Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

Chiêu trò xuyên tạc quyền được giáo dục cho trẻ em ở Việt Nam


Giáo dục lâu nay vẫn là mục tiêu xuyên tạc, chống phá, bóp méo hòng kích động bất mãn, tiêu cực, bi quan, thậm chí nhìn nhận sai trái về ngành giáo dục và quyền được giáo dục ở Việt Nam. Chẳng hạn, trên mạng Vietnamthoibao vừa có bài viết “Vi Hiến: con cái công nhân ngoại tỉnh không được vào lớp 10 công lập tại thủ đô” của Trần Cảnh Chân, cho rằng: “Với việc không cho học sinh ngoại tỉnh học trường công lập, có thể thấy rõ rằng sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội đã vi Hiến và vi phạm pháp luật nhưng chủ tịch thành phố, các cơ quan chức năng lại tiếp tay cho hành động phạm pháp này. Chẳng những vi phạm pháp luật, mà với việc đối xử bất công trong giáo dục, nhà chức trách, là Đảng cộng sản Việt Nam còn đang khiến cho đất nước đi thụt lùi với văn minh loài người”, rồi Trần Cảnh Chân tiếp tục lu loa sai lệch rằng: “Muốn thu hút nhân tài nhưng lại đối xử bất bình đẳng với người nhập cư”.

Có thể thấy ngay, luận điệu “Vi Hiến”, “muốn thu hút nhân tài nhưng lại đối xử bất bình đẳng…” là sự vu cáo, kích động gây mâu thuẫn trong nhân dân. Bởi vì trên thực tế, trước hết các trường THPT công lập với nhiệm vụ chính của nó không phải để “thu hút” hay “đào tạo” nhân tài mà nhiệm vụ này chủ yếu là ở hệ thống các trường Chuyên. Thứ hai, các trường THPT công lập có ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, chịu sự bổ nhiệm nhân sự cũng như hưởng ngân sách của địa phương nên việc chỉ tuyển những học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương là hợp lý. Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thì học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể không tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường cấp 3 công lập tự chủ, cấp 3 ngoài công lập, hoặc xét tuyển vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên… Theo một vị lãnh đạo TP Hà Nội cho biết: Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục quan tâm đẩy mạnh rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung nhiều trường cấp 3 công lập và ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập, đặc biệt là con em lao động ngoại tỉnh làm ăn, sinh sống ở Hà Nội.

Hơn nữa, tại Hà Nội còn có nhóm trường THPT do các trường Đại học có tiếng thành lập trực thuộc các trường này, có nhiệm vụ đào tạo học sinh THPT xuất sắc các lĩnh vực như toán, văn, lý, hóa, sinh học, ngoại ngữ… và không giới hạn tỉnh thành. Tại Hà Nội có thể kể đến những cái tên từ lâu nức tiếng trong giới học sinh giỏi miền Bắc như THPT Chuyên ngoại ngữ – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; THPT Chuyên Sư phạm – Đại học Sư phạm Hà Nội; THPT Chuyên KHTN – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội… Đây là nơi đào tạo lực lượng học sinh nòng cốt cho các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Bên cạnh đó, nhóm các trường nội trú cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh ngoại tỉnh trong thời gian gần đây khi muốn đưa con đến Hà Nội. Đặc thù của mô hình này việc học sinh học tập – sinh hoạt toàn thời gian trong khuôn viên trường, do đó không chỉ mang lại kiến thức mà còn cho các con cơ hội sống cùng tập thể, tự học cách chăm sóc bản thân, hòa nhập và trưởng thành. Đây cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh muốn con tự lập hơn, phát triển toàn diện hơn. Các trường nội trú tại Hà Nội hiện nay như Trí Đức, Trần Quốc Tuấn, THPT FPT… có tỷ lệ học sinh ngoại tỉnh lớn. Tại THPT FPT – mô hình đào tạo nội trú do Tổ chức giáo dục FPT sáng lập không chỉ thu hút học sinh các tỉnh lân cận Hà Nội như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên mà còn có sự xuất hiện của nhiều các em từ tỉnh xa như Cao Bằng, Bạc Liêu, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh… theo học. Môi trường đa dạng vùng miền cũng mang đến một không gian học tập và văn hóa thú vị cho các em cơ hội cùng tìm hiểu, học tập và chung sống trong không khí tôn trọng, tự chủ và tự do.

Cuối cùng muốn nói thêm về bài viết “Vi Hiến…”, người ta thấy rõ hơn bộ mặt thật chuyên nghề kích động, chống phá của Trần Cảnh Chân và những kẻ thuộc cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”. Mọi người hãy cảnh giác với những kẻ khoác áo “dân chủ nhân quyền” lợi dụng quyền tự do ngôn luận để ngôn luận tự do, bừa bãi này.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét