Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Giám đốc Trung tâm LPSD Đặng Đình Bách trốn thuế ra sao?

 


Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD) bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố, điều tra về hành vi nhận các khoản tài trợ, thanh toán hợp đồng trị giá 10 tỷ đồng nhưng không nộp hồ sơ khai thuế. Vụ án sắp được đưa ra tòa xét xử.



Thông tin ban đầu, Đặng Đình Bách bị khởi tố về tội “Trốn thuế” theo quy định tại Điều 200, khoản 3-Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng, tháng 5/2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội nhận được công văn của Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) phản ánh Trung tâm LPSD có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.

Qua điều tra, Cơ quan công an đã làm rõ Trung tâm LPSD là tổ chức khoa học công nghệ, chuyên nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững. Trung tâm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. 

Đặng Đình Bách được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm từ năm 2013. Bách thuê Hoàng Thị Thu Trang (sinh năm 1986) làm kế toán, đến năm 2020, Trang nghỉ việc. Các nhân viên làm việc tại Trung tâm có tính chất thời vụ.

Quá trình hoạt động, Bách liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Trung tâm sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau. Từ năm 2016-2020, Trung tâm đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho Trung tâm. Cơ quan tố tụng xác định, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng.

Bị cáo Bách biết các khoản tiền mà Trung tâm LPDS nhận được cũng như số liệu báo cáo cơ quan thuế nên biết rõ về số tiền để ngoài sổ sách, không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Như vậy, cách thức vi phạm pháp luật của Đặng Đình Bách y chang Mai Phan Lợi. NGấm ngầm nhận các dự án tài trợ cho doanh nghiệp, trốn thuế nhiều năm lên đến hàng tỷ đồng, đều phải đối diện với mức án lên tới 7 năm tù.

Tội trốn thuế là tội hình sự phổ biến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, Điều 26, phần 7201 quy định hành vì cố tình trốn thuế có thể bị phạt không quá 100.000 đô la (500.000 đô la trong trường hợp tập đoàn), hoặc bị phạt tù không quá 5 năm, hoặc cả hai, cùng với các chi phí truy tố. 

 

Hành vi chủ ý trốn thuế với số tiền lớn đã cấu thành vi phạm Bộ luật hình sự, không còn gì phải bàn cãi, tuy nhiên truyền thông chống phá Nhà nước Việt Nam lại đang ra sức bóp méo, xuyên tạc bản án này nhằm “trấn áp xã hội dân sự”, “đàn áp nhân quyền”, “cản trở doanh nghiệp”, can trở giám sát và thực thi EVFTA…. Tuy nhiên chứng cứ, chứng từ sờ sở ra đó, luật sư được tiêp cận vụ án, phiên tòa sẽ xử công khai, kết quả ra sao chắc ai nấy đề khó ngạc nhiên.

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Vì sao các nhà dân chửi lại liên tục “khóc mướn” cho Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách?

 


Liên quan đến vụi việc Mai Phan Lợi (Chủ tịch HĐ sáng lập của Trung tâm MEC) và Đặng Đình Bách (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững) bị Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các nhà dân chửi liên tục tung ra các thông tin sai trái, đánh lận bản chất vụ việc. Họ rêu rao: “hai nhà hoạt động xã hội dân sự Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị công an bắt giam sau khi nộp đơn xin làm thành viên Nhóm Tư vấn của Việt Nam (được thành lập theo Chương 13 Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA)”, hay việc bắt hai nhà hoạt động này nhằm đóng cửa không gian xã hội dân sự của Việt Nam, là theo lệnh của Trung Quốc… 


 

Lý do có sự quan tâm thái quá này, một số ý kiến trên mạng Internet nhận định rằng, là do Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách đều là những “quân cờ” trên mặt trận chính trị. Ẩn sau các tổ chức MEC và LPDS do hai đối tượng này đứng đầu là các hoạt động trá hình lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá đất nước. 

Mặc dù sử dụng danh nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nhưng những gì các tổ chức trên thực hiện lại hoàn toàn trái ngược. Họ lợi dụng vỏ bọc “dân chủ” để cổ suý các mô hình “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây. Đặc biệt, dưới danh nghĩa “độc lập”, các tổ chức này thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. 

Tổ chức “xã hội dân sự” chỉ là vỏ bọc để đánh lừa dư luận. Thực chất, đây là những tổ chức mang màu sắc chính trị, tập hợp các đối tượng cơ hội chính trị, có quan điểm trái chiều, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích lâu dài là hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo diễn đàn công khai đấu tranh giai cấp, thúc đẩy đa nguyên, đa đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và nảo đảm quyền lập hội của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức được thành lập phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của Việt Nam. Không thể có thứ tự do vượt trên pháp luật, chà đạp pháp luật. Những kẻ bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật không có tư cách để bàn về tự do, dân chủ, nhân quyền.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

CPJ ra báo cáo xếp hạng tự do báo chí: cạm bẫy lỗi thời!

 

 

Vấn đề lên án Việt Nam không có tự do báo chí là một trong những chủ đề trọng tâm cùa các cơ quan ngoại giao, báo cáo nhân quyền của chính phủ Mỹ, EU, của một số tổ chức nhân danh “bảo vệ nhân quyền quốc tế” như Quan sát nhân quyền - HRW, Tổ chức Phóng viên Không biên giới- RSF, Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo - CPJ  … Trước việc Việt Nam đưa ra tòa xử lý một loạt các cựu phóng viên báo chí như nhóm “Báo sạch”, Phạm Đoan Trang -cầm đầu NXB Tự do, số cầm đầu Hội nhà báo độc lập… vì hoạt động lật đổ chế độ, tuyên truyền chống Việt Nam hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, CPJ đưa ra báo cáo về tự do báo chí năm 2021 xuyên tạc tình hình tự do báo chí trong nước và đòi trả tự do “vô điều kiện” cho số bị bắt, xử lý nói trên.  



Đây là thủ đoạn, chiêu trò chống phá Việt Nam không hề mới, các thế lực thù địch từ lâu lợi dụng chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” trở thành “vũ khí” chống phá Việt Nam. Những thủ đoạn, chiêu trò chống phá về vấn đề tự do báo chí, tựu chung như sau:

Thứ nhất xuyên tạc khái niệm tự do báo chí.

 Họ tuyên truyền rằng theo lập luận của một số nhà tư tưởng tư sản từng giải thích về tự do báo chí như tự do hàng hóa. Người ta có thể tự do sản xuất các hàng hóa để đưa ra thị trường tiêu thụ thì cũng có thể tự do in ấn, xuất bản các tờ báo để bán cho người đọc. Người dân đã biết chọn cho mình thứ hàng hóa tốt thì cũng có thể chọn cho mình những ý kiến hay, những tư tưởng tốt trong báo chí tự do (Giôn Min-tơn 1608 - 1674, Giôn Xtu-át Min 1806 - 1873). Cách giải thích trên cho thấy, nó mới chỉ nhấn mạnh các quyền tự do làm báo, tự do ra báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí mà quên đi quyền được bảo vệ một cách công bằng, đạo đức trên báo chí, truyền thông, đồng thời lơ đi vai trò của pháp luật trong điều chỉnh hoạt động báo chí phục vụ cho mục đích chung, hài hòa của xã hội và phúc lợi của nhân dân. 

Thứ hai, viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí, nhưng cố tình lờ đi những quy định và điều khoản nghĩa vụ kèm theo rồi tán phát qua internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào.

Khi bàn về tự do báo chí, một số người thường hay trích dẫn một câu trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp rằng, “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do”; hoặc viện dẫn Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ được thông qua năm 1791 rằng, Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, hoặc ngăn cản sự tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc quyền của người dân được hội họp hòa bình, và kiến nghị chính quyền để giải quyết khiếu nại. Đồng thời, người ta cũng coi đó là biểu tượng của nền tự do báo chí ở Mỹ và phương Tây nói chung. 

Thực tế pháp lý ở tất cả các quốc gia trên thế giới, vấn đề có tính nguyên tắc là tự do luôn gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ. Mối quan hệ phổ biến này nhằm mục tiêu chính đáng và khách quan là bảo đảm cho tự do của mỗi người không làm mất đi hay ảnh hưởng tiêu cực đến tự do của người khác và của cộng đồng. Đây cũng chính là nguyên tắc căn bản mà Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc đã khẳng định mạnh mẽ. Sau khi xác quyết các quyền tự do và quyền con người nói chung, Điều 29 của Tuyên ngôn này khẳng định: “Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Vì thế, những quyền tự do của mỗi người không thể không bị hạn chế bởi pháp luật nhằm bảo đảm cho tự do của những người khác, bảo đảm lợi ích chung cho cả cộng đồng. 

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp cũng thể hiện về các quyền tự do của con người và công dân Pháp theo nguyên tắc ấy. Điều khoản thứ tư của Tuyên ngôn nêu rõ: “Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế, việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật pháp”. Liên quan đến tự do báo chí và tự do ngôn luận, Điều 11 trong Tuyên ngôn này cũng xác định: “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Như vậy, tự do báo chí, tự do ngôn luận, bất luận trong trường hợp nào cũng là tự do có hạn định, không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật.

Trở lại trường hợp của nước Mỹ, tuy không có luật riêng về báo chí nhưng Mỹ lại có nhiều điều luật từ các luật khác của Quốc hội, nhiều quy định có tính pháp lý của tòa án, của các cơ quan liên bang khác và của các bang, trong đó có những quy định, những yêu cầu giới hạn đối với hoạt động báo chí, đối với quyền và trách nhiệm của công dân liên quan đến báo chí. Ví dụ, Ðiều 2.385 Chương 115, phần 18 (Title 18), Bộ luật của Mỹ (U.S.Code) quy định: Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo lực. Năm 1953, Bộ Luật này đã được bổ sung điều khoản cho phép xét xử việc đăng tải các tài liệu mà chính phủ cho là bí mật. Chưa kể, các tổ chức báo chí ở Mỹ cũng có những quy định riêng, yêu cầu người làm báo và các cơ quan báo chí phải tuân thủ những nguyên tắc cụ thể trong hoạt động báo chí. Quy tắc báo chí Mỹ theo tinh thần “lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí” xác định 7 yêu cầu hoạt động nghề nghiệp là: 1- Trách nhiệm; 2- Tự do báo chí; 3- Sự độc lập; 4- Lòng thành, sự xác thực, đúng đắn; 5- Sự vô tư; 6- Sự bảo đảm tôn trọng thanh danh; 7- Giữ thuần phong mỹ tục.

Thứ ba, tác động đến Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên,... với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”; vận động trao giải thưởng nhân quyền cho số bị bắt, xử lý nhằm đánh bóng, tạo thương hiệu, ca ngợi cho số bị bắt, xử lý, biến họ thành “nhân chứng”, “bằng chứng” vu cáo Việt Nam đàn áp tự do báo chí.

Cứ mỗi sự kiện chính trị, quốc tế hay có vụ việc phát sinh nào đó, Việt tân, BPSOS và hàng tá các tổ chức ngoại vi lại mở chiến dịch “quốc tế vận” nhắm vào các truyền thông Việt ngữ lên tiếng, vận động các dân biểu thân thiết, các NGO quốc tế, giải thưởng nhân quyền hay các cáo buộc về tự do báo chí của Việt Nam

Thứ tư, một số phần tử còn tác động vào các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canađa,… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với nước ta. Trên lĩnh vực báo chí, một số đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhất là từ sau khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới, những điều kiện pháp lý bảo đảm cho tự do báo chí đã từng bước được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí. Mười năm sau, năm 1999, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989. Đây là bước hoàn thiện Luật Báo chí cho phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới. Năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Hiến pháp năm 2013 có riêng một chương (Chương II) quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó Điều 25 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”; đồng thời cũng nêu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định tại Chương II về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; đồng thời cũng quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Đặc biệt khoản 3, Điều 13 quy định: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đối với bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đẩy mạnh hội nhập quốc tế với giữ gìn bản sắc dân tộc nói chung và giữ gìn các giá trị truyền thống, các quan điểm truyền thống đối với từng lĩnh vực, từng vấn đề nói riêng. Trong lĩnh vực báo chí, Nhà nước ta vừa phải bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận trên cơ sở thông tin trên báo chí phải chính xác, trung thực; vừa phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, vì mục tiêu phát triển; phải phù hợp với lịch sử văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc; phải phù hợp thông lệ quốc tế, các cam kết mà Việt Nam ký kết, tham gia; phải trong khuôn khổ pháp luật.

Chiêu trò đòi tự do báo chí không giới hạn thực chất là cái bẫy mà các thế lực thù địch giăng ra đòi chúng ta cho phép báo chí tư nhân, đồng nghĩa chấp nhận “canh trạnh tự do” trên “thị trường thông tin” là hết sức nguy hiểm. Bài học về sự sụp đổ Liên Xô, Đông Âu trước đây, các cuộc cách mạng đường phố, can thiệp và thao túng thông tin ở các nước Bắc Phi, Trung Đông mới đây cho ta thấy, không có cái gọi là tự do báo chí đích thực nào cả, bản chất là sự thao túng, lũng đoạn của giới tài phiệt, của mưu đồ chính trị của các quốc gia tự khoác cho mình tấm áo giả dối mang danh “tự do báo chí”  

 

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

CPJ lạm dụng chiêu bài “tự do báo chí” cho mưu đồ chính trị

 

 Tháng 12 hàng năm, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) sẽ ra bản báo cáo về tình hình tự do báo chí trong năm đó. Năm nay, không ngoại lệ, CPJ đã  công bố “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021”. Và như mọi bận, Việt Nam luôn là mục tiêu xếp hạng “đội sổ” của tổ chức này, tiếp tục xếp Việt Nam vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất…



Được thành lập năm 1981, tổ chức “Ủy ban Bảo vệ Ký giả” với tên viết tắt tiếng Anh là CPJ (Committee to Protect Journalists) có trụ sở ở New York, Mỹ. Khi mới thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan”… Với tôn chỉ, mục tiêu đầy tính nhân văn, tốt đẹp để bảo vệ tiếng nói của các nhà báo, CPJ đã từng được kì vọng sẽ là một tổ chức hướng thiện với những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh.

Song, trong thực tiễn, từ năm 2008 đến nay, dư luận liên tiếp cáo buộc CPJ đã bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. Trong đó có các hoạt động xuyên tạc, đưa ra những nội dung sai lệch, hoàn toàn trái ngược với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.

Các báo cáo hàng năm của CPJ về cái gọi là “Bản phúc trình về tình trạng đàn áp ký giả trên khắp thế giới”, đều xuyên tạc cho rằng Việt Nam đã “đàn áp nhiều ký giả, những người viết nhật ký trên mạng (blogger)” , đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do báo chí, đặc biệt là hoạt động quản lý Internet, blog ở Việt Nam, nhiều lần tung tin bịa đặt xuyên tạc “Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền hoặc bịt miệng đối lập” để kích động chống phá Việt Nam.

Điều đáng nói rằng, tất cả những luận điệu CPJ đưa ra hoàn toàn trái ngược, thậm chí bất chấp những thành tựu về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền hoặc tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam mà thực tiễn đã minh chứng rõ ràng. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP, ngày 23/8/2001 của Chính phủ Việt Nam khẳng định Nhà nước

Việt Nam có chính sách quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập, kết nối Internet, từng bước giảm giá cước đến mức bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực nhằm phổ cập nhanh.

Nội dung trong báo cáo của CPJ là sai sự thật

Sau gần 10 năm chính thức triển khai dịch vụ Internet, tốc độ tăng trưởng dung lượng kênh Internet/người dùng của Việt Nam tiếp tục duy trì đạt đến mức 200%-250%, xếp thứ 2 thế giới.

Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển nhanh nhất. Đối với vấn đề tự do báo chí, ở Việt Nam, báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của cá nhân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Vì động cơ, mục đích xấu, CPJ thường gán cho những kẻ chuyên viết bài, trả lời phỏng vấn tuyên truyền chống Việt Nam là mang danh nghĩa “nhà báo” lấy cớ can thiệp, vu cáo và đòi trả tự do cho  các “nhà báo”.

Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định) các văn bản và luật liên quan.

Trước những thông tin sai sự thật về tình hình thực tiễn tại Việt Nam do CPJ đưa ra, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lợi dụng, tác động tin theo và không chia sẻ, lan truyền những thông tin này gây ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín, hình ảnh của Việt Nam và gây ra những hệ lụy khôn lường khác.

Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hằn thù dân tộc.

 

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

Bắt giam Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là vi phạm Hiệp định EVFTA ?

 


Liên quan đến vụ án Mai Phan Lợi (Chủ tịch HĐ sáng lập của Trung tâm MEC) và Đặng Đình Bách (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững) bị Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các đối tượng “dân chủ” liên tục tung ra các thông tin sai trái, đánh lận bản chất vụ việc. Dưới tiêu đề “Lý do thật sự nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách bị bắt là gì?”, kênh “truyền thông bẩn” Tiếng Dân News đã đưa ra hàng loạt thông tin không chính xác. Các đối tượng rêu rao: “hai nhà hoạt động xã hội dân sự Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị công an bắt giam sau khi nộp đơn xin làm thành viên Nhóm Tư vấn của Việt Nam (được thành lập theo Chương 13 Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA)”, … Từ đây, các đối tượng vu khống “Việt Nam vi phạm Hiệp định EVFTA”. Sự thực ra sao?



Mai Phan Lợi sinh năm 1971, quê quán Thái Bình. Trước đây, Mai Phan Lợi công tác tại Báo Pháp luật TP.HCM, từng là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội. Năm 2016, Mai Phan Lợi bị thu hồi thẻ nhà báo do có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ. Sau khi kết thúc nghiệp làm báo, Mai Phan Lợi thành lập cái gọi là Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (viết tắt MEC) và giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học. Một vài nét phác hoạ như trên cho cho thấy bóng dáng “nhà dân chủ” đang dần hiện hữu ngày càng rõ hơn ở con người này.

Đặng Đình Bách sinh năm 1978, trú tại B6-04 Hateco, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bách là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Theo thông tin được giới thiệu, Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững được thành lập năm 2007. Mục tiêu hoạt động của Trung tâm này là thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam, để đảm bảo sự tham gia bình đẳng, minh bạch, thực hiện quyền và trách nhiệm giữa các bên. Mặc dù, mục tiêu được đưa ra là thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam nhưng những gì Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách thể hiện lại hoàn toàn ngược lại. Một cách vô cùng đáng xấu hổ, cả cái gọi là MEC và LPSD đều có hành vi trốn thuế. Những kẻ không tôn trọng pháp luật thì có lý do gì để đại diện cho tiếng nói của Việt Nam, lấy cơ sở nào để đóng góp ý kiến thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam?

Theo thông tin ban đầu, Trung tâm MEC của Mai Phan Lợi và Trung tâm của Đặng Đình Bách nhận được nhiều gói dự án từ nước ngoài nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Riêng Trung tâm MEC của Mai Phan Lợi nhận gần 20 tỷ đồng kiểu như trên, số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng!

Hành vi trốn thuế là vi phạm pháp luật của Việt Nam và là hành vi vi phạm pháp luật hình sự hầu khắp các nước trên thế giới. Đã vi phạm pháp luật thì phải chịu chế tài tương xứng. Việc “đổi trắng thay đen”, đánh lận bản chất vụ việc, tẩy trắng cho hành vi phạm tội của Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bằng việc gán với hoạt động chính trị xã hội nghề nghiệp khác của mấy tổ chức này là bịa đặt, vu cáo trắng trợn.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Giải thưởng nhân quyền cho mẹ con Cấn Thị Thêu: "Biến” những kẻ phạm pháp trở thành "người hùng”!

 


Mới đây, trên trang thông tin điện tử của tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) - tổ chức được thành lập tại Mỹ, có mối quan hệ mật thiết với một số tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài loan báo thông tin về "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021”, 3 mẹ con Cấn Thị Thêu trong số 5 người được chọn để trao giải cùng được "xướng tên”.

 


Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) là tổ chức do một số người Việt lập ra ở Mỹ năm 2002 với mục đích "khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Cuối tháng 12/2021, tại Mỹ, tổ chức MLNQVN ra thông cáo báo chí về "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”. Trong 5 cá nhân "đoạt giải” có 3 người cùng một gia đình là Cấn Thị Thêu và 2 con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư. Đáng nói, đây đều là những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng tạiViệt Nam, đã bị TAND các cấp xử phạt từ 4 - 10 năm tù. Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư từ lâu là hai đối tượng mang tư tưởng tiêu cực, bất mãn chính trị. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, trong thời gian từ ngày 9 - 14/1/2020, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam... Quá trình điều tra, khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ được một số đồ vật, tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước như: "Cẩm nang nuôi tù”, "Phản kháng phi bạo lực”, "Đặt bàn tay lên Việt Nam”, "Chính trị bình dân”...

Với hành vi vi phạm trên, đầu tháng 5/2021, TAND tỉnh đã tuyên phạt Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi bị cáo 8 năm tù giam cùng về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, 3 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 24/12/2021, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ kháng cáo kêu oan của các bị cáo, giữ nguyên mức hình phạt như bản án sơ thẩm đã tuyên.

Còn đối với Trịnh Bá Phương, là con trai của Cấn Thị Thêu nên Phương cũng bị ảnh hưởng, mang nặng tư tưởng tiêu cực, bất mãn và liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Ngày 23/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra đối với Trịnh Bá Phương về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, các hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán nhiều video clip, bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước của Trịnh Bá Phương đã được làm sáng tỏ. Ngày 15/12/2021 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương mức án 10 năm tù.

Từ những thông tin nêu trên có thể thấy "Giải thưởng nhân quyền” thực chất chỉ là một thứ công cụ để các đối tượng phản động sử dụng nhằm cổ xúy, nuôi dưỡng, kích động những phần tử chống đối như Cấn Thị Thêu và các con. Để tô vẽ cho các đối tượng được trao giải, một số tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền” đã gán cho 3 mẹ con Cấn Thị Thêu những danh xưng như "nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, "công dân yêu nước”. Như mới đây, trong bài viết trên trang tin điện tử ngày 31/12/2021 của đài Á Châu tự do (RFA) đã gọi 3 mẹ con Cấn Thị Thêu là các "nhà hoạt động dân chủ”, những người "bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam”... Suy tôn các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng như những "người hùng” dám xả thân đấu tranh đòi công lý, cũng như xâu chuỗi một loại thành tích bất hảo của 3 mẹ con Cấn Thị Thêu như hình mẫu của một người "dân oan” và cho rằng họ là "nạn nhân của chế độ”. Đây được xem là trò hề, trò bẩn của những kẻ thù địch, phản động, chống phá Nhà nước. Bởi thực tế hành động của Cấn Thị Thêu và các con suốt nhiều năm qua đã cho thấy bản chất của đối tượng chống phá Nhà nước. Chỉ vì nghe theo lời dụ dỗ, phỉnh nịnh của các đối tượng, Cấn Thị Thêu từ một nông dân đã trở thành "con rối” dưới vỏ bọc của một người "dân oan”. Những hình phạt TAND các cấp đã tuyên đối với mẹ con Cấn Thị Thêu là hoàn toàn xứng đáng. Thực tiễn ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, những đối tượng phạm tội chống phá Nhà nước đều phải được xử lý nghiêm.

Như vậy, có thể thấy cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền 2021” thực chất được tổ chức MLNQVN trao cho những kẻ vi phạm pháp luật, những kẻ chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ hoàn toàn không có chuyện được trao cho những "nhà hoạt động nhân quyền” như tổ chức này rêu rao. Những bằng chứng pháp lý mà các cơ quan tố tụng đưa ra để truy tố, kết án Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Giải thưởng nhân quyền: ngoài vinh danh còn để an ủi!

 

 

Có một thực tế dễ thấy là cứ đến ngày Quốc tế nhân quyền hàng năm lại là cơ hội để các quỹ dân chủ "vinh danh" đám người đã sa lưới hay bị “đàn áp nhân quyền”, tức chịu thiệt thòi và thiệt hại do “đấu tranh nhân quyền”!?! Vậy, bản chất giải thưởng nhân quyền này khác nào an ủi những kẻ “đấu tranh cho lý tưởng lật đổ cộng sản” chưa thành công, bị rủi ro hay thiệt thòi sẽ nhân được phần “an ủi” bằng tiền và cổ vũ tinh thần!?!



Vậy nên đối tượng trao giải năm nay của MLNQVN – một tổ chức liên minh của đám cờ vàng ở hải ngoại đều là thành phần đang ở tù như là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc. Đáng chí ý, đây là lần thứ hai, Cân Thị Thêu nằm trong danh sách này, tương xứng với việc bà ta đi tù lần thứ 3 trong đời!

Ngoài cá nhân, còn có một số tổ chức từng nhận giải thưởng của MLNQVN, như Hội Anh em dân chủ, Mạng lưới Bloger Việt Nam, Hội Nhà báo độc lập…. Đặc trưng là tổ chức đó năm đó phải chịu tổn thất lớn đến gần như rã đám vì những kẻ cầm đầu đều “nhập kho”! Dễ thấy, khi phần lớn thành viên Hội Anh em dân chủ nhập kho năm 2016, 2017 thì tổ chức này được MLNQVN “vinh danh” vào năm 2017. Tương tự năm 2020, MLNQVN trao giải cho Hội Nhà báo độc lập khi 3 kẻ cầm đầu, nòng cốt của tổ chức này đều nhập kho cùng năm!

Phải chăng, điều kiện “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” xét trao giải không chỉ là "vinh danh" những thành tích chống đối mà còn cả những cá nhân, tổ chức chịu tổn thất nhất? Với chức năng đó, giải thưởng nhân có cả tính nhân đạo là an ủi, sẻ chia phần nào tổn thất của một số cá nhân, tổ chức trong nước trước những tổn thất nặng nề về mặt nhân sự! 

Với những gì đã trải qua và những điều chưa được định đoạt trong năm nay thì Nhân quyền năm 2018 hứa hẹn một sự ảm đạm được báo trước. Đó cũng là lí do mà Giải thưởng nhân quyền rồi đây sẽ chỉ là nơi để những kẻ thân cô, thế cô sử dụng để an ủi lẫn nhau!

 

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Giải thưởng nhân quyền: công cụ hay chiêu trò kích động các con rối!

 

Đã thành thông lệ cứ vào đầu năm hoặc cuối năm, một số tổ chức phản động ở nước ngoài lại vẽ ra trò bình chọn và trao giải thưởng nhân quyền. Một điều đáng chú ý là tất cả những người được bình chọn và trao giải từ trước đến nay đều là những kẻ tội phạm, chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đã bị xử lý, trừng trị thích đáng.



Chẳng hạn, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” năm 2021 đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc - đều là những kẻ có “bề dày” chống phá và “thâm niên vào tù ra tội”! Tính từ năm 2002 đến nay, MLNQVN đã trao “giải thưởng nhân quyền” cho 53 cá nhân và 4 tổ chức. Ðiểm qua danh sách trao thưởng là những cái tên chống phá đất nước như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Ðôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Ðặng Minh Mẫn, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh...

Ngoài giải thưởng của tổ chức trên còn có hàng chục giải thưởng khác như “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), “giải thưởng Stephanus”, “giải thưởng quốc tế Gruber”, “giải nhân quyền Gwangju”…thì chúng ta sẽ đều thấy là các tổ chức đứng sau cái giải thường này đều có địa chỉ tại Mỹ hoặc một số nước châu Âu và chỉ trao giải cho các đối tượng phản động, chống phá đất nước ở một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hoặc có quan điểm chống đối lại Mỹ và đồng minh.

Vậy thì bản chất của cái giải thưởng nhân quyền này là gì?

Từ thực trạng của cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”, có thể thấy bản chất các giải thưởng này chỉ là thủ đoạn giúp các tổ chức thù địch quốc tế hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc từ 1000 USD cho đến hàng chục ngàn USD cho những kẻ được họ chỉ đạo, tiếp tay hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Để lọt vào danh sách trợ cấp của HRW, đối tượng chỉ cần có hồ sơ cá nhân kèm theo danh sách bài viết đáp ứng tiêu chí do HRW đặt ra là đã đủ điều kiện ứng cử. Tương tự, “quỹ Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế có trị giá đến nửa triệu USD, nhưng tiêu chí cho ứng viên “giải Gruber” lại tương đối đơn giản. Cần nói thêm, kể từ năm 2011, thay vì chỉ duy trì giải thưởng như trước đây, “quỹ Gruber” chuyển hướng sang các hoạt động “tài trợ nhân quyền” qua các hình thức mở hội thảo, lớp học, trao học bổng, lập dự án. Mặc dù các cuộc bầu bán của IPA và RSF luôn tô vẽ hình thức minh bạch nhưng thực chất có sự thông đồng, dồn phiếu cho một vài cây bút chống phá tại các nước đang phát triển.

Số tiền từ các loại giải thưởng nhân danh nhân quyền thoạt nghe không nhiều, nhưng trên thực tế đây chỉ là một trong rất nhiều khoản tiền mà các “nhà rận chủ” như Nguyễn Bắc Truyển hay Phạm Thị Đoan Trang nhận được qua vô số hoạt động hà hơi, tiếp sức khác nhằm hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc như: nhuận bút, bán sách, hỗ trợ từ các quỹ phản động trá hình xã hội dân sự, tiền dự án NGO (tài trợ từ các dự án phi chính phủ), học bổng “xã hội dân sự”, các buổi quyên góp gọi là thiện nguyện...

Thực tế số tiền những đối tượng này nhận được từ các tổ chức thù địch với Việt Nam vô cùng lớn, nhiều trường hợp lên đến hàng tỷ đồng. Chưa kể, bằng việc thể hiện sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, mà giải thưởng nhân quyền là một thí dụ, đây còn là thứ “mồi nhử”, khuyến khích các đối tượng này ra sức hoạt động chống phá chế độ nhằm tìm kiếm cơ hội được nhập cư tại nước ngoài, hưởng thụ tiền kiếm được từ các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Có thể nói đây chính là động lực chính cho các đối tượng không nghề nghiệp, không trình độ ra sức chống đối, chống phá để mong được đổi đời, được ra nước ngoài sinh sống, để không làm mà vẫn có ăn. Và giải thưởng nhân quyền như là một mồi nhử, mồi câu để các “con rời”, những nhà rân chủ ra sức làm việc, chống phá theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động, tổ chức thù địch.

Suy cho cùng, “Giải thưởng nhân quyền” chỉ là công cụ, phương tiện để các tổ chức phản động, nước ngoài giật dây, điều khiển các con rối “rân chủ” trong nước để phục vụ cho mục đích ý đồ chống phá đất nước Việt Nam mà thôi.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Giải thưởng nhân quyền - Vở kịch thường niên của MLNQVN!

 

Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc - đều là những kẻ có “bề dày” chống phá và “thâm niên vào tù ra tội”! Tính từ năm 2002 đến nay, MLNQVN đã trao “giải thưởng nhân quyền” cho 53 cá nhân và 4 tổ chức. Ðiểm qua danh sách trao thưởng là những cái tên chống phá đất nước như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Ðôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Ðặng Minh Mẫn, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh...

 


“Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là sản phẩm của MLNQVN, một tổ chức đã được dư luận phơi bày về mưu đồ, bản chất. Đây là tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ được thành lập năm 1997, chuyên lợi dụng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, tích cực móc nối với các tổ chức phi chính phủ khác có hoạt động chống phá Việt Nam.

Tổ chức này thường có các hoạt động như mở chiến dịch truyền thông đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp Việt Nam, đòi Đảng Cộng sản từ bỏ quyền lãnh đạo; kêu gọi đa nguyên, đa đảng, cổ xúy tam quyền phân lập; xuyên tạc, phỉ báng đường lối, chiến lược phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; đưa ra các bản báo cáo nhân quyền có nội dung xuyên tạc...

Với hàng loạt hành vi vi phạm nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ, tổ chức này không đủ tư cách để hoạt động hay phát ngôn về nhân quyền. Việc tổ chức “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là hoạt động vi phạm pháp luật quốc tế khi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Tính đến 2021, MLNQVN đã tổ chức 15 đại hội định kỳ quy tụ thành viên, đối tượng chống phá từ nhiều quốc gia trên thế giới để đánh giá hoạt động, xây đường hướng đẩy mạnh hoạt động chống phá đối với Việt Nam.

Thành lập tổ chức và trao tặng cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” hằng năm, thủ đoạn, mục đích của tổ chức này thể hiện rõ qua một số ý đồ sau:

Thứ nhất, là thúc đẩy, dung dưỡng cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuyên truyền xuyên tạc, nhất là đối với giới trẻ để lôi kéo với những khẩu hiệu “phản kháng bất bạo động”, “dấn thân, hy sinh” vì nhân quyền… để phát triển tổ chức, thành viên.

Thứ hai, thông qua hình thức trao giải nhân quyền nhằm khuếch trương, kêu gọi tài chính cho chúng hoạt động, trợ giúp về tài chính, tinh thần cho các đối tượng hoạt động chống phá gặp khó khăn.

Thứ ba, với danh nghĩa tổ chức, tìm cách móc nối để thực hiện ý đồ với các tổ chức nhân quyền ở nhiều quốc gia cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế (AI), Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không biên giới (RSF)…

Gặp gỡ với các giới chức lập pháp và hành pháp của một số quốc gia, chính khách, tham dự hội nghị quốc tế về nhân quyền… để xuyên tạc, tố cáo, kêu gọi, kiến nghị vấn đề nhân quyền, gây áp lực, chống phá Việt Nam.

Thứ tư, lợi dụng vấn đề nhân quyền, khuyến khích, ủng hộ, dung dưỡng cho cái gọi là “đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”, thúc đẩy “giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây, gieo mầm mống chống phá, lật đổ thể chế chính trị ở Việt Nam.

Mỗi lần trao giải là mỗi lần phơi bày bản chất, âm mưu của “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” mà MLNQVN nhằm thúc đẩy, lôi kéo càng nhiều người vào con đường chống phá đất nước. Đòng thời, mỗi kẻ được vinh danh, PR rùm beng không ngoài mục tiêu truyền thông gây sức ép với Đảng, Nhà nước Việt Nam và tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam. 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Giải thưởng nhân quyền VN 2021: Vinh danh các “nhà hoạt động nhân quyền” hay cổ xúy cho những đối tượng chống đối?

 


Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc - đều đã và đang bị xử tù và chấp hành án về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước!



“Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” không phải điều gì đó quá xa lạ và mới mẻ. Hàng năm, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đều lựa chọn một số đối tượng trong giới “hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam, thực chất là những đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước để “vinh danh”.

“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” là tổ chức do một số người Việt lập ra ở Litte Sài gòn (Mỹ) vào năm 2002 với mục đích “khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”. Tính từ năm 2002 đến nay, tổ chức này đã trao giải thưởng cho hơn 50 cá nhân và 4 tổ chức.

Trong số các cá nhân đã được “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao thưởng có thể kể đến những người như: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang… Những người này, đa phần đều đã bị tòa án tuyên các bản án khác nhau về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Năm 2020, “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao cho Nguyễn Năng Tĩnh và Nguyễn Văn Hóa. Đây cũng là hai đối tượng thường xuyên có các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Nguyễn Năng Tĩnh bị TAND cấp cao xét xử phúc thẩm, tuyên y án 11 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” vào tháng 4/2020. Trong khi đó, Nguyễn Văn Hóa bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và cấm đi khỏi nơi cư trú 3 năm vào tháng 11/2017.

Núp bóng tổ chức “nhân quyền” để trao giải thưởng “nhân quyền” cho các đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, vậy mưu đồ thực chất của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” là gì?

Không khó để nhận ra mưu đồ của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”, đó là thông qua cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền” để tự đánh bóng tên tuổi của tổ chức; đánh bóng tên tuổi, cổ xúy cho các đối tượng chống đối, đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới danh nghĩa “nhà hoạt động nhân quyền”, từ đó cổ xúy tư tưởng, kích động hoạt động chống phá cho các đối tượng này. Hơn nữa, thông qua việc trao “giải thưởng” này, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” còn muốn lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, lôi kéo họ vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới các vỏ bọc khác nhau như: “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”…

Đặc biệt, thông qua “vinh danh” các “nhà hoạt động nhân quyền” - thực chất là những đối tượng đã và đang bị bắt, xử lý, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” còn muốn kêu gọi các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân quyền, dân biểu một số nước lên tiếng gây sức ép với Việt Nam về “dân chủ”, “nhân quyền”, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, hạ uy tín của Việt Nam, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Đây rõ ràng là những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm và hết sức xấu xa.

Có thể thấy rằng, thực chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021” chỉ là một màn kịch vụng về, “vở cũ soạn lại” của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”. Đây rõ ràng là một màn kịch được núp bóng “giải thưởng nhân quyền” để “vinh danh”, cổ xúy cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam”./.           

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Chân dung các “nhà hoạt động nhân quyền” được “vinh danh”

  

Đến hẹn lại lên, cứ đến dịp Ngày nhân quyền quốc tế, các giải thưởng nhân quyền lại rầm rộ được "trao" cho những kẻ chống phá Nhà nước bị bắt, xử lý như là "phẩn thưởng" vì đã chống phá đất nước.Trong số các giải thưởng đó, đều đặn nhất và được mong chờ không kém là giải thưởng của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - một tổ chức do những kẻ chống phá đất nước lập ra, quyên tiền để thực hiện "sứ mệnh" đó.

 Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc. Buổi lễ “trao giải” sẽ được tổ chức tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thành phố Westminster, California, Mỹ vào ngày 12/12, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 73. Vậy, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Tú họ là ai?



Ngày 5/5/2021, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và con trai là Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo hồ sơ vụ án, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn nên trong khoảng thời gian từ ngày 9 - 14/1/2020, Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo đó, Trịnh Bá Tư là người sử dụng điện thoại di động, sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình trực tiếp nói, phát 1 video; sử dụng tài khoản Facebook của mẹ là Cấn Thị Thêu trực tiếp nói và phát 5 video. Ngoài ra, còn có 2 video do Trịnh Bá Tư dùng điện thoại để quay, mớm lời cho Cấn Thị Thêu nói. Các video trên đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

Căn cứ vào những tài liệu chứng cứ và các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và 03 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Điều đáng nói hơn, trước khi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 8 năm tù, Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án. Cụ thể, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và ngày 30/11/2016, tiếp tục bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, đến nay chưa được xóa án tích. Ngoài ra, Cấn Thị Thêu còn có 1 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đối với Trịnh Bá Phương (cũng là con trai của Cấn Thị Thêu), ngày 23/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành khởi tố bị can thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Trịnh Bá Phương có hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiện Trịnh Bá Phương đang bị tạm giam và chuẩn bị được TAND thành phố Hà Nội xét xử (trước đó, phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương được TAND thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức vào ngày 3/11 nhưng đã bị hoãn vì lý do khách quan).

Còn đối với Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc, những người cũng được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao thưởng lần này thì sao?

Ngày 20/1/2021, TAND tỉnh Hậu Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Đinh Thị Thu Thủy (sinh năm 1982, trú tại tỉnh Hậu Giang) 7 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hiện Đinh Thị Thu Thủy đang chấp hành bản án của Tòa án.

Nguyễn Văn Túc (sinh năm 1964, tại Thái Bình), tháng 9/2008 bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, sau đó đã bị Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội xử phạt 4 năm tù giam và 3 năm quản chế về cùng tội danh. Tháng 9/2017, Nguyễn Văn Túc tiếp tục bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và đến tháng 9/2018, Nguyễn Văn Túc bị TAND cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Bình, tuyên phạt 13 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Với một bảng “thành tích” trong quá khứ như thế này của Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc thì rõ ràng chúng ta đã biết được bản chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền 2021” mà  tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” rêu rao là gì. “Giải thưởng” này thực chất đang được tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” trao cho những kẻ vi phạm pháp luật, những kẻ chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ hoàn toàn không có chuyện được trao cho những “nhà hoạt động nhân quyền” như tổ chức này rêu rao.