Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Luận điệu nhằm phủ nhận nỗ lực bảo vệ quyền con người của Đảng, Chính phủ

 


Vừa qua, Thái Hạo – một kẻ từng là giáo viên bất mãn, chống đối gay gắt chế độ đăng trên trang Baotiengdan.com với tiêu đề: “Xa lạ”, trong đó lấy một vài vấn đề ít ỏi trong xã hội hiện nay để đặt ra những câu hỏi và có nhận định chưa khách quan, không đúng sự thật, có tính xuyên tạc đổ lỗi, lấy ý kiến vài cá nhân ít ỏi trong xã hội để đánh đồng nhận thức chung của nhiều người dân Việt Nam, tác giả cho rằng đa số Người Việt chúng ta hiện nay vẫn còn xa lạ với những điều tưởng như hiển nhiên và rất quen thuộc như: Quyền Con Người, quyền trẻ em, hôn nhân gia đình, tôn trọng nhau trong gia đình và các quan hệ, đối xử giữa vợ chồng, con cái với nhau…tuy nhiên ẩn sâu đằng sau đó là sự cố ý quy trách nhiệm cho lãnh đạo, người đứng đầu của một đất nước, một chế độ và những chính sách chưa hiệu quả, chưa phù hợp và vì thế mới dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn hẹp như hiện nay.

Bài viết mở đầu rằng: “Tôi nhận thấy rằng, phần đông người Việt còn xa lạ với những điều hết sức thông thường, thử nêu vài thứ”… Thái Hạo đã nêu ra mấy vấn đề như: “Thứ nhất: Quên mất rằng con cái mình là Con Người. Người ta mặc nhiên rằng đó là vật sở hữu, là “của mình”, “thuộc về mình”, là “không biết gì”…Thứ hai: Quên mất rằng vợ là một đối tác trong một bản khế ước mang tên hôn nhân. Vợ không phải “của tao”, và tất nhiên chồng cũng không phải “của tôi”. Không ai có quyền sở hữu ai, và vì thế, không ai có quyền áp đặt ai, càng không có quyền “vợ tao tao đánh”…Thứ 3: Bảo vệ thân thể, danh dự và tự do cho mỗi cá nhân trong xã hội là trách nhiệm của chính quyền…Cuối cùng ông kết luận: “Tuy vậy, vẫn phải căn cứ trên lý thuyết này để đòi hỏi, ít ra thì cũng lột được chiếc mặt nạ của kẻ nắm quyền vô trách nhiệm””.

Như chúng ta biết, gia đình luôn được xem là “một tế bào” không thể thiếu của xã hội, là cá nôi hình thành và nuôi dưỡng nên những con người có nhân cách tốt đẹp, tài năng cống hiến cho đất nước. là cái nôi để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Ở đó trẻ em được phát triển trong điều kiện tốt nhất từ vật chất đến tinh thần, con cái là gia tài lớn nhất của mỗi gia đình, nên các con được yêu thương, chăm lo và bảo vệ, đa phần là như vậy. Quan tâm đến vấn đề này nên chúng ta thường xuyên tổ chức các hoạt động như: tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc”…

Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình, gìn giữ và phát huy những ý nghĩa văn hóa, tinh thần đậm nét truyền thống Việt Nam. Mỗi một gia đình sẽ có những cách khác nhau để tận hưởng ngày này được hạnh phúc, trọn vẹn nhất. Điều đặc biệt là mỗi một cá nhân đều sẽ cảm nhận được sự ấm áp, thân thuộc mỗi khi có dịp quây quần bên gia đình vào ngày này.

Mọi vấn đề xã hội xảy ra, ông ta đổ lỗi cho kẻ nắm quyền vô trách nhiệm, điều này thật quá nực cười! Như chúng ta biết, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền, của nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp năm 2013 và một số Luật đã luôn đề cao và vô cùng coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền trẻ em, phụ nữ và tất cả những người yếu thế trong xã hội. Ngay trong phần Lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã nhắc lại khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mà Liên hợp quốc đã công bố rằng “trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt… và tin tưởng rằng gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em cầm có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng… và để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. Theo quy định của Điều 1 của Công ước thì trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó có quy định độ tuổi sớm hơn. Lần đầu tiên, Công ước về quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của trẻ em và mỗi quan hệ giữa quyền trẻ em với quyền con người nói chung. Để thực thi Công ước, Điều 43 của Công ước quyền trẻ em năm 1989 quy định thành lập Uỷ ban về quyền trẻ em nhằm xem xét sự tiến bộ mà các quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thông qua các báo cáo định kỳ. Đồng thời theo Điều 45, bên cạnh Uỷ ban về quyền trẻ em thì các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các tổ chức khác thuộc Liên hợp quốc cũng có thẩm quyền giám sát, giúp đỡ các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Công ước. Tiếp theo Luật trẻ em năm 2016 đã quy định chi tiết rõ ràng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

 Nhìn chung, Quyền con người Việt Nam đã xây dựng được các thể chế và thiết chế bảo đảm quyền con người, nhất là bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền chính trị, dân sự, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế, như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có tín ngưỡng, tôn giáo. Vậy nên, xin thưa tác giả, đa phần chúng ta không còn xa lạ gì với những quyền, những nhu cầu phát triển tối thiểu cho trẻ em trong xã hội ngày nay nhé./.

