Phó Thủ
tướng khẳng định phương châm của Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền của Việt
Nam là “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con
người cho tất cả mọi người”. Từ đó, Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các nước cần
thông hiểu và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau, cùng đoàn kết, đối thoại
và hợp tác để giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở đề cao chủ nghĩa đa phương,
tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là lập trường thống nhất và xuyên
suốt được Việt Nam khẳng định mọi nơi, mọi diễn đàn về nhân quyền, hợp tác và
phát triển, bất chấp việc một số thế lực thiếu thiện chí vẫn luôn ác ý, nuôi
dưỡng tham vọng áp đặt “tiêu chí nhân quyền” của nước này lên nước khác.
Cụ thể hơn, trong phát biểu của mình tại phiên
khai mạc Kỳ họp thường niên thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Phó Thủ
tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thông báo những thành tựu mạnh mẽ của Việt Nam
trong lĩnh vực nhân quyền, đồng thời kêu gọi các quốc gia tôn trọng sự khác
biệt, thúc đẩy đối thoại, không chính trị hoá và áp đặt, nhằm chung tay giải
quyết các vấn đề toàn cầu, với con người là trung tâm của hành động.
Với vị thế ngày một nâng cao trên trường quốc tế, tâm thế của Việt
Nam khi tham gia các cuộc đối thoại, làm việc với các nước về các vấn đề liên
quan đến nhân quyền, dân tộc, tôn giáo được nâng lên một tầm cao mới: chủ động,
tự tin, thẳng thắn, mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần đối ngoại "cây
tre" và đạt được nhiều thành tựu.
Đáng kể đến là việc nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh
Vatican, thông qua Thoả thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn
phòng đại diện thường trú Toà thánh tại Việt Nam. Hay dựa trên tiền đề mối quan
hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong chuyến thăm Hoa
Kỳ của Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo, ta đã chủ động thông tin
cho phía bạn những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; đồng thời đề nghị phía bạn cần thu thập thông tin về tình hình bảo đảm
quyền con người ở Việt Nam qua kênh chính thống là các cơ quan đại diện ngoại
giao của Việt Nam tại các nước, không để các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa hai nước…
Bên cạnh đó, đối thoại nhân
quyền thường niên Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - EU, Việt Nam - Australia ngày
càng đi vào chiều sâu, thực chất. Một mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chính
thống về tình nhân quyền Việt Nam cho các đối tác, mặt khác đấu tranh, phản
biện hiệu quả những thông tin sai lệch, đi đến tháo gỡ những vướng mắc, thống
nhất nhận thức chung, tôn trọng tính đặc thù về nhân quyền của các bên, để thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực nhân quyền, đóng góp vào phát triển quan
hệ song phương
Thời gian qua, các thế lực thù
địch, đối tượng chống đối luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, nhất là
việc Việt Nam xét xử các đối tượng chống đối vi phạm pháp luật… để tán phát
thông tin bịa đặt, sai trái về công tác bảo đảm quyền con người của Việt Nam,
vận động các nước can thiệp, gây sức ép với ta, nhất là nhân các sự kiện chính
trị quan trọng, trước thềm các đối thoại nhân quyền… nhằm vẽ ra bức tranh “tối
màu” về tình hình nhân quyền Việt Nam, hạ thấp uy tín của nước ta. Việt Nam hiểu sắc sắc yêu cầu tăng cường đối thoại và tôn trọng sự
khác biệt trong hợp tác thúc đẩy nhân quyền đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam
trong hòa nhập và tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với Việt Nam ra sao. Sự
kiên trì và quyết tâm theo đuổi, lan tỏa chủ trương này là mục tiêu cao cả mà
Việt Nam tham gia vào Hội đồng nhân quyền LHQ mong muốn đạt được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét