Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Luận điệu nhằm phủ nhận nỗ lực bảo vệ quyền con người của Đảng, Chính phủ

 


Vừa qua, Thái Hạo – một kẻ từng là giáo viên bất mãn, chống đối gay gắt chế độ đăng trên trang Baotiengdan.com với tiêu đề: “Xa lạ”, trong đó lấy một vài vấn đề ít ỏi trong xã hội hiện nay để đặt ra những câu hỏi và có nhận định chưa khách quan, không đúng sự thật, có tính xuyên tạc đổ lỗi, lấy ý kiến vài cá nhân ít ỏi trong xã hội để đánh đồng nhận thức chung của nhiều người dân Việt Nam, tác giả cho rằng đa số Người Việt chúng ta hiện nay vẫn còn xa lạ với những điều tưởng như hiển nhiên và rất quen thuộc như: Quyền Con Người, quyền trẻ em, hôn nhân gia đình, tôn trọng nhau trong gia đình và các quan hệ, đối xử giữa vợ chồng, con cái với nhau…tuy nhiên ẩn sâu đằng sau đó là sự cố ý quy trách nhiệm cho lãnh đạo, người đứng đầu của một đất nước, một chế độ và những chính sách chưa hiệu quả, chưa phù hợp và vì thế mới dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn hẹp như hiện nay.

Bài viết mở đầu rằng: “Tôi nhận thấy rằng, phần đông người Việt còn xa lạ với những điều hết sức thông thường, thử nêu vài thứ”… Thái Hạo đã nêu ra mấy vấn đề như: “Thứ nhất: Quên mất rằng con cái mình là Con Người. Người ta mặc nhiên rằng đó là vật sở hữu, là “của mình”, “thuộc về mình”, là “không biết gì”…Thứ hai: Quên mất rằng vợ là một đối tác trong một bản khế ước mang tên hôn nhân. Vợ không phải “của tao”, và tất nhiên chồng cũng không phải “của tôi”. Không ai có quyền sở hữu ai, và vì thế, không ai có quyền áp đặt ai, càng không có quyền “vợ tao tao đánh”…Thứ 3: Bảo vệ thân thể, danh dự và tự do cho mỗi cá nhân trong xã hội là trách nhiệm của chính quyền…Cuối cùng ông kết luận: “Tuy vậy, vẫn phải căn cứ trên lý thuyết này để đòi hỏi, ít ra thì cũng lột được chiếc mặt nạ của kẻ nắm quyền vô trách nhiệm””.

Như chúng ta biết, gia đình luôn được xem là “một tế bào” không thể thiếu của xã hội, là cá nôi hình thành và nuôi dưỡng nên những con người có nhân cách tốt đẹp, tài năng cống hiến cho đất nước. là cái nôi để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Ở đó trẻ em được phát triển trong điều kiện tốt nhất từ vật chất đến tinh thần, con cái là gia tài lớn nhất của mỗi gia đình, nên các con được yêu thương, chăm lo và bảo vệ, đa phần là như vậy. Quan tâm đến vấn đề này nên chúng ta thường xuyên tổ chức các hoạt động như: tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc”…

Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình, gìn giữ và phát huy những ý nghĩa văn hóa, tinh thần đậm nét truyền thống Việt Nam. Mỗi một gia đình sẽ có những cách khác nhau để tận hưởng ngày này được hạnh phúc, trọn vẹn nhất. Điều đặc biệt là mỗi một cá nhân đều sẽ cảm nhận được sự ấm áp, thân thuộc mỗi khi có dịp quây quần bên gia đình vào ngày này.

Mọi vấn đề xã hội xảy ra, ông ta đổ lỗi cho kẻ nắm quyền vô trách nhiệm, điều này thật quá nực cười! Như chúng ta biết, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW Việt Nam đã và đang xây dựng nhà nước pháp quyền, của nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp năm 2013 và một số Luật đã luôn đề cao và vô cùng coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền trẻ em, phụ nữ và tất cả những người yếu thế trong xã hội. Ngay trong phần Lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã nhắc lại khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mà Liên hợp quốc đã công bố rằng “trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt… và tin tưởng rằng gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em cầm có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng… và để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông. Theo quy định của Điều 1 của Công ước thì trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó có quy định độ tuổi sớm hơn. Lần đầu tiên, Công ước về quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của trẻ em và mỗi quan hệ giữa quyền trẻ em với quyền con người nói chung. Để thực thi Công ước, Điều 43 của Công ước quyền trẻ em năm 1989 quy định thành lập Uỷ ban về quyền trẻ em nhằm xem xét sự tiến bộ mà các quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thông qua các báo cáo định kỳ. Đồng thời theo Điều 45, bên cạnh Uỷ ban về quyền trẻ em thì các cơ quan chuyên môn, UNICEF và các tổ chức khác thuộc Liên hợp quốc cũng có thẩm quyền giám sát, giúp đỡ các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Công ước. Tiếp theo Luật trẻ em năm 2016 đã quy định chi tiết rõ ràng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

 Nhìn chung, Quyền con người Việt Nam đã xây dựng được các thể chế và thiết chế bảo đảm quyền con người, nhất là bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền chính trị, dân sự, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế, như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có tín ngưỡng, tôn giáo. Vậy nên, xin thưa tác giả, đa phần chúng ta không còn xa lạ gì với những quyền, những nhu cầu phát triển tối thiểu cho trẻ em trong xã hội ngày nay nhé./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét