nội dung sai lệch, hoàn toàn trái ngược với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Nhiều năm nay, CPJ liên tục cho đăng tải, phát tán các thông tin, bài viết với nội dung xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dân chủ, tự do báo chí ở Việt Nam. Chưa hết, CPJ còn lưu truyền không ít bài viết mang tính can thiệp một cách trắng trợn và thô thiển vào công việc nội bộ của Việt Nam – quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên hợp quốc. Bằng chứng là thời gian qua, những đối tượng có hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bị xử lý nghiêm theo pháp luật, nhưng lại được CPJ tôn vinh là các “nhà báo”, “nhà hoạt động dân chủ”, “nhân quyền”… chân chính. Đó là Trần Huỳnh Duy Thức, Trương Duy Nhất, Võ Thanh Tùng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy… Thâm độc và nguy hiểm hơn, CPJ còn câu kết với các tổ chức thù địch, phản động hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam để trao “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”, “giải thưởng Nhân quyền Việt Nam”, “giải thưởng báo chí”… Cụ thể là vào ngày 14/7/2022, trong bản tin trên website của CPJ, tổ chức này đã công bố danh sách 4 người được “tôn vinh” nhận giải thưởng “Tự do Báo chí quốc tế năm 2022”. Trong số đó có Phạm Thị Đoan Trang – người đang phải chấp hành án 9 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cũng theo website của CPJ, “những nhà báo nhận giải năm nay(2022) được mô tả là đã phải chịu đựng những thử thách lớn lao như sự đàn áp và tấn công của chính quyền, và sự tù đày, trong lúc thực thi sứ mạng cung cấp tin tức độc lập”. Chưa hết, tổ chức này còn đưa ra lời “khuyến cáo” rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung nên bắt đầu coi tự do báo chí là một điều cần thiết, để khắc phục những vấn đề nội tại trong xã hội, để cải thiện vấn đề quản trị công và để đưa đất nước đi lên”. Tuy nhiên, lời nói của một cá nhân hay phát ngôn của một tổ chức không chính danh thì ai mà nghe. Hơn nữa, thực chất đây chỉ là giải thưởng mang tính chất “tự sướng” của những kẻ thiếu thiện chí muốn chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ và hạ uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Và với bản chất của những kẻ chống phá đất nước thì vô hình trung việc “tôn vinh” hay “vinh danh” hoặc trao giải thưởng này càng làm lộ rõ bản chất của những kẻ đứng ở phía sau.

Thực chất hoạt động của CPJ là câu móc, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc các thành phần chống đối thuộc các nước có hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và cổ vũ, tài trợ, hướng dẫn các đối tượng chống đối thực hiện hành vi chống phá Đảng, Nhà nước ta. Sau đó, chúng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để lên án, can thiệp, gây sức ép về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Không những thế, CPJ còn trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam khi ra rả loan tin cổ súy, đòi trả tự do cho những kẻ lợi dụng tự do báo chí để chống chế độ. Bỉ ổi và lố bịch hơn, CPJ còn thường đưa ra các “thông cáo”, “báo cáo”, “kháng nghị”, “tuyên bố”… dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí bị bóp méo, xuyên tạc về những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận. Thế nhưng, sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong những năm qua đã phản bác lại những xuyên tạc, vu cáo của CPJ. Việt Nam hiện có 816 cơ quan báo chí, trong đó 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm; hơn 600 đài truyền thanh cấp huyện; hơn 41 ngàn người làm việc trong các cơ quan báo chí; hơn 18 ngàn người được cấp thẻ nhà báo và Hội Nhà báo Việt Nam có hơn 27 ngàn hội viên. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone – điện thoại thông minh. Trong đó, số người sử dụng smartphone từ 15 tuổi là 53,5 triệu, đạt 84,6%. Kể từ ngày internet vào Việt Nam năm 1997 đến nay Việt Nam đã là 1 trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới, với tỷ lệ 70,3% và tương đương với các nước phát triển, trong khi đó tỷ lệ bình quân của thế giới là 59,5%. Xin nói lại cho rõ, chỉ những “nhà dân chủ”, “nhân quyền” giả danh mới xem tự do báo chí, tự do ngôn luận là một quyền không giới hạn. Vì điều này là không thể có và không tồn tại ở bất cứ quốc gia nào trên trái đất này. Vẫn biết rằng, tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân, và tại khoản 2 Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự khẳng định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận”. Tuy nhiên để thực thi quyền này, tại khoản 3 Điều 19 của Công ước quy định: Việc thực hiện quyền này kèm theo nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt, phải chịu một số hạn chế được quy định trong pháp luật để tôn trọng quyền, uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức… Vì vậy CPJ và những tổ chức cùng hội cùng thuyền đã không có não trạng thì cũng đừng tư duy bằng đầu gối, rồi suy diễn quy chụp vô lối. Chính vì vậy, những cái gọi là “Báo cáo của chung của ba tổ chức CPJ, Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights gửi đến LHQ trước cuộc UPR 2024 đối với Việt Nam” mà cái loa rè VOA vừa tung ra là vô nghĩa và vô giá trị.

