Đầu tháng 5/2023, Ủy ban
Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) lại phát hành báo cáo đưa ra các nhận định thiếu khách quan,
sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam, dựa vào đó tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ
đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt - CPC”. Với cách nhìn phiến diện, thiếu thiện chí,
USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp”, “đàn
áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”, “sách nhiễu, bức hại”, “ép buộc”, “tước
đoạt tài sản”... Theo đó, những cái gọi là tổ chức/hội/nhóm “tôn giáo độc lập”
đã được USCIRF “xướng tên” để “làm ví dụ” như “Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất”, “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”, “Cao Đài Chơn truyền”, “Phật giáo
Hòa Hảo độc lập”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Pháp Luân Công”, “Đạo Hà Mòn”, “Hội
thánh Đức Chúa Trời”... Thực chất, đây là những tổ chức khoác áo tôn giáo, hoạt
động trái pháp luật, không được Nhà nước công nhận và không được cấp đăng ký
hoạt động tôn giáo; trong đó có nhiều hội/nhóm tà đạo, giả danh, đội lốt tín
ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.
Lợi dụng việc này, các trang mạng phản động đã đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Đối với những cá nhân mà USCIRF cho là “tù
nhân tôn giáo”. Họ là ai?
Đây là một số người Thượng và người Mông theo đạo Tin
Lành (Tin Lành Đềga) và một số chức sắc trong các tôn giáo có những hoạt động
sai trái, vi phạm cả việc Đạo và Đời, bị xử lý theo pháp luật hiện hành của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những cá nhân này cũng đã bị các tổ
chức tôn giáo kỷ luật, tín đồ lên án, tẩy chay...
Theo giọng điệu của các trang mạng phản động,
những “nhận định” của USCIRF được “Giới hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam
bày tỏ sự đồng tình”. Tuy nhiên, cái gọi là “Giới hoạt động cho tự do tôn
giáo...” lại chỉ là những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
Hành động của USCIRF không chỉ là đánh giá
không chính xác, thiếu thiện chí về tình hình tôn giáo ở Việt Nam của USCIRF; mà
còn là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
USCIRF là cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội
Mỹ thành lập và là “cánh tay nối dài” của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm phục vụ cho
việc “cải thiện nhân quyền” ở các nước mà Mỹ cho là “cần quan tâm đặc biệt”. Từ
năm 2012 đến nay, Việt Nam liên tục bị USCIRF đề nghị đưa vào danh sách “Các
nước cần quan tâm đặc biệt - CPC” bất chấp những thành tựu về đảm bảo các các
quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi
nhận. Trong các báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo tại Việt Nam, USCIRF thường
đưa ra những nhận định sai lệch, rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo trong nước”.
Cùng với việc lớn tiếng phê phán “chính quyền và công an Việt Nam vi phạm nhân
quyền”, USCIRF còn thể hiện “sự quan tâm đặc biệt” đến những kẻ mà họ gọi là
“tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” - thực chất đây chỉ là các đối tượng vi
phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và khối đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Hiến chương Liên hợp quốc, Khoản 7, Điều 2 đã
nêu rõ: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào”. Theo đó, không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác cũng là
nghĩa vụ đặt ra cho tất cả các thành viên cộng đồng quốc tế.
“Công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc
gia” là các phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở chủ
quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ những hoạt động mang tính chất đối nội, đối
ngoại và được tiến hành phù hợp với luật pháp của đất nước đó cũng
như pháp luật quốc tế; trong đó có việc quản lý điều hành hoạt
động của xã hội theo quy định của pháp luật quốc gia. “Nguyên tắc không
can thiệp vào công việc nôi bộ”bao gồm nhiều nội dung, như: Cấm can
thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe doạ can thiệp khác nhằm chống
lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia; Cấm
dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biên pháp khác để bắt buộc quốc
gia khác phụ thuộc vào mình; Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại
hoặc khủng bố nhằm lạt đổ chính quyền của quốc gia khác; Cấm can thiệp vào cuộc
đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn
cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá phù hợp với nguyện vọng
của dân tộc.
Như vậy, việc pháp luật Việt Nam xử lý các đối
tượng có hành vi chống phá Nhà nước, trong đó có các đối tượng lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chống phá, là công việc nội bộ của Việt Nam. Việc các tổ
chức/hội/nhóm hải ngoại lớn tiếng rêu rao, “vinh danh” những kẻ vi phạm pháp
luật, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không chỉ là hành vi can
thiệp một cách vô lý vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập, có chủ
quyền, mà còn thể hiện một thái độ thiếu thiện chí, cố tình hướng lái dư luận
theo những mục đích xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét