Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Giải thưởng nhân quyền VN 2021: Vinh danh các “nhà hoạt động nhân quyền” hay cổ xúy cho những đối tượng chống đối?

 


Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc - đều đã và đang bị xử tù và chấp hành án về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước!



“Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” không phải điều gì đó quá xa lạ và mới mẻ. Hàng năm, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đều lựa chọn một số đối tượng trong giới “hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam, thực chất là những đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước để “vinh danh”.

“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” là tổ chức do một số người Việt lập ra ở Litte Sài gòn (Mỹ) vào năm 2002 với mục đích “khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Tính từ năm 2002 đến nay, tổ chức này đã trao giải thưởng cho hơn 50 cá nhân và 4 tổ chức.

Trong số các cá nhân đã được “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao thưởng có thể kể đến những người như: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang… Những người này, đa phần đều đã bị tòa án tuyên các bản án khác nhau về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Năm 2020, “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao cho Nguyễn Năng Tĩnh và Nguyễn Văn Hóa. Đây cũng là hai đối tượng thường xuyên có các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Nguyễn Năng Tĩnh bị TAND cấp cao xét xử phúc thẩm, tuyên y án 11 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” vào tháng 4/2020. Trong khi đó, Nguyễn Văn Hóa bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và cấm đi khỏi nơi cư trú 3 năm vào tháng 11/2017.

Núp bóng tổ chức “nhân quyền” để trao giải thưởng “nhân quyền” cho các đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, vậy mưu đồ thực chất của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” là gì?

Không khó để nhận ra mưu đồ của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”, đó là thông qua cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền” để tự đánh bóng tên tuổi của tổ chức; đánh bóng tên tuổi, cổ xúy cho các đối tượng chống đối, đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới danh nghĩa “nhà hoạt động nhân quyền”, từ đó cổ xúy tư tưởng, kích động hoạt động chống phá cho các đối tượng này. Hơn nữa, thông qua việc trao “giải thưởng” này, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” còn muốn lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, lôi kéo họ vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới các vỏ bọc khác nhau như: “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”…

Đặc biệt, thông qua “vinh danh” các “nhà hoạt động nhân quyền” - thực chất là những đối tượng đã và đang bị bắt, xử lý, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” còn muốn kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền, dân biểu một số nước lên tiếng gây sức ép với Việt Nam về “dân chủ”, “nhân quyền”, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, hạ uy tín của Việt Nam, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Đây rõ ràng là những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm và hết sức xấu xa.

Có thể thấy rằng, thực chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021” chỉ là một màn kịch vụng về, “vở cũ soạn lại” của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”. Đây rõ ràng là một màn kịch được núp bóng “giải thưởng nhân quyền” để “vinh danh”, cổ xúy cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”./.           

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Chân dung các “nhà hoạt động nhân quyền” được “vinh danh”

  

Đến hẹn lại lên, cứ đến dịp Ngày nhân quyền quốc tế, các giải thưởng nhân quyền lại rầm rộ được "trao" cho những kẻ chống phá Nhà nước bị bắt, xử lý như là "phẩn thưởng" vì đã chống phá đất nước.Trong số các giải thưởng đó, đều đặn nhất và được mong chờ không kém là giải thưởng của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - một tổ chức do những kẻ chống phá đất nước lập ra, quyên tiền để thực hiện "sứ mệnh" đó.

 Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc. Buổi lễ “trao giải” sẽ được tổ chức tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thành phố Westminster, California, Mỹ vào ngày 12/12, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 73. Vậy, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Tú họ là ai?



Ngày 5/5/2021, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và con trai là Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo hồ sơ vụ án, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn nên trong khoảng thời gian từ ngày 9 - 14/1/2020, Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo đó, Trịnh Bá Tư là người sử dụng điện thoại di động, sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình trực tiếp nói, phát 1 video; sử dụng tài khoản Facebook của mẹ là Cấn Thị Thêu trực tiếp nói và phát 5 video. Ngoài ra, còn có 2 video do Trịnh Bá Tư dùng điện thoại để quay, mớm lời cho Cấn Thị Thêu nói. Các video trên đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

Căn cứ vào những tài liệu chứng cứ và các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và 03 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Điều đáng nói hơn, trước khi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 8 năm tù, Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án. Cụ thể, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và ngày 30/11/2016, tiếp tục bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, đến nay chưa được xóa án tích. Ngoài ra, Cấn Thị Thêu còn có 1 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đối với Trịnh Bá Phương (cũng là con trai của Cấn Thị Thêu), ngày 23/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành khởi tố bị can thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Trịnh Bá Phương có hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiện Trịnh Bá Phương đang bị tạm giam và chuẩn bị được TAND thành phố Hà Nội xét xử (trước đó, phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương được TAND thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức vào ngày 3/11 nhưng đã bị hoãn vì lý do khách quan).

Còn đối với Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc, những người cũng được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao thưởng lần này thì sao?

Ngày 20/1/2021, TAND tỉnh Hậu Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Đinh Thị Thu Thủy (sinh năm 1982, trú tại tỉnh Hậu Giang) 7 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hiện Đinh Thị Thu Thủy đang chấp hành bản án của Tòa án.

Nguyễn Văn Túc (sinh năm 1964, tại Thái Bình), tháng 9/2008 bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, sau đó đã bị Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội xử phạt 4 năm tù giam và 3 năm quản chế về cùng tội danh. Tháng 9/2017, Nguyễn Văn Túc tiếp tục bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và đến tháng 9/2018, Nguyễn Văn Túc bị TAND cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Bình, tuyên phạt 13 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Với một bảng “thành tích” trong quá khứ như thế này của Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc thì rõ ràng chúng ta đã biết được bản chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền 2021” mà  tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” rêu rao là gì. “Giải thưởng” này thực chất đang được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao cho những kẻ vi phạm pháp luật, những kẻ chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ hoàn toàn không có chuyện được trao cho những “nhà hoạt động nhân quyền” như tổ chức này rêu rao.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Băng nhóm “Báo sạch” từng bị đồng bọn vạch mặt “đấu tranh để kiếm tiền”

 


Không phải đến khi ra tòa, dư luận mới tường tận chiêu trò kiếm tiền “ăn bẩn” bằng truyền thông của Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn. Trước khi bị bắt, băng nhóm này từng bị chính đồng bọn và zân chủ cuội tố cáo, vạch trần bộ mặt “đấu tranh để kiếm tiền” bẩn thỉu, lưu manh, không thể chấp nhận nổi.

Ngay từ cuối năm 2020, Phương Ngô, thành viên sáng lập nhóm “Báo sạch” cùng một số kẻ sáng lập đã tố đồng bọn trong nhóm này dùng chiêu “truy lùng” tin tức để viết bài, biên tập, đưa tin….sau đó mới đến màn đòi tiền để gỡ bài hay đăng bài tiếp. Thủ đoạn “đăng bài - gỡ bài” đã cho thấy, chúng ăn hai mang trong mỗi vụ việc. Chẳng hạn, A muốn hạ bệ B thì tìm đến băng đảng Báo sạch tìm kiếm thông tin, moi móc, tạo dựng dư luận để đánh đối tượng B cho đến khi đối tượng B bị thiệt hại như mong muốn của A. Sau đó, nhóm này tác động buộc B muốn gỡ bài thì phải chi tiền để xin dừng vụ việc.



Thủ đoạn “tung –hứng” khác bị vạch trần là “tương tác” giữa facebook của Trương Châu Hữu Danh với trang “Báo sạch”: Khi Báo sạch tung một bài viết có tính chất phóng sự điều tra về một cá nhân, tổ chức nào đó thì ngay lập tức trên trang cá nhân của Danh tung luận điệu “rung cây dọa khỉ” và tạo cớ để cho “bầy đàn” vào bình luận công kích, đưa thêm thông tin thêu dệt và thâm chú cìn mạt sát, chửi rủa. Chiêu “giương Đông kích Tây” này khiến chúng “khủng bố” được nhiều người buộc phải “tống tiền” để “yên thân”!

Suốt thời gian dài mưu sinh bằng thủ đoạn đê tiện này, băng nhóm Báo sạch ăn hàng tỷ đồng mỗi phi vụ. Số tiền mà cơ quan điều tra  xác định “các bị can nhận hợp đồng làm truyền thông quảng cáo cho doanh nghiệp thu lợi hơn 2,8 tỷ đồng. Số tiền này, các bị can chia lợi ích tùy theo công sức từng người đóng góp. Danh hưởng lợi 300 triệu đồng, Bảo 410 triệu đồng, Giang 250 triệu đồng, Nhã 245 triệu đồng và Thắng 260 triệu đồng” mới chỉ là một phần băng nổi của tảng băng khủng này.

Bức xúc hay mâu thuẫn nội bộ trong việc chia chác mới dẫn đến một số thành viên sáng lập nhóm “Báo sạch” chọn ra đi ngay từ khi mới thành lập, thậm chí công khai tố cáo, vạch trần đồng bọn trên facebook của nhau

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Băng nhóm “Báo sạch”: Trốn tránh, đào tẩu, xóa dấu vết cũng không thoát tội!

 Sau khi Trương Châu Hữu Danh bị bắt, khởi tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Căn cứ dựa trên cơ sở từ tháng 3/2020, thông qua tài khoản mạng xã hội Facebook, Trương Châu Hữu Danh đã livestream nhiều hình ảnh, clip được cơ quan điều tra xác định là có nội dung đả kích các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, công tác bố trí cán bộ, thực thi pháp luật của địa phương cũng như bôi nhọ, xúc phạm đến cá nhân một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên địa bàn TP Cần Thơ.



Cơ quan An ninh Điều tra nhận định do Danh từng công tác ở nhiều cơ quan báo, tạp chí nên bị can rất có kinh nghiệm, khôn khéo trong việc sử dụng những câu, chữ, hình ảnh minh họa… trong việc viết, đăng tải nhằm đối phó với pháp luật, nhưng cũng vừa nhằm lôi kéo, tác động, kích động, hướng dẫn dư luận trên mạng cùng hùa vào theo hướng phiến diện, tiêu cực. Hầu hết các thông tin, bài viết được đối tượng viết, đăng tải, phát tán lên tài khoản Facebook cá nhân đều “núp” dưới danh nghĩa đấu tranh chống quan liêu, tiêu cực… nhưng thực chất lại hoàn toàn sai trái, tiêu cực từ hình thức thể hiện cho đến nội dung phản ánh.

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, cơ quan An ninh điều tra còn xác định, từ tháng 8/2019, bị can Trương Châu Hữu Danh lập nhóm với các bị can Nguyễn Phước Trung Bảo (ngụ TP Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang (ngụ TPHCM) và 3 người nữa tạo trang Fanpage “Báo Sạch”, nhóm “Làm Báo Sạch” và kênh Youtube “BS Chanel” để viết, đăng tải nhiều bài viết, video về các chủ đề “nóng” được dư luận quan tâm như vụ án Hồ Duy Hải, Đồng Tâm, Trường Tôn Đức Thắng… Sau khi Danh bị bắt vào cuối năm 2020, Bảo, Giang, Nhã và Thắng đều rời khỏi nhóm. Thắng đã thao tác xóa Fanpage “Báo Sạch”, kênh Youtube “BS Channel” và tự thoát khỏi group “Làm Báo Sạch”. Quá trình thống nhất cùng nhau thành lập fanpage “Báo Sạch” và group “Làm Báo Sạch” để đăng các bài viết, các bị can nhận hợp đồng làm truyền thông quảng cáo cho doanh nghiệp thu lợi hơn 2,8 tỷ đồng. Số tiền này, các bị can chia lợi ích tùy theo công sức từng người đóng góp. Danh hưởng lợi 300 triệu đồng, Bảo 410 triệu đồng, Giang 250 triệu đồng, Nhã 245 triệu đồng và Thắng 260 triệu đồng.
 

Kết luận điều tra chỉ rõ, các bị can đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để viết, đăng tải, phát tán thông tin chưa kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều để đăng tải, phát tán công khai trên mạng xã hội Facebook và kênh Youtube. Việc này nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan, làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các phần tử lợi dụng tham gia bình luận tiêu cực, kích động một số người có nhận thức lệch lạc tham gia chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...