 

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

Chiêu trò xuyên tạc quyền được giáo dục cho trẻ em ở Việt Nam


Giáo dục lâu nay vẫn là mục tiêu xuyên tạc, chống phá, bóp méo hòng kích động bất mãn, tiêu cực, bi quan, thậm chí nhìn nhận sai trái về ngành giáo dục và quyền được giáo dục ở Việt Nam. Chẳng hạn, trên mạng Vietnamthoibao vừa có bài viết “Vi Hiến: con cái công nhân ngoại tỉnh không được vào lớp 10 công lập tại thủ đô” của Trần Cảnh Chân, cho rằng: “Với việc không cho học sinh ngoại tỉnh học trường công lập, có thể thấy rõ rằng sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội đã vi Hiến và vi phạm pháp luật nhưng chủ tịch thành phố, các cơ quan chức năng lại tiếp tay cho hành động phạm pháp này. Chẳng những vi phạm pháp luật, mà với việc đối xử bất công trong giáo dục, nhà chức trách, là Đảng cộng sản Việt Nam còn đang khiến cho đất nước đi thụt lùi với văn minh loài người”, rồi Trần Cảnh Chân tiếp tục lu loa sai lệch rằng: “Muốn thu hút nhân tài nhưng lại đối xử bất bình đẳng với người nhập cư”.

Có thể thấy ngay, luận điệu “Vi Hiến”, “muốn thu hút nhân tài nhưng lại đối xử bất bình đẳng…” là sự vu cáo, kích động gây mâu thuẫn trong nhân dân. Bởi vì trên thực tế, trước hết các trường THPT công lập với nhiệm vụ chính của nó không phải để “thu hút” hay “đào tạo” nhân tài mà nhiệm vụ này chủ yếu là ở hệ thống các trường Chuyên. Thứ hai, các trường THPT công lập có ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, chịu sự bổ nhiệm nhân sự cũng như hưởng ngân sách của địa phương nên việc chỉ tuyển những học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương là hợp lý. Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thì học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể không tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường cấp 3 công lập tự chủ, cấp 3 ngoài công lập, hoặc xét tuyển vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên… Theo một vị lãnh đạo TP Hà Nội cho biết: Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục quan tâm đẩy mạnh rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung nhiều trường cấp 3 công lập và ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập, đặc biệt là con em lao động ngoại tỉnh làm ăn, sinh sống ở Hà Nội.

Hơn nữa, tại Hà Nội còn có nhóm trường THPT do các trường Đại học có tiếng thành lập trực thuộc các trường này, có nhiệm vụ đào tạo học sinh THPT xuất sắc các lĩnh vực như toán, văn, lý, hóa, sinh học, ngoại ngữ… và không giới hạn tỉnh thành. Tại Hà Nội có thể kể đến những cái tên từ lâu nức tiếng trong giới học sinh giỏi miền Bắc như THPT Chuyên ngoại ngữ – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; THPT Chuyên Sư phạm – Đại học Sư phạm Hà Nội; THPT Chuyên KHTN – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội… Đây là nơi đào tạo lực lượng học sinh nòng cốt cho các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Bên cạnh đó, nhóm các trường nội trú cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh ngoại tỉnh trong thời gian gần đây khi muốn đưa con đến Hà Nội. Đặc thù của mô hình này việc học sinh học tập – sinh hoạt toàn thời gian trong khuôn viên trường, do đó không chỉ mang lại kiến thức mà còn cho các con cơ hội sống cùng tập thể, tự học cách chăm sóc bản thân, hòa nhập và trưởng thành. Đây cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh muốn con tự lập hơn, phát triển toàn diện hơn. Các trường nội trú tại Hà Nội hiện nay như Trí Đức, Trần Quốc Tuấn, THPT FPT… có tỷ lệ học sinh ngoại tỉnh lớn. Tại THPT FPT – mô hình đào tạo nội trú do Tổ chức giáo dục FPT sáng lập không chỉ thu hút học sinh các tỉnh lân cận Hà Nội như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên mà còn có sự xuất hiện của nhiều các em từ tỉnh xa như Cao Bằng, Bạc Liêu, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh… theo học. Môi trường đa dạng vùng miền cũng mang đến một không gian học tập và văn hóa thú vị cho các em cơ hội cùng tìm hiểu, học tập và chung sống trong không khí tôn trọng, tự chủ và tự do.

Cuối cùng muốn nói thêm về bài viết “Vi Hiến…”, người ta thấy rõ hơn bộ mặt thật chuyên nghề kích động, chống phá của Trần Cảnh Chân và những kẻ thuộc cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”. Mọi người hãy cảnh giác với những kẻ khoác áo “dân chủ nhân quyền” lợi dụng quyền tự do ngôn luận để ngôn luận tự do, bừa bãi này.