Cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn khi có những diễn biến mới. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, nước Mỹ không còn quá nhiệt tình đối với cuộc tranh giành tại biển Đông như dưới thời Obama. Ông Trump quan tâm nhiều hơn đối với tình hình trong nước hơn là những tham vọng bá quyền của Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Việt Nam. Chính vì điều này, Trung Quốc đã tranh thủ thời cơ thể hiện sức ảnh hưởng của mình bằng đại dự án “Một vành đai, một con đường” với tổng ngân sách lên tới hàng trăm tỉ đô la. Đứng trước sức nặng của nguồn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam vốn được gây dựng và chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ, như VPBank của ông Nguyễn Quang A là một ví dụ, đang phải đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp thị trường và doanh thu của mình. Là một người cứng rắn, ông Nguyễn Quang A không thể đứng im nhìn đứa con đẻ của mình lụi bại mà không làm gì. Các nguồn tiền từ Trung Quốc, đồng nghĩa với ảnh hưởng từ Trung Quốc sẽ thay thế những đồng tiền từ Hoa Kỳ đổ vào các ngân hàng thân phương Tây như VPBank của ông. Nếu dự luật “đặc khu kinh tế” được thông qua, đó sẽ là một mất mát to lớn đối với ông và đối với VPBank bởi Hoa Kỳ dưới thời của tổng thống Trump khác xa với Hoa Kỳ dưới thời Obama.
Chưa có tên doanh nghiệp nào của Trung Quốc hay Mỹ đang đầu tư vào 3 đặc khu
Kể từ ngày 29 tháng 5 tới nay, ông Nguyễn Quang A liên tục chia sể trên Facebook cá nhân của mình các kêu gọi huỷ bỏ luật đặc khu kinh tế. Ông không tiếc sử dụng những từ ngữ thô tục để nhắm tới những người đang đương chức phụ trách soạn thảo dự luật đặc khu kinh tế là “lũ bán nước”, “bọn dối trá”…Tính tới ngày 6/6 ông và diễn đàn Xã hội dân sự đã kêu gọi được tới hơn 1000 chữ ký của đủ mọi thành phần từ tri thức tới các bloggers, các nhà báo…Không biết là trong 6 ngày tới, trước khi quốc hội chính thức quyết định có thông qua hay không dự thảo luật đặc khu, ông Nguyễn Quang A sẽ còn giở thêm chiêu trò gì khác để thúc giục ngày càng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, phản đối dự thảo luật này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng ông Nguyễn Quang A sẽ không dừng lại trước khi cứu đứa con VPBank mà ông và Hoa Kỳ đã đổ bao nhiêu tâm huyết.
VPBank là ngân hàng được thành lập từ năm 1993, lúc đầu có tên là Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có lẽ sự ra đời của ngân hàng này là để cung cấp nguồn tài chính để duy trì sự hoạt động của các công ty mà ông đã sáng lập vào cuối thập niên 80. Ngân hàng VPBank ra đời tất nhiên sẽ nhận được nguồn tài trợ nhiều từ Hoa Kỳ, lúc bấy giờ đang có đà ảnh hưởng lên Việt Nam sau khi Liên Xô sụp đổ và tổng thống Bill Clinton rất coi trọng Việt Nam. Bằng tài năng chèo lái của mình, VPBank giờ đây đã trở thành một trong những ngân hàng có doanh thu nhiều nhất Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Quang A không còn đảm nhiệm chức vụ gì nữa tại VPBank nhưng nguồn tài sản triệu đô mà ông khoe khi ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016 thì chủ yếu vẫn nằm tại đây. Dưới thời Obama, danh tiếng của ông Nguyễn Quang A đã lên tới đỉnh điểm và ngân hàng VPBank cũng đã tăng tốc ngoạn mục với sự hỗ trợ từ công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey (Hoa Kỳ). Mới năm ngoái thôi, IFC của Ngân hàng Thế giới đã quyết định đầu tư cho các start-up nhỏ và vừa tại Việt Nam một khoản tiền là 57 triệu đô la Mỹ, mà trước đó vài tháng họ cũng đã đầu tư 125 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam, cả hai lần đều thông qua VPBank. Thêm nữa, một ứng dụng đang khá hot hiện nay bởi sự quảng cáo rầm rộ chính là ứng dụng ngân hàng trực tuyến Timo, một start-up do Claude Spiese (Hoa Kỳ gốc Đức) sáng lập, cũng đã được VPBank chống lưng nhằm thâu tóm thị trường Việt Nam.
Với hàng triệu đô la đầu tư của mình vào VPBank, hiển nhiên Mỹ không muốn nhìn thấy VPBank lép vé trước sức nặng của nhân dân tệ tới từ dự án “Một vành đai, một con đường”. Mỹ cũng không muốn nhìn thấy ông Nguyễn Quang A lép vế khi ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ với họ vào năm 2016 như vậy.
Có lẽ không cần phải nói nhiều về mối liên hệ giữa ông Nguyễn Quang A với Mỹ, vì nó quá hiển nhiên, nhưng câu hỏi cần đặt ra đó là tại sao ông Nguyễn Quang A và VPBank không mời Mỹ vào lập “đặc khu kinh tế” tại Việt Nam. Có lẽ câu trả lời nằm ở Tổng thống Donald Trump. Một khi tổng thống Trump không quá mặn mà với Việt Nam thì chẳng thể có quá nhiều đô la Mỹ đổ vào Việt Nam đâu. Hiện nay, chúng ta chỉ có cơ hội lấy nhân dân tệ nhưng lấy như thế nào cho thông minh mới là cái phải đưa ra để bàn vào lúc này.
Thì ra ông a thẹo này là cha đẻ của vpibank.Bây giờ không làm gì nhưng ông ta có cổ phần lớn ở đấy.Thẩn nào ông ta chống lưng cho nhiều tổ chức chống đối trong nước.Hội văn việt của anh Ngọc cũng hưởng cái trợ cấp này và từ đấy mấy anh VNS rửng mỡ dám làm nhiều chuyện động trời là lộn ngược lịch sử...Có tiền là có rượu có khoản mát tươi các anh văn sỹ tăng tuổi thọ,nghĩ ra lắm chiêu,rút ruột các nhân sỹ trong HNV của HƯU THỈNH sang băng mình.
Trả lờiXóa