 

Như vậy, dù nỗ lực đào thoát, chạy tội, nhưng toàn bộ băng nhóm Báo sạch vẫn bị cơ quan công an củng cố chứng cứ chặt chẽ, lần ra mọi dấu vết phạm tội và đưa cả băng đảng ra vành móng ngựa, nhận bản án thích đáng. Quả là lưới trời lồng lộng, nhân quả nhãn tiền.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Điểm mặt những phi vụ “ăn bẩn” của nhóm “Báo sạch”

 

Dù đưa ra tôn chỉ hoạt động rất cao đẹp: “Độc lập với nguồn tin - Kiểm chứng thông tin - Trung lập với chính trị” với mục đích bảo vệ lẽ phải, nhưng trên thực tế, thông qua các trang mạng xã hội, đám lưu manh giả danh nhà báo đã lợi dụng những sự kiện nóng, được dư luận xã hội quan tâm để từ đó tung ra các nhận định, đánh giá phiến diện, sai trái, dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực. Mục đích duy nhất của chúng là trục lợi bất chính.



Liên quan đến riêng TP Cần Thơ, Trương Châu Hữu Danh đã đăng tải hàng chục tin, bài viết chứa nội dung liên quan đến dự án Khu đô thị mới huyện Thới Lai, Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ (CADIF), Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Báo Cần Thơ và một số cá nhân lãnh đạo thành phố; kêu gọi dư luận trên mạng cùng “hùa vào” theo hướng phiến diện, tiêu cực, theo ý đồ, động cơ chống phá, tư lợi, trục lợi của cá nhân.

Vào khoảng tháng 3/2020, Trương Châu Hữu Danh đến gặp một số người dân ở ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu đô thị mới Thới Lai. Lợi dụng thời điểm một số người dân đang bức xúc do bị ảnh hưởng bởi dự án, Danh đã livestream hình ảnh phản ứng tiêu cực của người dân, viết bài kèm hình ảnh minh họa đăng lên trang facebook “Trương Châu Hữu Danh”.

Các bài viết này có nội dung đả kích các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, công tác bố trí cán bộ tại địa phương, công tác thực thi pháp luật của cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như bôi nhọ, xúc phạm đến cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã thu thập 31 bài viết liên quan đến thành phố Cần Thơ và 29 video đăng công khai trên facebook của Danh. Bị can Trương Châu Hữu Danh thừa nhận 31 bài viết phản ánh liên quan đến Cần Thơ là sai sự thật. Các bị can nói trên bị đề nghị truy tố theo Khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quá trình điều tra còn chứng minh được các thành viên nhóm “Báo Sạch” làm truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn pháp luật cho 8 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền khoảng 2,83 tỉ đồng. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tôn chỉ của nhóm “Báo sạch” được trưng ra là “vì mục đích bảo vệ lẽ phải”, nhưng đằng sau đó thực chất là nhằm biến hệ thống kênh “báo sạch” trở thành công cụ để kiếm tiền và nguồn thu nhập chính cho các thành viên. Hệ thống kênh thông tin “báo sạch” gồm Fanpage, Groups, Instagram, You Tube, Website (chuẩn bị đưa vào hoạt động) được xây dựng bài bản, thường xuyên, liên tục cập nhật, chia sẻ các thông tin nóng, nổi bật và quay phát trực tiếp tại các “điểm nóng” để tạo thương hiệu thông qua “Công ty TNHH TT Focus” do Nguyễn Thanh Nhã làm đại diện pháp luật để hợp thức hóa các hợp đồng truyền thông của nhóm. Được biết, thành viên trong nhóm “Báo Sạch” còn chủ động tìm kiếm “con mồi”, tìm kiếm sai phạm, sơ hở của doanh nghiệp để viết bài “khều”, “đếm tầng” để doanh nghiệp tìm đến chúng ký “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn pháp luật”... rồi sử dụng hệ thống “báo sạch” gây áp lực với chính quyền các địa phương và bộ, ban, ngành để giải quyết, xử lý các vụ việc theo hướng có lợi cho đối tác.

 Trương Châu Hữu Danh, và đồng bọn băng nhóm Báo sạch chính là đại diện cho nhóm KOLs bẩn mà không ít lần các cơ quan báo chí nhắc tới. Nếu không trị đám này thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ còn phải chật vật đối phó với truyền thông đen - mặt trái của truyền thông xã hội hiện nay./.