Ngày 29 tháng 5 năm
2018, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận lần cuối về dự luật An ninh Mạng, trước
khi biểu quyết thông qua vào ngày 12 tháng 6. Dự luật này quy định rằng các
công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu
trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này
cho phép cơ quan công anh nhanh chóng phát hiện và xử lý các các dữ liệu có dấu
hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết
hoặc trang Facebook có nội dung chống nhà nước.
Từ nửa năm nay, nhiều
tổ chức và cá nhân chống Cộng đã phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt.
Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và
quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự
luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.
Trong hai tuần cuối
tháng 5, luồng dư luận phản đối dự luật An ninh Mạng chỉ được dẫn dắt bởi nhóm
phóng viên thân ông Trương Huy San, tức blogger Osin Huy Đức. Sang tuần vừa rồi,
đã có hai nhóm nữa nhập cuộc với nhóm ông San. Cụ thể, ngày 2 tháng 6, nhóm ông
Chu Hảo viết một thư phản đối, được báo Thanh Niên và Người Đô Thị đưa tin. Từ
ngày 5 tháng 6, Luật khoa Tạp chí vừa đăng lại bài cũ, vừa có một số bài viết mới
để phản đối dự luật. Ngày 7 tháng 6, nhóm Hate Change đăng một kiến nghị phản đối
dự luật, và kêu gọi cộng đồng ký tên. Hiện nay, họ đã thu được 9000 chữ ký.
Qua tìm hiểu, chúng
tôi được biết bản kiến nghị này được soạn bởi Nguyễn Vi Yên, sinh ngày 10 tháng
12 năm 1995. Từ ngày 30 tháng 4 năm 2014, Yên tham gia nhóm Tinh thần Khai
minh, do ông Chu Hảo tài trợ. Từ tháng 3 năm 2017, Yên trở thành biên tập viên
trang Luật khoa Tạp chí của Trịnh Hữu Long. Ngoài ra, Yên cũng tham gia nhóm
Hate Change, một nhóm do Đinh Thị Phương Thảo, hiện đang là cánh tay đắc lực của Trịnh Hội - ông chủ VOICE, vòi bạch tuộc của Việt Tân, thân Luật khoa Tạp chí(do Trịnh Hữu Long cũng từng là người điều hành VOICE). Từ đó dễ hiểu hầu hết các cánh tay thân cận, từng đi tập huấn VOICE trở về hay nhận dự án từ trung gian VOICE như nhóm Phong trào con đường Việt Nam đều nhất loạt chuyển hướng sang phản đối dự luật An ninh mạng như "thông điệp trung tâm" phát đi.
Chiến dịch phản
đối dự luật An ninh Mạng cho thấy, những kẻ khởi xướng đã mắc phải hai hạn chế, bị dư luận bóc mẽ:
Thứ nhất, họ vẫn
đưa tin không đầy đủ, đưa tin một chiều để đánh lừa dư luận. Chẳng hạn, họ lờ
đi một thực tế, rằng chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang kiểm soát
dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn, ở Mỹ, Cơ
quan An ninh Quốc gia được trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft,
Apple và Skype, thông qua chương trình do thám PRISM. Cần lưu ý rằng chương
trình này cho phép NSA theo dõi dữ liệu của cư dân toàn cầu, chứ không chỉ của
người dân Mỹ.
Trong mọi tập thể,
tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với an ninh của tập thể. Vì vậy, mọi chính phủ đều
phải tìm cách cân bằng giữa an ninh của tập thể và tự do của cá nhân, thông qua
luật pháp. Khi đánh giá luật an ninh mạng, cần xem xét cả nhu cầu an ninh quốc
gia và tình hình thế giới trên thực tế, chứ không thể chỉ dựa vào ba xu lý thuyết
nhân quyền.
Thứ hai, nhiều người
phản đối dự luật An ninh Mạng đang phát biểu một cách rất võ đoán và vô căn cứ.
Chẳng hạn, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đang tuyên truyền rằng dự luật An ninh Mạng
là một âm mưu của nhà nước, để đẩy Google và Facebook ra khỏi Việt Nam, nhằm dọn
đường cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Ông Hưng nói sai sự thật, vì trong thực
tế, Google và Facebook đang đặt một lượng lớn máy chủ ở Việt Nam, để đáp ứng những
quy định mà luật An ninh Mạng có thể sẽ đưa ra. Như vậy, nếu Google và Facebook
không bị đẩy ra khỏi Việt Nam sau khi luật An ninh Mạng được thông qua, chúng
ta có thể nhìn Nguyễn Đăng Hưng như một kẻ vu cáo.
Thứ ba, dự luật An ninh mạng VN xem ra vẫn còn chậm chân, đi sau và cần học hỏi rất nhiều các nước phương Tây. Hãy xem bức ảnh dưới đây để thấy, mọi "thông tin" ra vào các nước EU đều bị kiểm soát bởi Chính phủ EU chặt như thế nào
Thứ ba, dự luật An ninh mạng VN xem ra vẫn còn chậm chân, đi sau và cần học hỏi rất nhiều các nước phương Tây. Hãy xem bức ảnh dưới đây để thấy, mọi "thông tin" ra vào các nước EU đều bị kiểm soát bởi Chính phủ EU chặt như thế nào
Ngày 8/6/2018 vừa qua, ĐSQ Mỹ đã phát đi bản thông cáo báo chí phản đối dự luật An ninh mạng với ý do cản trở quyền tự do thông tin và "trái với các thỏa thuận trong hiệp định thương mại", cho thấy, sự quan tâm của Sứ quán Mỹ nhắm vào Luật An ninh mạng và dàn sai nha lâu nay vẫn "ăn lộc" từ quỹ NED đã đi trước một bước, dọn dư luận, nhưng chiến dịch này đã bị vụ phản đối dự luật đặc khu khiến nó chìm nghỉm. Với thông điệp phát đi từ phía Mỹ, dự rằng tuần sau cả cái phong trào zân chủ, cờ vàng sẽ ca chung một bài "phản đối luật an ninh mạng"!!!
Hãy đọc luật về an ninh mạng của Mỹ, Tây phương và đối chiếu với cái bản thông cáo báo chí kia mới thấy nó lố bịch, lấy thịt đè người ra sao. Xin thưa các anh chị trí thức, zân chủ, so với Trung Quốc, chưa biết Mỹ, Tây phương,ai cậy nước lớn hiếp nước nhỏ nhiều hơn đâu.
Hãy đọc luật về an ninh mạng của Mỹ, Tây phương và đối chiếu với cái bản thông cáo báo chí kia mới thấy nó lố bịch, lấy thịt đè người ra sao. Xin thưa các anh chị trí thức, zân chủ, so với Trung Quốc, chưa biết Mỹ, Tây phương,ai cậy nước lớn hiếp nước nhỏ nhiều hơn đâu.
https://www.facebook.com/ToiYeuCongAnNhanDanVietNam/posts/1725845327529647
Trả lờiXóa