 

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Cơ chế UPR cho thấy Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các cam kết về nhân quyền!

 

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR).

Tham dự Hội thảo có đông đảo các nhà ngoại giao, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, nhiều đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Kể từ khi ra đời năm 2008 đến nay, cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát UPR được đánh giá là một trong những cơ chế thành công nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, giúp tăng cường năng lực cho các quốc gia trong thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên cơ sở nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch và xây dựng.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế (Bộ Ngoại giao) nhấn mạnh: Trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, với tỷ lệ chấp thuận khuyến nghị ngày càng tăng, lên tới hơn 83% tại chu kỳ III, cao hơn mặt bằng chung của các quốc gia khác. Đầu năm 2022, Việt Nam đã nộp Báo cáo giữa kỳ tự nguyện lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và trở thành một trong 39 nước nộp Báo cáo này. Với chu kỳ IV, Việt Nam dự kiến sẽ nộp Báo cáo quốc gia lên Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm 2024 và Hội đồng Nhân quyền sẽ thông qua kết quả rà soát với Việt Nam tại Khóa họp 57 (tháng 9/2024). Xuyên suốt quá trình xây dựng Báo cáo, Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm một số nguyên tắc, trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị UPR gắn với tổng thể chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tăng cường gắn Báo cáo UPR với thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các khuyến nghị đã chấp thuận, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoàn thiện các khuôn khổ chính sách, pháp luật về quyền con người.

Đánh giá về các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), bà Pauline Tamesis, Điều Phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam nhận định: Việt Nam trong các báo cáo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát UPR đã cho thấy cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo khung chính sách và kết hợp giữa việc tăng trưởng kinh tế – xã hội với nhân quyền; bà cũng khẳng định: “Bảo đảm quyền con người yêu cầu nỗ lực không ngừng nghỉ và chúng ta cần phải nỗ lực hợp tác cùng nhau để thực hiện mục tiêu này. Tôi rất vui khi được thấy những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc chuẩn bị báo cáo UPR được Liên hợp quốc và Chính phủ Na Uy hỗ trợ. Chúng tôi cũng rất vui khi Chính phủ sẵn sàng kết nối tất cả các bên liên quan và làm việc không chỉ ở cấp Trung ương mà cả các cấp độ địa phương để thực hiện các cam kết đảm bảo quyền con người”. Trong khi đó, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều mà Việt Nam có thể tự hào nhất về nhân quyền đó là những thành tựu trong kinh tế – xã hội khi có hàng triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, được đảm bảo an ninh lương thực, được học tập. Chăm sóc y tế đạt tiêu chuẩn cao ở Việt Nam và đang tiếp tục phát triển. Và tôi nghĩ, Chính phủ Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng của các dân tộc thiểu số vào quá trình phát triển thịnh vượng của quốc gia”.

Thế nhưng cái loa rè VOA lại tung tin: “Ba tổ chức kêu gọi bảo vệ các nhà báo Việt Nam trước cuộc tổng xét UPR 2024” nhằm rêu rao, công kích, xuyên tạc sự thật để bôi nhọ pháp luật và nhân quyền tại Việt Nam trên mạng xã hội.  Thành tựu và nỗ lực của Việt Nam không thể phủ nhận