Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Cá bé nuốt cá lớn và những hệ luỵ nhìn từ thương vụ An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex



 Báo Pháp luật
Không ít thương vụ thâu tóm ngược, “cá bé nuốt cá lớn” gây bất ngờ trên thị trường nhưng sau khi thâu tóm ngược doanh nghiệp lớn hơn, các nhà đầu tư mới thực sự gặp khó do ảnh hưởng từ khoản nợ quá lớn từ thương vụ ngược quy luật này.



Bất ngờ nhưng không hiếm thấy
Cuối năm 2018, giới đầu tư bất ngờ với thương vụ của đại gia gần như không có tiếng tăm trên thị trường trúng thầu 7,4 ngàn tỷ đồng để mua 57,71% cổ phần Vinaconex từ Tổng công ty quản lý vốn Nhà nước SCIC.
Nhà đầu tư bạo tay trong phiên đấu giá khi đó là Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Đây là một doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn và hầu như không được biết trên thị trường. Doanh nghiệp này mới chỉ tăng vốn từ hơn 200 tỉ lên 500 tỷ đồng ngay trước thời điểm tham gia đấu giá cổ phần VCG, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông, bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng tài sản chưa tới 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và vỏn vẹn 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Trong khi đó, Vinaconex có quy mô tỷ USD và được biết đến là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp tại Việtnam.
Việc An Quý Hưng có tài sản chưa đến 1000 tỷ nhưng bỏ ra khoảng 7.500 tỷ để mua lô cổ phần của SCIC là một bất ngờ nhưng không hiếm thấy trên thị trường. Không ít trường hợp, sau các vụ thâu tóm cá bé nuốt cá lớn, mâu thuẫn nội bộ khiến tình hình của doanh nghiệp đi xuống như trong trường hợp Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) của ông Trầm Bê thâu tóm Sacombank .
Một ngân hàng ở top dưới với quy mô nhỏ hơn nhiều, tình hình làm ăn kém, nợ xấu chồng chất bất ngờ thâu tóm ngân hàng ở top đầu là Sacombank. Cú thâu tóm đã khiến Sacombank liên tục lao dốc không phanh. Kết cục của vụ cá bé nuốt cá lớn này không như mong muốn, ông Trầm Bê đã vào vòng lao lý, còn ông Đặng Văn Thành mất đi đứa con tinh thần mà ông nuôi dưỡng hơn 20 năm. Sacombank hiện vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu sau khi ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trong trường hợp Vinaconex, vụ thâu tóm cũng gây ra nhiều nỗi lo cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như các cổ đông nhỏ hơn. Nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng vừa thất bại trong kế hoạch huy động 5,3 ngàn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Không có nhà đầu tư nào mua một đồng trái phiếu  nào với tổng trị giá tương ứng 5,3 ngàn tỉ bao gồm 2,6 ngàn và 2,7 ngàn tỷ đồng do An Quý Hưng và An Quý Hưng Land phát hành dù hai công ty này sử dụng 255 triệu cổ phiếu Vinaconex (tương đương toàn bộ  58% cổ phần mua từ SCIC) làm tài sản đảm bảo và lợi suất khá cao (kỳ hạn 3 năm, lãi tới 12%/năm trở lên).
Vết xe đổ cần tránh
Nhìn vào các vụ M&A trong vài năm qua có thể thấy, mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới biến động. Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ cho các thương vụ này là vấn đề quan trọng. Nhiều DN huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK hay phát hành trái phiếu trong và ngoài nước,... Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu doanh nghiệp cân đối được đòn bẩy tài chính, cân đối được dòng tiền. Nhưng có những trường hợp, việc huy động vốn không rõ ràng minh bạch, năng lực của cá bé” không rõ ràng, nhà đầu tư thực sự không xuất hiện. Nó khiến cho cổ đông và nhà đầu tư bất an.
Trong một số trường hợp, việc quản trị tài chính không tốt khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng lao đao như trường hợp Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh gần đây liên tục phải bán tài sản và doanh nghiệp từng thâu tóm trước đó để tránh một kết cục bi thảm.
Trường hợp An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc. Giới đầu tư thắc mắc tại sao một doanh nghiệp trong nhóm tứ đại gia xây dựng ở Việt Nam, có giá trị vốn hóa trên 10 ngàn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành công ty con của một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu gần 1 ngàn tỷ đồng. Tại sao doanh nghiệp quy mô vài trăm tỷ của ông Nguyễn Xuân Đông lại có thể mua được gần 60 %" Vinaconex. Nguồn tiền này từ đâu và An Quý Hưng sẽ quản lý ông lớn Vinaconex như thế nào?
Nay cổ đông lớn đang gánh những món nợ hàng chục ngàn tỉ đồng như trên bảng báo cáo tài chính của An Quý Hưng, lại thế chấp toàn bộ 58% cổ phần để vay tiền trả nợ. Thương vụ huy động vốn thất bại, cổ đông lớn đang ngập trong nợ nần.
Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng
Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới do nhóm cổ đông An Quý Hưng vừa thông qua, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới 1 ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ đồng mà ko cần thông qua HĐQT. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do người của An Quý Hưng nắm giữ khiến mọi lợi ích của công ty tập trung vào nhóm này, không còn tính công khai, minh bạch và kiểm soát hay phản biện lẫn nhau.
 Bên cạnh đó, do áp lực tài chính vay mượn, hàng loạt kế hoạch rút vốn từ Vinaconex đã được nhóm An Quý Hưng thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên HĐQT khác về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm có nguy cơ rút cạn kiệt các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty. Trước tình hình đó, một nhóm cổ đông lớn khác đã khởi kiện và Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng hoạt động của HĐQT. 
Mặc dù HĐQT đã được cởi bỏ biện pháp ngăn chặn do Toà án xác định nhóm cổ đông khởi kiện chưa nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng rõ ràng là những bất đồng nội bộ về quản trị, điều hành vẫn đang tồn tại. Phát triển như thế nào của một doanh nghiệp lớn với mấy chục năm truyền thống cùng hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng vụ kiện đang diễn ra và cả áp lực của khoản nợ của cổ đông lớn chính là "hệ luỵ" của thương vụ ngược quy luật do cá bé” An Quý Hưng nuốt cá lớn Vinaconex.


Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

An Qúy Hưng huy động vốn thất bại, bí ẩn nguồn tiền mua cổ phần Vinaconex chưa có lời giải



 (PLVN) - Việc Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có giá trị vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành “công ty con” Công ty TNHH An Quý Hưng là một hiện tượng của thị trường chứng khoán năm 2018. Vừa qua, việc An Quý Hưng “thất bại” trong huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lại làm dấy lên câu nguồn tiền để mua cổ phần Vinaconex ở đâu ra.

Chơi lớn bằng tiền vay?
Trước khi mua lô cổ phần phổ thông 57,7% của SCIC tại Vinaconex, ít ai biết đến cái tên An Quý Hưng, một doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản có quy mô vốn chỉ vài trăm tỉ. Sau cuộc đấu giá, cái tên đại gia Nguyễn Xuân Đông và An Quý Hưng được nhắc đến trong nhiều sự kiện liên quan đến ngành xây dựng và tài chính với câu hỏi “đại gia mới nổi này là ai mà có thể thâu tóm doanh nghiệp lớn như Vinaconex?
Tại thời điểm An Quý Hưng trúng đấu giá lô cổ phiếu của Vinaconex, đã có thông tin về việc doanh nghiệp này bán 20 lô đất tại khu đô thị Galeximco Lê Trọng Tấn được gần 200 tỷ đồng để thanh toán tiền mua cổ phần. 
Tuy nhiên, số tiền này quá nhỏ so với khoản tiền gần 7.500 tỉ đồng phải trả cho SCIC để sở hữu hơn 255 triệu cổ phần của Vinaconex. Khi nhìn vào bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì thấy, hầu hết số tiền mua cổ phần của Vinaconex không phải là tiền của doanh nghiệp này.
ADVERTISEMENT
Cụ thể, tổng tài sản của doanh nghiệp này đầu năm 2018 có chưa đến 1.000 tỷ đồng nhưng tổng tài sản cuối năm đã tăng lên gần 12 nghìn 700 tỷ đồng. Số nợ cũng tăng phi mã với tài sản có, trong đó nợ đầu năm là hơn 534 tỷ đồng nhưng nợ cuối năm là hơn 12 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, hầu hết những tài sản mà An Quý Hưng có đều là tài sản vay, huy động vốn.
Theo bản cân đối kế toán, tài sản cố định chỉ có giá trị hơn 39 tỷ, bất động sản đầu tư hơn 42 tỷ, tài sản dang dở dài hạn gần 80 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất là nguồn đầu tư tài chính dài hạn, khoảng 7.600 tỷ đồng.
Tổng các khoản nợ phải trả dài hạn của An Quý Hưng là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 200 tỷ, còn 7.800 tỷ đồng là khoản nợ phải trả khác. Đây chính là khoản nợ phát sinh khi An Quý Hưng mua cổ phần của Vinaconex.
Câu hỏi đặt ra là những ai đã đồng ý cho An Quý Hưng vay một khoản tiền lớn như vậy trong khi tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ chưa đến 1.000 tỷ và tài sản có thể thế chấp để đảm bảo cho khoản vay khủng kia còn ít hơn rất nhiều lần?
Theo một số chuyên gia  trong lĩnh vực đầu tư tài chính, có những thủ thuật để vượt qua được tình huống này. Có thể, hồ sơ tài chính của An Quý Hưng chỉ để hợp thức hóa cho nguồn tiền dùng để mua cổ phần của Vinaconex và An Quý Hưng không phải là chủ thực sự của số cổ phần này nên không cần tài sản đảm bảo vẫn có thể vay được tiền để mua cổ phần. Đây chính là nguồn vốn mà những nhà đầu tư bí ẩn bỏ vào đứng sau “đại gia mới nổi.
Dòng vốn thứ hai có thể huy động thêm từ nguồn vay ngân hàng và margin chính cổ phiếu VCG tại các công ty chứng khoán để chuyển ngược lại cho nhà đầu tư góp vốn. Những nhà đầu tư đứng sau lưng có thể ứng tiền cho An Quý Hưng vay và An Quý Hưng sẽ phải thế chấp toàn bộ số cổ phần đã mua để đảm bảo trả khoản nợ dài hạn như thể hiện trong bản cân đối kế toán năm 2018 của doanh nghiệp này. Sau khi là chủ của Vinanconex thì với tư cách là cổ đông lớn của doanh nghiệp, tiền của Vinaconex có thể được rút ra sử dụng để trả nợ. Đó là cách khôn ngoan của những người kinh doanh kiểu tay không bắt giặc.
Huy động vốn để trả nợ?
Những thông tin mới nhất cho thấy, cổ đông An Quý Hưng của Vinaconex đang thực hiện chính sách mỡ nó rán nó” bằng việc sử dụng cổ phiếu tại Vinaconex để vay tiền. 
Theo nguồn tin mới nhất, Công ty TNHH An Quý Hưng cùng công ty con là Công ty TNHH An Quý Hưng Land đã thất bạitrong đợt huy động 5.300 tỷ vừa qua.
Cụ thể, An Quý Hưng chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu, với tài sản đảm bảo tương ứng là trên 125 triệu cổ phiếu VCG thuộc sở hữu của công ty TNHH An Quý Hưng. Trong khi đó, An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng, được đảm bảo bởi gần 130 triệu cổ phiếu VCG
Như vậy, An Quý Hưng và An Quý Hưng Land của ông Nguyễn Xuân Đông chào bán tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là 255 triệu cổ phiếu VCG, tương đương toàn bộ gần 58% cổ phần Vinaconex mà An Quý Hưng sở hữu sau thương vụ đấu giá đình đám vào tháng 11 năm ngoái. 
Tính theo giá thị trường, lô cổ phiếu này có giá gần 7.000 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo tốt, lãi suất cao tới 12%, nhưng An Quý Hưng không huy động được một đồng nào trên thị trường chính thức. Thất bại của đợt phát hành này phải chăng là phản ứng đầy hoài nghi của thị trường với những nhà đầu tư bí ẩn đứng sau An Quý Hưng.
Việc huy động vốn này để đầu tư hay để thực hiện việc trả nợ các khoản nợ lên tới 7.800 tỷ đồng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này, câu hỏi chắc không khó trả lời.
Về lý, việc An Quý Hưng cầm cố, thế chấp số cổ phần phần tại Vinaconex để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu, vay tiền hay thực hiện các giao dịch khác tưởng như là quyền của họ đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong công ty cổ phần, câu chuyện không đơn giản như vậy.
Việc cổ đông lớn của Vinaconex bị áp lực tài chính có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nhỏ hơn bởi chính các quyết định quản trị bị chi phối bởi cổ đông lớn. Cũng vì bộ máy quản trị mới do An Quý Hưng chi phối có những quyền hạn khủng mà việc thực hiện các quyền hạn, bộ máy quản trị có thể tạo rủi ro tiềm tàng. Đó là thực tế và cũng là lý do mà hai cổ đông pháp nhân của Vinaconex là Star Invest và Cường Vũ khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT Công ty, trong đó An Quý Hưng lấy quyền đa số tự bầu nắm giữ hết các vị trí Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát, gây rủi ro cho công ty. 
Từ câu chuyện dòng tiền bí ẩn đưa An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex và việc doanh nghiệp này mang toàn bộ số cổ phần đang sở hữu để huy động vốn, gây rủi ro tập trung cho Vinaconex khi toàn bộ cổ phần của cổ đông lớn hình thành từ tiền vay và sau đó mang thế chấp lấy tiền trả nợ. Nghịch lý các công ty lớn  bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nhỏ hơn nhiều lần đang diễn ra với An Quý Hưng và Vinaconex, dẫn đến những hệ luỵ và rủi ro không chỉ của những doanh nghiệp này mà cho cả thị trường.


Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

Nhóm quyền lực thâu tóm Vinaconex bán 5.300 tỷ đồng trái phiếu nhưng không ai mua




Công ty TNHH An Quý Hưng và An Quý Hưng land vừa xác nhận đã thất bại trong việc huy động 5.300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu. 

Cụ thể, An Quý Hưng đã chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, mệnh giá trái phiếu 1 triệu đồng/đơn vị. Lãi suất được tính 12%/năm, cao hơn mức gửi tiết kiệm của đa số các ngân hàng thương mại hiện nay. 
Tài sản đảm bảo là 125 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG). Tuy nhiên, công ty đã thất bại trong đợt phát hành này bởi không có một nhà đầu tư nào mua. 
Công ty TNHH An Quý Hưng Land cũng cùng chung hoàn cảnh khi không nhà đầu tư nào mua vào trái phiếu trong đợt phát hành. Theo kế hoạch An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, mệnh giá 1 triệu đồng/đơn vị, lãi suất 12%/năm. Tài sản đảm bảo là 129,85 triệu cổ phiếu VCG. 
Như vậy, kế hoạch huy động 5.300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo 255 triệu cổ phiếu VCG của An Quý Hưng đã hoàn toàn thất bại. Dù cho lượng cổ phiếu là tài sản đảm bảo chiếm tới 58% vốn điều lệ của Vinaconex, tính theo thị giá trên sàn, lô cổ phiếu trên có giá trị trên 7.000 tỷ đồng. 
Tuy vậy, đợt phát hành của nhóm An Quý Hưng vẫn không hấp dẫn được nhà đầu tư nào. Hiện VCG đang được giao dịch ở mức giá 26.700 đồng, tương ứng vốn hoá gần 12.000 tỷ đồng. 
Đợt huy động vốn quy mô lớn cuả nhóm An Quý Hưng được cho là có liên quan lớn đến vụ thâu tóm Vinaconex cuối năm 2018. Đây là một thương vụ thoái vốn lớn của Nhà nước cuối năm 2018 có quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. 
Nhóm An Quý Hưng khi đó đã chi ra 7.367 tỷ đồng để sở hữu 57,71% cổ phần của Vinaconex từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Đây là "cú sốc" với giới đầu tư khi đó bởi An Quý Hưng là một doanh nghiệp khá nhỏ so với quy mô thương vụ.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp được thành lập vào năm 2001 có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Tháng 4/2017, An Quý Hưng thực hiện tăng vốn lên 360 tỷ đồng và mới đây, vào ngày 12/11/2018, An Quý Hưng đã hoàn tất tăng vốn lên 500 tỷ đồng, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông - bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Sinh năm 1966, ông Nguyễn Xuân Đông không chỉ là ông chủ của An Quý Hưng mà còn là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vimeco, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát.
Gần đây cuộc "nội chiến" ở Vinaconex diễn ra gay gắt do sung đột giữa các nhóm cổ đông. Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest - hai cổ đông lớn lần lượt nắm 21,28% và 7,57% tại Vinaconex đã có yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội Đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019. Nhóm cổ đông này lo lắng vì nhóm quyền lực có dấu hiệu vì có dấu hiệu rút ruột tài sản công ty, ảnh hưởng quyền lợi cổ đông khác. 
Ngày 1/11/2019, Đại hội cổ đông bất thường của Vinaconex đã tiến hành miễn nhiệm và bầu cử thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ sau thương vụ nhà nước bán vốn thu về gần 10.000 tỷ cuối năm 2018.
Theo đó, cổ đông của Vinaconex có thay đổi như sau: An Quý Hưng nắm 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn. Ba cổ đông lớn này nắm hơn 87% vốn của Vinaconex.