Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bác bỏ mọi sự xuyên tạc.

  

Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) vừa công bố báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, trong đó tiếp tục đưa ra các nhận định thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam, như cho rằng chính quyền Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp”, “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”, “sách nhiễu, bức hại”, “ép buộc”, “tước đoạt tài sản”... Với những thông tin thiếu khách quan đó, USCIRF lại tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt - CPC”. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam những năm qua đã bác bỏ mọi nhận định, đánh giá sai lệch này.



Tính đến năm 2022, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam); có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự(8)Hàng năm, trên cả nước có trên 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; hiện các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên 800 cơ sở bảo trợ xã hội, 300 trường mầm non.... 

Từ năm 2018 - 2021, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã cấp phép xuất bản 2.027 ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng với 7.006.240 bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp và tiếng dân tộc thiểu số; có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động. 

Các hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc; thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hàng năm... đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng mở rộng, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng gần 2.000 lượt cá nhân tôn giáo xuất cảnh tham gia khoá đào tạo ở nước ngoài, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến tôn giáo; gần 500 đoàn nước ngoài với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu hướng dẫn tại cơ sở thờ tự tại Việt Nam, tham dự các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tổ chức. Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với trên 1000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ và hàng vạn người tham dự. Các lễ hội của Công giáo, Tin lành như: Đại hội đồng Giám mục Á châu; Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam; phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức Hội thảo “Tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ”..

Bên cạnh đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp của Việt Nam đã đón và làm việc với nhiều tổ chức, chức sắc tôn giáo trong nước và quốc tế cùng các tổ chức nước ngoài như: Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE), Tập đoàn truyền thông Đức (WAZ), tổ chức nhân quyền tôn giáo quốc tế... đến trao đổi, tìm hiểu tình hình tôn giáo, chính sách và pháp luật tôn giáo của Việt Nam; trao đổi các vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm. Trong các hoạt động đó, các tổ chức tôn giáo lớn đều bày tỏ thiện chí, ủng hộ, đồng tình với những chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; mong muốn các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phát huy tinh thần “tốt Đời đẹp Đạo” - đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Từ những lý do nêu trên để chúng ta tiếp tục khẳng định, những “lý lẽ” và cái gọi là “khuyến nghị” của USCIRF “đưa Việt Nam vào danh sách CPC” chỉ là cách nhìn phiến diện, chủ quan, thiếu thiện chí. Các bài viết “a dua” “ăn theo” đăng tải trên các trang mạng phản động thực chất chỉ là sự “thêm bớt”, “xuyên tạc”, cố tình “vẽ rắn thêm chân” của các thế lực phản động, thù địch cũng như những thành phần bất mãn nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Chúng ta cần kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét