Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Vì sao hàng loạt trang tin phản động bị đánh sập?


Người dân Việt Nam những ngày qua chia sẻ thông tin với sự phấn khích, vui mừng vì hàng loạt trang tin có lượng follow lớn của Việt Tân và bọn phản động lưu vong bị sập, tiêu biểu phải kể đến là website Việt Tân, fanpage Việt Tân, Nhật ký yêu nước do Hiệp Hòa Anthony T.Nguyễn và Phạm Đoan Trang làm chủ, ThứcFollower … Khá nhiều facebooker chia sẻ các bức ảnh khoe họ đã report facebook “Việt Tân” và không ngờ thành công.
Việc các trang tin này bị sập là cú sốc lớn đối với các tổ chức phản động vốn xem mạng Internet là vũ khí lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam và là công cụ để chúng điều hành, thao túng, chi phối, định hướng hoạt động của đám tay sai trong nước. Việc những trang này sập không chỉ mất đi vũ khí mà còn mất đi nguồn tài chính đã đầu tư dài hạn rất tốn kém hàng chục năm nay để nuôi dưỡng chúng của các tổ chức phản động ở hải ngoại này.
Ví dụ riêng fanpage Nhật ký yêu nước, do chính thành viên của nhóm này khi bất mãn với số cầm đầu là Hiệp Hòa Anthony T.Nguyễn và Phạm Đoan Trang đã tiết lộ cho thấy, chúng phải trả lương cho mỗi admin điều hành trang là 200 USD/tháng, mỗi trang này có hàng chục admin; chưa kể đầu tư tiền để mua like, mua share cho mỗi bài “trọng điểm”, cũng như mua quảng cáo từ các công ty dịch vụ Facebook để tạo “uy tín” cho trang. Có thể nói, để duy trì riêng fanpage “Nhật ký yêu nước” này, đám cầm đầu chắc chắn phải tốn từ 3000-5000 USD/tháng là tối thiểu.
Còn đối với website thì nuôi tốn kém hơn nhiều vì chúng phải trả tiền nuôi web, nuôi quảng cáo, nuôi nhân sự điều hành, nhất là phải trả tiền cho người viết bài, tối thiểu 30-50 USD/bài (giá bài chất lượng thấp như Trần Khải Thanh Thủy, Huỳnh Thục Vi tiết lộ), có thể tới 100-200 USD nếu phải trả cho những cây viết “có tiếng tăm” hay chất lượng tốt hơn.
Dễ hiểu việc những trang tin có sự đầu tư tốn kém này bị sập khiến chúng từ sốc tới điên cuồng. Còn nhớ khi trang facebook “Việt tân” bị sập do cộng đồng mạng report cách đây 2 năm, “Việt tân” đã vất vả ăn chầu nằm trực ở trụ sở Facebook, vận động các dân biểu tác động để xin phục hồi lại trang. Cay cú khiến chúng huy động tổng lực vào chiến dịch report đáp trả cộng đồng mạng Việt Nam. Cuộc đại chiến giữa 2 phe này khiến cả hai đều bị thiệt hại đếm không xuể khi các facebook có lượng friend, follow lớn của cộng đồng mạng yêu nước và facebook của đám tay chân “Việt Tân” đều bị sập.



Có thể nói, trong mấy ngày qua, “Việt tân” và tay chân đang bày tỏ thất vọng chán nản, đổ lỗi cho công ty facebook đã đáp ứng yêu cầu của Nhà nước Việt Nam khóa tài khoản 1,3 triệu thành viên của “Việt Tân” do Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua. Facebook Nguyễn Tường Thụy tán thán trên trang của “phát ngôn viên” Việt tân Hoàng Tứ Duy: “Trước đây, Việt Tân đã giúp nhiều facebooker ở Việt Nam lấy lại tài khoản khi bị DLV report. Nay thì chính Việt Tân bị khóa tài khoản. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới, Facebook một công ty của đất nước biểu tượng cho giá trị dân chủ lại làm việc kiểu này. Quá thất vọng”. Còn “Việt tân” động viên, an ủi đám tay chân rằng sẽ tức tốc vận động các nghị sỹ, dân biểu Hoa Kỳ gây áp lực với công ty Facebook mở lại fanpage của chúng và đồng bọn.
GĐTQT

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Luận bàn về căn nguyên của chiến dịch phản đối Dự luật An ninh Mạng!


Ngày 12 tháng 6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng. Luật quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan công an nhanh chóng phát hiện và xử lý các các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống nhà nước.

Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân chống Cộng đã phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, luồng dư luận phản đối dự luật An ninh Mạng chỉ được dẫn dắt bởi nhóm Trương Huy San và Lê Quang Đồng, cả hai đều là thành viên của các tổ chức RED Communication và Nhịp Cầu Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6, ba tổ chức khác, là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change đã đồng loạt nhập cuộc.
 
Kết quả hình ảnh cho phản đối dự luật an ninh mạng
Logo chiến dịch phản đối dự luật này do các nhóm của VOICE khởi xướng

Trong các tuần vừa qua, ba tổ chức này đã phối hợp hành động một cách rất nhuần nhuyễn với nhau. Cụ thể, ngày 11 tháng 6, Luật khoa Tạp chí đăng bài khẳng định rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang là “tác giả” của Luật An ninh Mạng, và luật này là “công cụ đấu tranh nội bộ”. Bài ký tên Hoàng Anh, một bút danh hoàn toàn mới trên trang Luật khoa, nên có thể là tên giả.

Chỉ một ngày sau đó, nhà thơ Hoàng Hưng của Diễn đàn Xã hội Dân sự đã viết một thư ngỏ, yêu cầu Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ban hành Luật An ninh Mạng để chỉnh sửa thêm. Cùng ngày, nhóm Hate Change cũng đăng một kiến nghị gửi Chủ tịch nước, có nội dung tương tự, và kêu gọi cộng đồng ký tên.

Cùng lúc đó, một số thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự, như Nguyễn Quang A và Lê Đăng Doanh, cũng tiếp tục tuyên truyền thông qua các đài, báo nước ngoài như VOA, RFI, Bloomberg…
Đây không phải là lần đầu tiên Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chí và Hate Change đang phối hợp hành động với nhau . Những người đứng đầu ba nhóm này, là Nguyễn Quang A, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang, đã cùng nhau đi vận động nước ngoài trước kỳ kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam vào năm 2014.
Trong tuần qua, Tổ Luật sư Toàn Thua của Trần Vũ Hải đã tích cực nhập cuộc cùng các nhóm kể trên. Cụ thể, ông Hải đã đứng đầu 74 luật sư ký kiến nghị phản đối vào ngày 11 tháng 6, yêu cầu công khai danh tính các đại biểu không bỏ phiếu thuận vào ngày 12 tháng 6, và tuyên truyền rằng nên kêu gọi Quốc hội hoãn thi hành luật để sửa luật vào ngày 13 tháng 6. Do sự vận động của 5 tổ chức này, việc chống Luật An ninh Mạng đã trở thành tâm điểm của phong trào chống Cộng Việt Nam, dù trước đó chẳng mấy ai quan tâm. Việc bản kiến nghị của Nguyễn Vi Yên thu được 44 nghìn chữ ký chỉ sau 4 ngày thể hiện rõ điều đó.

Hiện nay, các nhóm chống Cộng phản đối Luật An ninh Mạng đang sử dụng ba lập luận chính.

Thứ nhất, họ tuyên truyền rằng Luật An ninh Mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Khi làm vậy, họ đã lờ đi một thực tế, rằng chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn, ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia được trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype, thông qua chương trình do thám PRISM. Cần lưu ý rằng chương trình này cho phép NSA theo dõi dữ liệu của cư dân toàn cầu, chứ không chỉ của người dân Mỹ. Tương tự, trong chương trình nghe lén ECHELON, Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand có khả năng giám sát phần lớn các luồng thông tin điện thoại, fax và số liệu dân sự trên phạm vi toàn thế giới.
Trong mọi tập thể, tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với an ninh của tập thể. Vì vậy, mọi chính phủ đều phải tìm cách cân bằng giữa an ninh của tập thể và tự do của cá nhân, thông qua luật pháp. Khi đánh giá luật an ninh mạng, cần xem xét cả nhu cầu an ninh quốc gia và tình hình thế giới trên thực tế, chứ không thể chỉ dựa vào ba xu lý thuyết nhân quyền. Qua vụ bạo loạn ở Bình Thuận, có thể thấy nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam đang rất lớn.
Thứ hai, nhiều nhóm chống Cộng đang tuyên truyền rằng vì Luật An ninh Mạng buộc các công ty phải xin nhiều giấy phép hơn, và trao cho lực lượng công an quá nhiều quyền ra quyết định, nó vừa tạo cơ hội cho tham nhũng, vừa làm tăng vị thế của Bộ Công an. Lập luận này xuất phát từ Trương Huy San, và đang được dùng lại bởi Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập. Đây là một lo ngại hợp lý, vì quyền lực không bị hạn chế dễ dẫn đến lạm quyền. Chẳng hạn, chỉ hai tháng sau khi Hội Nhà báo Độc lập ra đời, chủ tịch Phạm Chí Dũng đã tự ý đẩy một hội phó và một ủy viên trái ý mình ra khỏi hội. Quốc hội và Bộ Công an nên bổ sung thêm các qui trình chống tham nhũng, lạm quyền cho công việc liên quan đến Luật An ninh Mạng, để đáp ứng những lo ngại hợp lý của ông Dũng và ông San.
Thứ ba, nhiều nhóm chống Cộng đang tích cực tung tin đồn rằng Luật An ninh Mạng sẽ cấm bán hàng online, hoặc sẽ khiến Facebook và Google rời khỏi Việt Nam. Đây là hai tin đồn thất thiệt. Người bán hàng online không hề bị ảnh hưởng bởi Luật An ninh Mạng, nếu họ nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp Việt Nam. Còn Facebook và Google đã đặt một số máy chủ ở Việt Nam từ năm 2014, nên những quy định mới trong luật có thể sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Chung quy rằng, Luật An ninh mạng ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào chống cộng, ảnh hưởng đến mọi chiến dịch "đấu tranh lật đổ cộng sản bằng vũ khí mạng", quan trọng nhất là ảnh hưởng đến Mỹ - quốc gia khai sáng "văn minh Internet", điều hành thế giới, thao túng thế giới bằng vũ khí Internet cũng như nơi có nhiều tập đoàn mạnh công nghệ phần mềm mạnh nhất thế giới, sẽ thiệt hại lớn nhất nếu các quốc gia đua nhau 'kiểm soát mạng', xoay xở thoát khỏi gọng kìm khống chế và kiểm soát "môi trường mạng" của Mỹ. VOICE là cánh tay nối dài của Việt Tân-nơi đang thực hiện chiến lược "thúc đẩy xã hội dân sự" nhằm tiêu tiền cho quỹ NED, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra các 'vòi bạch tuộc" của VOICE trong nước qua các chiến dịch do nó khởi xướng!

Đừng hỏi vì sao phía Mỹ dựng ngược lên khi chiến dịch phản đối dự luật An ninh mạng bị 'đuối' và không thu hút được dư luận quan tâm như dự luật về đặc khu!

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Bằng chứng biểu tình ở phía Nam do phản động giật dây, kích động



Một clip do một zận chủ là Vinh Nguyễn livestream sau khi được thả khỏi trụ sở công an do kích động và tham gia biểu tình phản đối dự luật về đặc khu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, các cuộc biểu tình này đều do nhóm chống đối cực đoan lâu nay ở các tỉnh phía Nam kích động, điều hành.

Xem clip https://www.facebook.com/ngoclan.tranhuynh.7/videos/132049461006632/

Trong clips này, Vinh Trần tự khoe là đồng bọn với Trương Hữu Lộc – một cựu quân VNCH, chống Nhà nước cực đoan nhiều năm qua;

+  là biểu tình viên chuyên nghiệp, thành phần nòng cốt tổ chức, kích động biểu tình, công an ở đây rất quen mặt;
+ than thở rằng anh ta đã tốn nhiều triệu đồng để đi “gom” đồng bọn từ nhiều địa điểm biểu tình khác nhau, trong đó có vụ biểu tỉnh ở công ty Pouyen, hàm ý khoe khoang vai trò “nòng cốt”, “tổ chức” các cuộc biểu tình và chi phí tốn kém cho việc thực hiện “vai trò” này (?!)
+ rằng nhiều đồng bọn của anh ta sợ hãi do bị ăn tin giả từ chính quyền nên bỏ cuộc, tránh né, lấy lý do “ốm đau”, “truyền nước”, kể cả một số “con chim đầu đàn”, “cầm đầu” dẫn đến không được đông đảo, hùng hậu như dự kiến;
+ rằng đang livestream với một Việt kiều Mỹ mà bị công an bắt;
+ khoe khoang rằng nhờ biểu tình nên dự thảo luật về đặc khu mới bị hoãn (kỳ thực đã hoãn từ ngày 8/6), nếu không TQ đã tràn ngập VN rồi, nay nhờ biểu tình mà Tàu chạy về nước hết rồi
+ Rằng bản thân anh ta bị đánh suýt chết nhiều lần, cả 4 ngày bị giam đều bị nằm viện, cấp cứu, gần như chết; rằng cả người giờ đầy thương tích nên phải uống thuốc giảm đau để livestream …chỉ 15 phút từ lúc rời khỏi trụ sở công an!?! Giờ rất đau, nói cũng đau, nhưng lát nữa rời taxi về nhà sẽ livestream tiếp!!!
Có thể thấy rằng, Vinh Nguyễn là một kẻ chống đối, phản động thực sự, đang cố khoe khoang “thành tích tổ chức biểu tình thành công” của mình với đồng bọn, có thể nói là rất nổ và có tính lòe bịp đám tài trợ hải ngoại về chi phí, về mức độ bị đàn áp (nói đau, thương tích đầy người đến mức suýt chết nhưng lại không thể trưng bày bất cứ vết tích nào trên người khi livestream ngoài mô tả chung chung đau đớn thể xác…bằng lời nói), khoa trương về năng lực chống cộng của bản thân, về sự hùng hậu của lực lượng biểu tình dự kiến, về ý đồ cố gắng dìm hàng những kẻ mà bị xem là “thủ lĩnh”, “có ảnh hưởng trong phong trào chống cộng” để làm nổi bản thân mình lên… Nhưng qua đó lại cho ta thấy rõ, toàn bộ việc tổ chức biểu tình các các tỉnh phía Nam có bàn tay cổ súy, kích động của chúng và kết luận của một ông cốp ở TP Hồ Chí Minh về biểu tình có bàn tay tổ chức của đám phản động là rất …ăn khớp!

Vụ livestream này cho ta thấy, đám cờ vàng hải ngoại một mặt vừa là thủ phạm kích động, cung cấp tài chính cho đám trong nước “tổ chức biểu tình”, vừa là “nạn nhân” cho các trò diễn xiếc, đu dây, lòe bịp của đám lưu manh, kiếm ăn nhờ “đấu tranh dân chủ” như Vinh Nguyễn này. Âu cũng là “mèo mả gà đồng” gặp nhau mà thôi. Khi nào chúng kích động được dân chúng, là tâng bốc công trạng với đám hải ngoại lên 9 tầng mây, rồi tranh giành ảnh hưởng, dìm hàng đồng bọn để làm nổi bật vai trò của mình lên một cách công khai, không giấu giếm. Nên dựa vào lời khoa trương của chúng về “thực lực lực lượng đối lập trong nước” và “báo cáo thành tích đấu tranh dân chủ” của chúng để rồi dốc ví, hầu bao hay gây quỹ ủng hộ chúng thì rõ là đám hải ngoại đã mắc bẫy và đang nuôi bầy kền kền rồi.

 Hoặc không chừng chúng cũng đang lợi dụng lẫn nhau mà thôi, thằng trong nước thì đong xèng “chủ hụi” ở hải ngoại, đám “chủ hụi” ở hải ngoại mượn lời “đong xèng” của đám trong nước để gom tiền, gây quỹ, rút cục lòe bịp các kiều bào thiếu thông tin về đất nước mà thôi.
GĐTQT

VOA có đứng sau kích động cuộc bạo loạn ở Bình Thuận?

Theo dõi đài VOA và những kẻ cầm đầu nổi loạn vừa bị bắt giữ cho thấy rõ, từ lâu VOA đã móc nối vào người dân  và kích động họ chống chính quyền. Vụ bạo loạn lần nay, VOA thể hiện rõ sự tiếp tay cho những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn.

Từ năm 2011, VOA đã đăng nhiều bài lên án các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân, nhất là từ năm 2015 khi xuất hiện các cuộc biểu tình chặn đường quốc lộ của dân Bình Thuận, VOA đã dành số lượng lớn bài báo đưa tin, bình luận, thổi phổng “thảm họa mất nước” và cổ vũ cho họ.



Ngay từ ngày đầu bạo loạn, các đối tượng đã được VOA phỏng vấn ngay giữa cuộc bạo loạn đã trả lời rất “đúng định hướng” và chủ trương của chiến dịch chống phá dự luật đặc khu do “phong trào dân chủ” trong và ngoài nước phát động. Mời các bạn nghe clip sau, một trong 2 người dân trả lời phỏng vấn tố cáo “chính quyền bán nước” rất đúng “kịch bản” và “nhuần nhuyễn”. Người trả lời phỏng vấn này chính là ông Nguyễn Văn Minh, một trong số những kẻ cầm đầu tổ chức cuộc bạo loạn đã bị công an Bình Thuận bắt.


Khi cuộc bao loạn có nguy cơ bị dập tắt, ngay lập tức, VOA liên tiếp đăng các bài phỏng vấn người dân không rõ danh tính, không rõ nguồn tin với hàm ý đe dọa nội dung đều trích dẫn lời của những “người dân” vô danh, đe dọa, mặc cả kiểu ““Chỉ cần họ [cảnh sát] rút, họ không đến đây nữa thì người dân sẽ không chống trả gì. Hồi sáng nay cũng vậy. Ngày hôm trước xảy ra, buổi tối họ rút về, và buổi sáng có sự tiếp viện [bên cảnh sát] thì người dân họ mới tiếp tục chống lại. Bây giờ chỉ cần chính quyền không có tăng cường gì nữa thì tự động mọi chuyện sẽ yên thôi” và “Đừng dùng đàn áp hay là bạo lực này kia. Tại vì người dân đi biển họ đối mặt với cái chết hàng ngày họ còn không sợ, bây giờ họ không có sợ”.

 
Thực tế, các đài truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt như VOA, RFA, BBC đều là các dự án “chiến tranh tuyên truyền” nhằm vào những quốc gia đối lập thể chế chính trị hoặc đối tượng cần “chuyển hóa” của Mỹ, phương Tây. Các cộng tác viên viết báo, những người trả lời phỏng vấn đều có ngân khoản hỗ trợ, có thể lên đến hàng trăm USD, thực tế cho thấy đều là hầu hết đều là những kẻ cầm đầu, cốt cán chống phá. Dễ hiểu những thông tin mà VOA có được đều từ những kẻ cầm đầu các cuộc nổi loạn này. HÌnh thức trả tiền cộng tác viên, trả tiền trả lời phỏng vấn cung cấp tin không khác nào hình thức hỗ trợ, cổ súy cho các thành phần chống đối. Trên thực tế, đã phát hiện nhiều chương trình huấn luyện kỹ năng hoạt động chống phá cho số trong nước do các đài này tổ chức, tiêu biểu như RFA. Mong rằng các cơ quan chức năng cần bám sát những thông tin từ các đài này, truy tìm ra những kẻ cầm đầu biểu tình, nổi loạn ở Bình Thuận cũng như các khu vực khác

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Ai đang điều hành chiến dịch phản đối Dự luật An ninh mạng?


Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận lần cuối về dự luật An ninh Mạng, trước khi biểu quyết thông qua vào ngày 12 tháng 6. Dự luật này quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan công anh nhanh chóng phát hiện và xử lý các các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống nhà nước.

Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân chống Cộng đã phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.

Trong hai tuần cuối tháng 5, luồng dư luận phản đối dự luật An ninh Mạng chỉ được dẫn dắt bởi nhóm phóng viên thân ông Trương Huy San, tức blogger Osin Huy Đức. Sang tuần vừa rồi, đã có hai nhóm nữa nhập cuộc với nhóm ông San. Cụ thể, ngày 2 tháng 6, nhóm ông Chu Hảo viết một thư phản đối, được báo Thanh Niên và Người Đô Thị đưa tin. Từ ngày 5 tháng 6, Luật khoa Tạp chí vừa đăng lại bài cũ, vừa có một số bài viết mới để phản đối dự luật. Ngày 7 tháng 6, nhóm Hate Change đăng một kiến nghị phản đối dự luật, và kêu gọi cộng đồng ký tên. Hiện nay, họ đã thu được 9000 chữ ký.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết bản kiến nghị này được soạn bởi Nguyễn Vi Yên, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1995. Từ ngày 30 tháng 4 năm 2014, Yên tham gia nhóm Tinh thần Khai minh, do ông Chu Hảo tài trợ. Từ tháng 3 năm 2017, Yên trở thành biên tập viên trang Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long. Ngoài ra, Yên cũng tham gia nhóm Hate Change, một nhóm do Đinh Thị Phương Thảo, hiện đang là cánh tay đắc lực của Trịnh Hội - ông chủ VOICE, vòi bạch tuộc của Việt Tân, thân Luật khoa Tạp chí(do Trịnh Hữu Long cũng từng là người điều hành VOICE). Từ đó dễ hiểu hầu hết các cánh tay thân cận, từng đi tập huấn VOICE trở về hay nhận dự án từ trung gian VOICE như nhóm Phong trào con đường Việt Nam đều nhất loạt chuyển hướng sang phản đối dự luật An ninh mạng như "thông điệp trung tâm" phát đi.

Chiến dịch phản đối dự luật An ninh Mạng cho thấy, những kẻ khởi xướng đã mắc phải hai hạn chế, bị dư luận bóc mẽ:

Thứ nhất, họ vẫn đưa tin không đầy đủ, đưa tin một chiều để đánh lừa dư luận. Chẳng hạn, họ lờ đi một thực tế, rằng chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn, ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia được trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype, thông qua chương trình do thám PRISM. Cần lưu ý rằng chương trình này cho phép NSA theo dõi dữ liệu của cư dân toàn cầu, chứ không chỉ của người dân Mỹ.
Trong mọi tập thể, tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với an ninh của tập thể. Vì vậy, mọi chính phủ đều phải tìm cách cân bằng giữa an ninh của tập thể và tự do của cá nhân, thông qua luật pháp. Khi đánh giá luật an ninh mạng, cần xem xét cả nhu cầu an ninh quốc gia và tình hình thế giới trên thực tế, chứ không thể chỉ dựa vào ba xu lý thuyết nhân quyền.


Thứ hai, nhiều người phản đối dự luật An ninh Mạng đang phát biểu một cách rất võ đoán và vô căn cứ. Chẳng hạn, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đang tuyên truyền rằng dự luật An ninh Mạng là một âm mưu của nhà nước, để đẩy Google và Facebook ra khỏi Việt Nam, nhằm dọn đường cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Ông Hưng nói sai sự thật, vì trong thực tế, Google và Facebook đang đặt một lượng lớn máy chủ ở Việt Nam, để đáp ứng những quy định mà luật An ninh Mạng có thể sẽ đưa ra. Như vậy, nếu Google và Facebook không bị đẩy ra khỏi Việt Nam sau khi luật An ninh Mạng được thông qua, chúng ta có thể nhìn Nguyễn Đăng Hưng như một kẻ vu cáo.
Thứ ba, dự luật An ninh mạng VN xem ra vẫn còn chậm chân, đi sau và cần học hỏi rất nhiều các nước phương Tây. Hãy xem bức ảnh dưới đây để thấy, mọi "thông tin" ra vào các nước EU đều bị kiểm soát bởi Chính phủ EU chặt như thế nào



Ngày 8/6/2018 vừa qua, ĐSQ Mỹ đã phát đi bản thông cáo báo chí phản đối dự luật An ninh mạng với ý do cản trở quyền tự do thông tin và "trái với các thỏa thuận trong hiệp định thương mại", cho thấy, sự quan tâm của Sứ quán Mỹ nhắm vào Luật An ninh mạng và dàn sai nha lâu nay vẫn "ăn lộc" từ quỹ NED đã đi trước một bước, dọn dư luận, nhưng chiến dịch này đã bị vụ phản đối dự luật đặc khu khiến nó chìm nghỉm. Với thông điệp phát đi từ phía Mỹ, dự rằng tuần sau cả cái phong trào zân chủ, cờ vàng sẽ ca chung một bài "phản đối luật an ninh mạng"!!!

Hãy đọc luật về an ninh mạng của Mỹ, Tây phương và đối chiếu với cái bản thông cáo báo chí kia mới thấy nó lố bịch, lấy thịt đè người ra sao. Xin thưa các anh chị trí thức, zân chủ, so với Trung Quốc, chưa biết Mỹ, Tây phương,ai cậy nước lớn hiếp nước nhỏ nhiều hơn đâu.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Ai kêu gọi biểu tình chống dự luật Đặc khu?




Gần đây, nhiều trang mạng đã đăng tải một lời kêu gọi “biểu tình chống Trung Quốc”. Theo lời kêu gọi, thì cuộc biểu tình sẽ diễn ra vào ngày 10/06/2018 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhằm phản đối Quốc hội thông qua dự luật Đặc khu Kinh tế mới, cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong thời hạn 99 năm. Những người ủng hộ đang tuyên truyền rằng đây là một cuộc biểu tình ôn hòa, hợp pháp, không có mục đích nào khác ngoài nêu ra mối lo về chủ quyền. Họ cũng tuyên bố rằng đây là cuộc biểu tình tự phát, không có người cầm đầu, không có người tổ chức.

Tuy nhiên, những tuyên bố vừa nêu đúng sự thật. Trong thực tế, cuộc biểu tình vào ngày 10/06 sắp tới đã được phát động bởi một tổ chức chống Cộng cực đoan, tôn sùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ.

Hiện nay, nhiều người đang lầm tưởng rằng lời kêu gọi biểu tình được phát đi từ fanpage Nhật Ký Yêu Nước. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết fanpage Đô Thành Sài Gòn mới là trang phát động biểu tình đầu tiên. Cụ thể, hồi 12h02’ ngày 06/06/2018, Admin 3T của trang Đô Thành Sài Gòn đăng một lời kêu gọi biểu tình, có nội dung như sau:

(Ảnh 01 - Lời kêu gọi biểu tình đầu tiên trên trang Đô Thành Sài Gòn)

Sau đó, trang Đô Thành Sài Gòn tiếp tục đưa ra địa điểm biểu tình trong phần comment. Đến 13h08’, trang này bổ sung "Bí quyết phòng thân cho người chưa có kinh nghiệm biểu tình" vào phần comment của post.


(Ảnh 02 - Nhóm Đô Thành Sài Gòn đã đưa ra địa điểm và thời gian biểu tình trước nhóm Nhật Ký Yêu Nước) 
       
Trong ngày 06/06/2018, báo Người Việt cũng xác nhận rằng trang Đô Thành Sài Gòn là nơi đầu tiên đăng lời kêu gọi biểu tình [2]. Trong khi đó, đến 19h34’ cùng ngày, lời biểu tình của trang Nhật Ký Yêu Nước mới được đăng lên. Vào thời điểm đó, lời kêu gọi của trang Đô Thành Sài Gòn đã được hơn 10.000 Likes trên Facebook.

Vào lúc 00h28’ ngày 07/06/2018, trang Đô Thành Sài Gòn sửa post, thay lời kêu gọi biểu tình của mình bằng lời kêu gọi của Nhật Ký Yêu Nước. Họ cũng xóa chữ ký của Admin 3T. Đây là một quyết định hợp lý, vì Nhật Ký Yêu Nước là trang có uy tín hơn trong việc kêu gọi biểu tình. Thêm nữa, Đô Thành Sài Gòn chỉ đưa ra địa điểm ở TP.HCM, trong khi Nhật Ký Yêu Nước có quyền kêu gọi trên cả nước.
Lúc 10h35’ ngày 08/06/2018, nhóm Đô Thành Sài Gòn bổ sung thêm một số địa điểm biểu tình mà trang Nhật Ký Yêu Nước không đề cập, nguyên văn như sau:
" * Địa điểm bổ sung do các nhóm tự phát khác:
+ Quảng Trị : nhà hát lớn TP Đông Hà
+ Đồng Nai : Quảng trường AMATA, Vincom Biên Hoà, ngã tư Tân phong.
+ Sài Gòn : khu vực công viên Hoàng Văn Thụ"
Trong đó, “công viên Hoàng Văn Thụ” là địa điểm biểu tình trong lời kêu gọi đầu tiên của Đô Thành Sài Gòn. Qua chi tiết này, có thể thấy nhóm Đô Thành Sài Gòn đang tổ chức biểu tình bằng mạng lưới của riêng mình, độc lập với lời kêu gọi của Nhật Ký Yêu Nước.

Ngoài ra, có thể thấy vì lời kêu gọi của Đô Thành Sài Gòn xuất hiện sớm hơn, nó có tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với của Nhật Ký Yêu Nước. Cụ thể, lời kêu gọi của Đô Thành Sài Gòn hiện có 133 nghìn lượt Likes, và 163 nghìn lượt Shares. Trong khi đó, lời kêu gọi của Nhật Ký Yêu Nước chỉ có 5,4 nghìn lượt Likes và 3.600 lượt Shares.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết rằng Đô Thành Sài Gòn là một nhóm chống Cộng cực đoan, tôn thờ lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ. Nhóm này có 9 người, biết danh tính của nhau, phân công nhau quản trị một fanpage và một group Facebook. Trong đó, hai nick Tony và 3T xưng là “Admin Tổng quản”, nắm quyền quyết định trong nhóm này. Qua các biểu hiện trên, có thể thấy cuộc biểu tình ngày 10/06 tới đây là hoạt động của một tổ chức bất hợp pháp. Nhóm này không đơn thuần muốn “chống Trung Quốc” hay “phản đối dự luật”, họ chỉ mượn những hoạt động đó để phục vụ mục đích chính trị riêng.

Cư dân mạng Việt Nam cần lưu ý sự thật này, để không tham gia các hoạt động phạm pháp.

(03 - Quan điểm chống Cộng của Admin 3T)

Chú thích:
[1] Lời kêu gọi biểu tình trên fanpage Đô Thành Sài Gòn - 06/06/2018, 12:02
[2] "Kêu gọi biểu tình ở Sài Gòn phản đối Luật Đặc Khu" - Người Việt, 06/06/2018




Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Văn Việt: Yêu nước – Chống Trung Quốc hay Chủ nghĩa dân tộc cực đoan?


Chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn là một mối nguy hiểm kinh hoàng đối với loài người. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều lần tư tưởng dân tộc cực đoan trỗi dậy và gây ra bao tang thương và nước mắt. Tới thời điểm hiện tại, các cuộc chiến tranh giữa những tộc người khác nhau vẫn luôn diễn ra không ngừng ở châu Phi, Trung Đông và những khu vực khác như châu Á và châu Âu thì luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sóng gió. Trước khi leo thang thành chiến tranh, tư tưởng dân tộc cực đoan thường len lỏi vào đám đông và khích động sự phẫn nộ của nhiều người dân với tinh thần yêu nước hơi thái quá. Trong những ngày vừa qua chúng ta đã được chứng kiến một biểu hiện như vậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và Văn Việt là một ví dụ. 

Ban vận động Văn đoàn độc lập, đang điều hành trang Văn Việt


Là một hội nhóm gồm các nhà văn, nhà thơ lề trái, thoát ly vì bất mãn với hội nhà văn và chính quyền, Văn Việt đã chọn cho mình đồng minh là Hoa Kỳ, Phương Tây và một vỏ bọc là tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc. Ngay từ tên gọi Văn Việt với sự nhấn mạnh của chữ Việt trong tộc Việt, Văn Việt đã khẳng định một vị trí là một sản phẩm của người Việt và tất nhiên họ sẽ chống lại sự bành trướng của người Hán. 

Trong suốt hơn một tuần vừa qua, mỗi ngày Facebook Văn Việt đăng tải khoảng chục bài để phản đối thông qua dự thảo luật đặc khu. Nhịp nhàng phối hợp với ông Nguyễn Quang A - nhà tài trợ chính cho "Văn Việt", Văn Việt nhiệt tình kêu gọi cộng đồng và đám đông của mình để ký vào bản yêu sách đòi huỷ bỏ dự thảo luật đặc khu. Tới thời điểm hiện tại, trên Fanpage của Văn Việt thông báo là đã thu thập được 1591 chữ ký sau ba đợt thu thập. Sự tích cực của Văn Việt không khỏi khiến độc giả hoài nghi vì trước đây Văn Việt đăng tải rất nhiều thành tích của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà mà nếu nhìn một cách thẳng thắn thì chính quyền VNCH đã mời Hoa Kỳ vào làm đặc khu của toàn bộ miền Nam vô thời hạn! Vậy nếu như bây giờ Việt Nam mở đặc khu và Hoa Kỳ vào thuê 99 năm, liệu Văn Việt có phản đối hay không? Thật khó trả lời vì Văn Việt vốn như một đám đông không có người lèo lái. Chỉ một động lực duy nhất thúc đẩy toàn bộ đám đông ấy và đó chính là tinh thần dân tộc cực đoan mà thôi. Yêu nước là phải chống Trung Quốc bằng bất cứ giá nào. Kể cả việc phải hợp tác với những người mà Văn Việt không đứng chung sân như Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Nguyễn Quang Thiều khi Văn Việt chia sẻ post của ông Nguyễn Quang Thiều phản đối dự thảo luật. Có lẽ các nhà văn ở nước ta lo ngại các chính trị gia, các chuyên gia kinh tế không đủ năng lực làm việc nên họ muốn đảm nhận luôn vai trò đưa ra các quyết sách của nước nhà. Thực tình không phải vậy, cả ông Thiều và Văn Việt đều là những người thân Mỹ và phương Tây. Họ sống bằng tiền tài trợ của Mỹ và phương Tây: Văn Việt thì hợp tác với Pen International còn Nguyễn Quang Thiều thì được tài trợ dịch thơ Mỹ và truyện với tác phẩm Khoảng thời gian không ngủvà truyện ngắn Úc với tác phẩm Chó hoàng Đingô. 

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đủ nguy hiểm trong một thế giới kết nối, không biên giới như hiện nay và lại càng nguy hiểm hơn khi nó được thúc đẩy bởi động cơ kinh tế và lợi ích cá nhân. Nó sẽ che mờ mọi suy nghĩ thấu đáo và đôi khi con người hành động vì lợi ích riêng của mình mà vẫn cứ ngỡ là đang hành động vì một lý tưởng cao cả nào đó. Văn Việt đã và đang mắc phải bẫy tâm lý này ngay từ khi nó thành lập cho tới nay. Sử dụng văn học, nghệ thuật và cái đẹp để phục vụ cho mục đích chính trị là một hành động tiểu nhân và khó có thể chấp nhận khi Văn Việt muốn trở thành một diễn đàn lành mạnh cho văn học nước ta. 

Tại sao ông Nguyễn Quang A và VPBank không mời Mỹ vào lập “đặc khu kinh tế” tại Việt Nam?

Cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn khi có những diễn biến mới. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, nước Mỹ không còn quá nhiệt tình đối với cuộc tranh giành tại biển Đông như dưới thời Obama. Ông Trump quan tâm nhiều hơn đối với tình hình trong nước hơn là những tham vọng bá quyền của Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Việt Nam. Chính vì điều này, Trung Quốc đã tranh thủ thời cơ thể hiện sức ảnh hưởng của mình bằng đại dự án “Một vành đai, một con đường” với tổng ngân sách lên tới hàng trăm tỉ đô la. Đứng trước sức nặng của nguồn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam vốn được gây dựng và chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ, như VPBank của ông Nguyễn Quang A là một ví dụ, đang phải đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp thị trường và doanh thu của mình. Là một người cứng rắn, ông Nguyễn Quang A không thể đứng im nhìn đứa con đẻ của mình lụi bại mà không làm gì. Các nguồn tiền từ Trung Quốc, đồng nghĩa với ảnh hưởng từ Trung Quốc sẽ thay thế những đồng tiền từ Hoa Kỳ đổ vào các ngân hàng thân phương Tây như VPBank của ông. Nếu dự luật “đặc khu kinh tế” được thông qua, đó sẽ là một mất mát to lớn đối với ông và đối với VPBank bởi Hoa Kỳ dưới thời của tổng thống Trump khác xa với Hoa Kỳ dưới thời Obama. 

Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang A, cờ vàng


Chưa có tên doanh nghiệp nào của Trung Quốc hay Mỹ đang đầu tư vào 3 đặc khu 

Kể từ ngày 29 tháng 5 tới nay, ông Nguyễn Quang A liên tục chia sể trên Facebook cá nhân của mình các kêu gọi huỷ bỏ luật đặc khu kinh tế. Ông không tiếc sử dụng những từ ngữ thô tục để nhắm tới những người đang đương chức phụ trách soạn thảo dự luật đặc khu kinh tế là “lũ bán nước”, “bọn dối trá”…Tính tới ngày 6/6 ông và diễn đàn Xã hội dân sự đã kêu gọi được tới hơn 1000 chữ ký của đủ mọi thành phần từ tri thức tới các bloggers, các nhà báo…Không biết là trong 6 ngày tới, trước khi quốc hội chính thức quyết định có thông qua hay không dự thảo luật đặc khu, ông Nguyễn Quang A sẽ còn giở thêm chiêu trò gì khác để thúc giục ngày càng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, phản đối dự thảo luật này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng ông Nguyễn Quang A sẽ không dừng lại trước khi cứu đứa con VPBank mà ông và Hoa Kỳ đã đổ bao nhiêu tâm huyết. 

VPBank là ngân hàng được thành lập từ năm 1993, lúc đầu có tên là Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có lẽ sự ra đời của ngân hàng này là để cung cấp nguồn tài chính để duy trì sự hoạt động của các công ty mà ông đã sáng lập vào cuối thập niên 80. Ngân hàng VPBank ra đời tất nhiên sẽ nhận được nguồn tài trợ nhiều từ Hoa Kỳ, lúc bấy giờ đang có đà ảnh hưởng lên Việt Nam sau khi Liên Xô sụp đổ và tổng thống Bill Clinton rất coi trọng Việt Nam. Bằng tài năng chèo lái của mình, VPBank giờ đây đã trở thành một trong những ngân hàng có doanh thu nhiều nhất Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Quang A không còn đảm nhiệm chức vụ gì nữa tại VPBank nhưng nguồn tài sản triệu đô mà ông khoe khi ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016 thì chủ yếu vẫn nằm tại đây. Dưới thời Obama, danh tiếng của ông Nguyễn Quang A đã lên tới đỉnh điểm và ngân hàng VPBank cũng đã tăng tốc ngoạn mục với sự hỗ trợ từ công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey (Hoa Kỳ). Mới năm ngoái thôi, IFC của Ngân hàng Thế giới đã quyết định đầu tư cho các start-up nhỏ và vừa tại Việt Nam một khoản tiền là 57 triệu đô la Mỹ, mà trước đó vài tháng họ cũng đã đầu tư 125 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam, cả hai lần đều thông qua VPBank. Thêm nữa, một ứng dụng đang khá hot hiện nay bởi sự quảng cáo rầm rộ chính là ứng dụng ngân hàng trực tuyến Timo, một start-up do Claude Spiese (Hoa Kỳ gốc Đức) sáng lập, cũng đã được VPBank chống lưng nhằm thâu tóm thị trường Việt Nam. 

Với hàng triệu đô la đầu tư của mình vào VPBank, hiển nhiên Mỹ không muốn nhìn thấy VPBank lép vé trước sức nặng của nhân dân tệ tới từ dự án “Một vành đai, một con đường”. Mỹ cũng không muốn nhìn thấy ông Nguyễn Quang A lép vế khi ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ với họ vào năm 2016 như vậy. 

Có lẽ không cần phải nói nhiều về mối liên hệ giữa ông Nguyễn Quang A với Mỹ, vì nó quá hiển nhiên, nhưng câu hỏi cần đặt ra đó là tại sao ông Nguyễn Quang A và VPBank không mời Mỹ vào lập “đặc khu kinh tế” tại Việt Nam. Có lẽ câu trả lời nằm ở Tổng thống Donald Trump. Một khi tổng thống Trump không quá mặn mà với Việt Nam thì chẳng thể có quá nhiều đô la Mỹ đổ vào Việt Nam đâu. Hiện nay, chúng ta chỉ có cơ hội lấy nhân dân tệ nhưng lấy như thế nào cho thông minh mới là cái phải đưa ra để bàn vào lúc này.